4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành

Thi Thi - Ngày 15/11/2024 09:00 AM (GMT+7)

Không phải đứa trẻ nào cũng muốn hoặc có thể đón nhận tình yêu theo cách mà bố mẹ thể hiện.

Phụ huynh nào cũng yêu thương con, nhưng tình yêu đó không phải lúc nào cũng được thể hiện đúng cách. Mỗi gia đình có những cách thức khác nhau để bày tỏ tình cảm, đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm hoặc không phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Các chuyên gia đã khảo sát và xác định 4 kiểu yêu thương mà bố mẹ thường áp dụng, mỗi kiểu đều có những đặc điểm riêng và tác động khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng muốn hoặc có thể đón nhận tình yêu theo cách mà bố mẹ thể hiện.

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 1

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 2

4 kiểu tình yêu thương của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa?

Nhắc nhở mọi thứ nhỏ nhặt

Khi thức dậy con mặc quần áo hay quần trước? Khi đi tất nên đi chân trái hay chân phải trước? Con nên mang loại giày nào?... Tất cả là do bố mẹ quyết định.

Wang Meng, một sinh Đại học Bắc Kinh, đã viết một bức thư dài 10.000 từ cho bố mẹ sau khi được ra ngoài sống tự lập. Bức thư 10.000 từ này chứa đầy những dòng chữ nói rằng tình yêu của bố mẹ khiến anh rất ngột ngạt.

Trong 18 năm sống cùng bố mẹ, anh dường như bị kiểm soát, nhắc nhở tất cả mọi điều trong cuộc sống hàng ngày từ việc ăn, ngủ, học tập, chơi với bạn, chọn sở thích... Vì vậy, bản thân anh cảm thấy như được "giải phóng" khi đậu vào Đại học và rời khỏi gia đình.

Thực tế, nếu tình yêu thương của bố mẹ dành cho con mất đi ranh giới, nguyên tắc, mức độ thì sẽ trở thành gánh nặng đối với trẻ.

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 3

Tình yêu hy sinh đáp ứng mọi nhu cầu vật chất

Mẹ mặc quần áo bình thường nhưng mua quần áo hàng hiệu cho con. Mẹ đi một đôi giày rách rưới nhưng lại mua cho con đôi giày đắt tiền nhất...

Chúng ta dễ dàng nhận thấy kiểu tình yêu tiếp theo là hy sinh quên mình, dành hết tất cả tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, kiểu tình yêu này dễ tạo nên đứa trẻ ích kỷ, thiếu sự đồng cảm với công ơn nuôi dưỡng cảy bố mẹ.  

Về lâu dần, trẻ mặc định sự hy sinh của bố mẹ là hiển nhiên, do đó không biết quý trọng tình cảm gia đình.

Bao bọc, nuông chiều

Khi trẻ còn nhỏ, luôn khao khát được tự lập và khám phá thế giới xung quanh. Khi trẻ muốn tự ăn, nhưng bố mẹ lại lo lắng về việc vấy bẩn, hay khi trẻ muốn tự mặc quần áo nhưng lại bị ngăn cản, điều này thể hiện sự cản trở sự phát triển tự nhiên.

Trẻ em có nhu cầu được thể hiện bản thân và cảm thấy tự chủ. Nếu bố mẹ không cho phép trẻ tự làm những điều mình muốn, dần cảm thấy bất lực và không được tôn trọng.

Sự nuông chiều, can thiệp vào những hoạt động đơn giản hàng ngày, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong tương lai. Khi trẻ lớn lên, nếu không học được cách tự lập và chịu trách nhiệm về bản thân, thường thiếu tự tin và phụ thuộc vào người khác.

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 4

Kiểm soát quá mức

Khi bố mẹ can thiệp quá sâu vào các quyết định của con, từ việc chọn chuyên ngành, trường học, cho đến việc xác định kiểu bạn trai hay công việc tương lai, trẻ sẽ cảm thấy như cuộc sống không phải là của chính mình.

Mặc dù mẹ có thể nghĩ rằng những quyết định này được đưa ra vì lợi ích của con, nhưng việc áp đặt ý muốn của bản thân vô tình khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin và không thể phát triển khả năng tự lập.

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 5

Có 5 câu giúp bố mẹ thay đổi tình thế, rèn trẻ thành người tự lập, biết yêu thương 

"Dù có chuyện gì xảy ra, bố mẹ vẫn luôn yêu thương con"

Tình yêu của bố mẹ dành cho trẻ là vô điều kiện, không bị ràng buộc bởi những hành động hay thành tích. Dù trẻ có gặp phải khó khăn, có mắc sai lầm hay thậm chí có những quyết định không đúng đắn, thì tình yêu ấy vẫn luôn hiện hữu như một điểm tựa vững chắc.

Tình yêu vô điều kiện này giúp trẻ cảm thấy an toàn, tạo cơ hội khám phá bản thân mà không sợ hãi. Khi trẻ biết rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh, hỗ trợ sẽ mạnh dạn hơn trong việc thử nghiệm, học hỏi từ những sai lầm và phát triển cá tính riêng. 

"Đây chỉ là lời khuyên của bố mẹ, quyết định là ở con"

Hãy để trẻ dùng quyết định của chính mình để giải quyết mọi việc. Khi trẻ làm điều gì đó đúng, sẽ biết rằng mình có khả năng, và từ đó, sự tự tin sẽ được củng cố. Việc này rất quan trọng trong việc hình thành tính độc lập và khả năng tự lập, vì trẻ sẽ học cách tin tưởng vào bản thân và khả năng đưa ra quyết định.

Khi trẻ mắc lỗi, thay vì chỉ trích hay can thiệp ngay lập tức, hãy để trẻ nhận thức được những sai lầm đó và hiểu rằng đây là một phần tự nhiên của quá trình học tập. Mỗi sai lầm đều mang đến cơ hội học hỏi quý giá. Trẻ cần biết rằng không ai hoàn hảo và việc mắc lỗi không có nghĩa là thất bại. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ nhìn nhận sai lầm như một bài học, tạo điều kiện để sửa chữa những lỗi lầm của mình.

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 6

"Bố mẹ tin con có thể làm được"

Đây là thông điệp mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và sự khích lệ trong hành trình trưởng thành. Khi bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ, sẽ cảm nhận được rằng mình có giá trị và khả năng riêng, tiếp thêm động lực cho mọi nỗ lực.

Hạn chế so sánh con với những đứa trẻ khác. Mỗi đứa trẻ đều có sở trường và điểm yếu khác nhau. Việc so sánh sẽ làm tổn thương, khiến trẻ cảm thấy áp lực phải đạt được những tiêu chuẩn không thực tế. 

"Bố mẹ hiểu con"

Đây là một câu nói giản dị nhưng mang lại sức mạnh to lớn trong việc xây dựng mối quan hệ.

Ví dụ, trẻ thi điểm kém về nhà nói với mẹ: "Mẹ ơi, con thi không tốt," mẹ có thể đáp lại bằng cách thể hiện sự đồng cảm: "Mẹ hiểu con buồn, mẹ cũng rất tiếc, chúng ta hãy cố gắng cho lần tới nhé!" .Câu trả lời này giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu, tạo ra không gian an toàn để chia sẻ cảm xúc.

Trong những khoảnh khắc khó khăn như vậy, điều quan trọng là bố mẹ lắng nghe, thể hiện sự cảm thông.

"Con có thể giúp đỡ bố mẹ việc nhà không?"

Khi cảm thấy mình có ích, sẽ tự tin hơn, vì vậy trong vài trường hợp cần thiết, hãy nhờ trẻ giúp đỡ. Ví dụ, hãy để trẻ vứt rác, nhặt rau, dọn chén bát, gấp quần áo.... Hãy nói với trẻ "Hôm nay chúng ta đi chợ mua nhiều đồ quá, con có thể giúp mẹ xách được không?"

Vì vậy, bố mẹ yêu thương con là tình yêu thiêng liêng, nhưng cũng cần cho trẻ không gian và tiếp thêm sức mạnh.

4 kiểu tình yêu không đứa trẻ nào muốn nhận, bố mẹ nghĩ tốt nhưng đang cản trở con trưởng thành - 7

Đứa trẻ nổi loạn có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con
Có 3 dấu hiệu cho thấy trẻ cần thêm tình yêu thương và sự giúp đỡ từ bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học