Nếu trong gia đình những biểu hiện sau, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách của con sau này.
Phương pháp giáo dục của bố mẹ có tầm quan trọng rất lớn đối với tương lai của trẻ. Thực tế cho thấy, cách dạy sai lầm sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành tính cách, là trở ngại khiến đứa trẻ lớn lên khó thành tài.
Nếu trong gia đình những biểu hiện sau, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách của con về sau.
Bố mẹ thường xuyên la mắng, đánh con
Nhiều phụ huynh có tính khí dễ nóng nảy, khi trẻ phạm lỗi dù nhỏ hay lớn liền nhanh chóng bộc phát cơn nóng giận, la mắng hoặc đánh con.
Việc bố mẹ thường xuyên la mắng con cái sẽ khiến cho trẻ dễ hình thành những nỗi sợ hãi, bất an về mặt tâm lý. Sự "sợ sai", những đứa trẻ sẽ ngày càng sống "thu mình", không còn dám giao tiếp nhiều với bố mẹ nữa.
Lâu dần trẻ sẽ trở nên nhút nhát, sợ sệt, không dám thực hiện việc gì hoặc không thể giao tiếp một cách thuận lợi với những người xung quanh, nhất là bố mẹ.
Những đứa trẻ này sẽ có tâm lý bất an, luôn cảm thấy mọi thứ xung quanh mình không an toàn nên rất ngại việc trò chuyện, giao tiếp và tiếp xúc, dần trở nên khép kín, tách rời với cuộc sống xung quanh.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng này không được sớm khắc phục và cải thiện tốt sẽ làm ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó của trẻ nhỏ, trẻ không thể tự mình vượt qua được những thách thức trong cuộc sống.
Trẻ phạm lỗi việc giáo dưỡng và điều chỉnh là cần thiết, nhưng bố mẹ nên hạn chế la mắng, hay sử dụng đòn roi, nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm lý và phát triển tính cách của con.
Nhiều phụ huynh có tính khí dễ nóng nảy, khi trẻ phạm lỗi dù nhỏ hay lớn liền nhanh chóng bộc phát cơn nóng giận, la mắng hoặc đánh con.
Ít trò chuyện, bầu bạn với con cái
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 82% cha mẹ không dành thời gian cho con và 20% cha mẹ không nhận ra rằng mình đang "bỏ rơi" con.
Đây là biểu hiện rõ ở nhiều gia đình có bố mẹ bận rộn hoặc ít chủ động dành thời gian cho con cái. Điều này còn rõ hơn khi trẻ dần lớn lên, con càng xa cách với gia đình.
Một số nhà tâm lý học cho rằng trẻ ngại giao tiếp phần lớn là do bố mẹ thiếu sự lắng nghe và phản hồi khi con còn nhỏ, điều này làm giảm mong muốn bộc lộ mối quan tâm của trẻ với bố mẹ.
Những đứa trẻ từ nhỏ đã sống thiếu thốn tình cảm khi trưởng thành thường rất khó hòa nhập vào xã hội. Nhiều trẻ khi thấy bố mẹ không còn quan tâm đến mình, sẽ hình thành nên tâm lý phản kháng, chống đối, trở nên ngang bướng, không còn tiếp nhận sự giáo dục từ người lớn. Đặc biệt là những đứa trẻ ở giai đoạn dậy thì nhạy cảm.
Lâu dần, trẻ không cảm nhận được hơi ấm từ vòng tay bố mẹ và cũng không biết cách thể hiện cảm xúc, tình yêu thương. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ về mai sau, trẻ sẽ khó xây dựng và duy trì được các mối quan hệ thân thiết và lâu dài.
Để thành công, trẻ đi một mình mãi là điều rất khó, sẽ có nhiều lúc bạn cần sự hợp tác. Do đó, dù bận rộn đến mấy, bố mẹ cũng nên cố gắng sắp xếp thời gian trò chuyện, đồng hành cùng trẻ, để con tự tin, cởi mở tiếp nhận, học hỏi những điều tích cực, và phát triển bản thân tốt hơn.
Trẻ không cảm nhận được hơi ấm từ vòng tay bố mẹ và cũng không biết cách thể hiện cảm xúc.
Bố mẹ quá nuông chiều con, trẻ dần ỷ lại
Các chuyên gia tâm lý từng nhắc nhở, việc bố thương yêu con cái hết mình, có khi nuông chiều con quá mức là thói quen không tốt, có khi dẫn đến những hậu quả không tốt về tâm lý và phát triển tính cách của trẻ sau này.
Những đứa trẻ được yêu chiều quá mức thường có xu hướng hình thành tính cách không trân trọng vật phẩm, chú trọng hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền bạc và không biết quan tâm đến người khác, thậm chí còn không có tinh thần nhẫn nại và chịu khổ.
Những đứa trẻ sống trong không khí và môi trường như thế lúc nào cũng trốn trong “cái ô bảo vệ” của bố mẹ, sẽ khiến trẻ ỷ lại, không biết giá trị của lao động và không biết cách tự lập trong cuộc sống sau này.
Nếu bố mẹ tiếp tục “xuống nước” và chiều theo ý trẻ, thói quen này sẽ thường xuyên được hình thành mỗi khi trẻ muốn điều gì đó, dần biến trẻ thành một con người “muốn gì, được nấy”.
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ nên tùy trường hợp, điều kiện gia đình để nuông chiều con, hãy hướng trẻ hình thành thói quen tốt, tự học tập kinh nghiệm, tập kìm chế những ham muốn của mình.
Các chuyên gia tâm lý từng nhắc nhở, việc bố thương yêu con cái hết mình, có khi nuông chiều con quá mức là thói quen không tốt.
Bố hoặc mẹ có xu hướng bạo lực
Việc bố mẹ có xu hướng bạo lực sẽ dần ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con cái. Nếu quan sát trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều ông bố, bà mẹ đôi khi không kiềm cơn nóng giận mà đắng mắng bạn đời.
Đây là lý do khiến nhiều đứa trẻ khi đã trưởng thành, nhưng không còn dám tin vào tình yêu, tin vào gia đình, thậm chí chẳng dám tin vào con người nữa.
Thực tế, có sự khác biệt rất lớn giữa việc trẻ tôn trọng bố mẹ và sợ bố mẹ. Điều quan trọng là tạo cho con một môi trường an toàn và tràn đầy yêu thương, để trẻ cảm thấy dù có chuyện gì xảy ra, con vẫn luôn có bố mẹ ở bên bảo ban và che chở.
Việc bố mẹ có xu hướng bạo lực sẽ dần ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con cái.