5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt

Ngày 23/06/2020 14:42 PM (GMT+7)

Tình trạng hoa quả bị phun tưới, tẩm các hóa chất để giữ được vẻ tươi ngon, hấp dẫn luôn khiến các chị em bối rối mỗi khi lựa chọn hoa quả sạch cho gia đình.

Mọi người vẫn truyền tai nhau câu nói "mùa nào thức nấy". Quả thực, hoa quả theo mùa thường tươi ngon và ít có nguy cơ bị tẩm ướp hóa chất hơn. Dù vậy, trên thị trường hiện nay nhiều người bán hàng vẫn chọn cách chạy theo lợi nhuận kinh tế, sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật để hoa quả có màu sắc đẹp mắt và bảo quản lâu hơn. 

Với những người có kinh nghiệm đi chợ, việc lựa chọn hoa quả tươi, chín tự nhiên không hề khó. Chỉ dùng tay và mắt là có thể nhận biết được loại quả nào được ngâm hóa chất hay không.

Chuối

Chuối là một loại hoa quả phổ biến, rẻ tiền (chỉ hơn 1.000 đồng/quả) và có quanh năm ở nước ta. Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe nên được nhiều người lựa chọn.

5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt - 1

Chuối được bán rất nhiều ở chợ và siêu thị nhưng không ít người hoang mang đâu là chuối chín tự nhiên, đâu là chuối chín ép. Chị Lan - một tiểu thương bán hoa quả ở chợ Thành Công (Đống Đa, Hà Nội) - chỉ ra một số mẹo đơn giản để phân biệt như sau:

- Cuống: Những quả cuối chín vàng nhưng cuống vẫn còn màu xanh, thậm chí vẫn còn nhựa thì nhiều khả năng là chuối chín ép. Chuối chín tự nhiên không có hiện tượng này. 

- Vỏ: Chuối chín ép có màu vàng bắt mắt, da mịn màng không tỳ vết, bóp nhẹ vào quả chuối thấy cứng, không có độ mềm và đàn hồi. Còn chuối chín tự nhiên vỏ có màu vàng sẫm kèm những đốm nhỏ màu đen hoặc màu nâu. Khi dùng tay bóp nhẹ có thể cảm nhận được độ mềm của ruột. 

Chị Lan khuyên người tiêu dùng nên chọn những nải chuối chín lác đác, nghĩa là có cả quả chín và quả xanh trong cùng 1 nải. Trước khi ăn tất cả các loại trái cây, cần rửa chúng dưới vòi nước vài phút để những chất độc hại nếu có bị rửa trôi. 

Nhãn

Nhãn là loại quả yêu thích của nhiều người. Hiện nhãn đang chuẩn bị vào mùa, nếu không cẩn thận người mua sẽ dễ bị nhầm lẫn, mua phải nhãn tẩm hóa chất.

5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt - 2

Chia sẻ trên báo Sức khỏe đời sống, ông Chu Doãn Thành, trưởng bộ môn Bảo quản và Chế biến, Viện Rau quả T.Ư, cho biết người trồng vẫn hay dùng một loại chất hóa học là lưu huỳnh để đốt, xông hơi diệt các loại côn trùng, vi khuẩn biến mất. Khi đốt lưu huỳnh, nhãn không còn mùi thơm tự nhiên, cuống có những hạt màu trắng li ti bám vào. Đây là công nghệ Ấn Độ chuyển giao sang Việt Nam, đã cho phép sử dụng, tuy nhiên, trong quá trình xông, khí SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H2SO2 (axit xunfurơ) - một chất oxy hóa nên rất độc.

Ngoài ra, nhiều người còn nhúng thuốc tím vào nhãn để oxy hóa vi sinh vật, đồng thời làm cho vỏ quả nhãn bóng và đẹp hơn

Các năm trước, nhãn có bán rất nhiều ở chợ với nhiều loại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Một tiểu thương ở chợ Ngã Tư Sở (Hà Nội) tiết lộ nhiều người nhập cả nhãn Trung Quốc, Thái Lan để bán cho khách hàng với mức giá hấp dẫn. Những nếu tinh ý, người mua có thể dễ dàng phân biệt.

- Cuống: Nhãn ngâm hóa chất thì phần cuống sẽ có những hạt trắng li ti bám vào, hoặc dễ bám mùi lạ và mất mùi thơm tự nhiên của quả nhãn. 

- Nhãn có xuất xứ Trung Quốc thường có vỏ mỏng, rất nhanh thâm, thối. Cùi nhãn dày hơn nhưng hạt cũng to hơn các loại nhãn Việt Nam. Vị ngọt hơn nhưng không có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, lá đi kèm với cành nhãn cũng to hơn.

Để chọn được nhãn tươi, ngon, không sử dụng hoá chất, chị em nên mua các chùm nhãn còn nguyên cả cành, lá tươi, cuống xanh, quả cứng, có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu.

Tháng 5, tháng 6 hàng năm là bơ sáp vào vụ. Năm nay, bơ được bán đầy vỉa hè, chợ mạng với mức giá khá rẻ từ 30.000-40.000 đồng/kg.

Do vận chuyển đường dài nên những quả bơ chín sẽ dễ bị dập, vì thế, các thương lái thưương lái thường "tắm hóa chất" để giữ trái bơ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.

5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt - 3

- Cuống: Một nhà vườn chia sẻ bơ chưa chín lõi cuống có màu xanh, nếu có màu vàng thì bơ đang chín tới, màu nâu là bơ đã chín kỹ. Khi cầm quả bơ mà cuống có màu xanh nhưng thân lại mềm thì chứng tỏ nó đã được ngâm qua hóa chất để chín nhanh.

Kích thước của cuống cũng là đặc điểm để nhận diện. Nếu cuống to thì đó là bơ non được ngâm hóa chất, chất lượng không ngon. Bơ ngon và chín tự nhiên có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.

- Mùi vị: Bơ khi bị ngâm qua hóa chất sẽ có vị rất đắng, nhiều người thường lầm tưởng là do nạo quá sát phần vỏ. Tuy nhiên, với những trái bơ chín tự nhiên thì dù cho có nạo hết phần xanh trong vỏ cũng sẽ không bị đắng mà thậm chí phần xanh này còn có vị béo, ngon.

Xoài

Xoài cũng là một trong những loại quả thường xuyên được ngâm hóa chất. Xoài chín do thuốc kích thích thường chín không đều, quả không có mùi thơm, cuống bị rụng và thâm. 

5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt - 4

- Cuống xoài: Xoài chín ngon có phần cuống vẫn căng cứng chứ không mềm. Ngoài ra, để kiểm tra xoài có tươi ngon và chín tự nhiên hay không, bạn cấu vào cuống xoài và ngửi. Nếu cuống xoài có mùi thơm ngọt đậm, có mùi tinh dầu nghĩa là xoài tươi, không chứa hóa chất.

- Mùi vị: Khi ngửi xoài chín tự nhiên có mùi thơm đặc trưng còn xoài có tẩm hóa chất thường không có mùi hoặc thỉnh thoảng còn có mùi hóa chất.

Mít

Mít đang vào mùa, ở chợ truyền thống và chợ mạng, mít được bày bán rất nhiều. Đây là loại quả ưa thích của nhiều người nhưng người tiêu dùng chỉ dám đặt mua ở những nguồn hàng tin cậy bởi mít thường nằm trong danh mục các loại quả bị chín ép nhờ tiêm hóa chất.

5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt - 5

Hóa chất để thúc mít chín là ethrel, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ethrel thường dùng để kích thích mủ cây cao su, vô cùng độc hại với sức khỏe. Thông thường, để thúc mít chín, thương lái pha loãng hóa chất này rồi ngâm cuống hoặc phun vào vỏ. Tuy nhiên, một số người muốn mít chín siêu tốc nên tiêm thẳng vào bên trong hoặc tiêm lên cuống. 

- Mủ: Theo nhiều chị em, để phân biệt mít chín ép và mít chín tự nhiên có thể dựa ngay vào việc quan sát mủ của quả mít. Mít chín cây ít khi có mủ, còn mít chín ép sẽ có mủ trắng chảy từng dòng.

- Mùi thơm: Mít chín cây thường có mùi thơm đặc trưng, mít chín ép phải ngửi kỹ mới có mùi thoang thoảng.

5 loại hoa quả hot nhất hè năm nay, giá rẻ kỷ lục: Chọn thế nào để quả tươi ngon
Những loại quả thu hoạch đúng vụ luôn được nuôi trồng trong điều kiện tốt nhất, thuận tự nhiên và thời tiết.
Hà Anh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chọn hoa quả cho bé