Dưới đây là 5 nhóm “siêu thực phẩm” giúp trẻ tăng cường trí tuệ, phát triển trí thông minh tốt hơn.
Do cấu trúc của bộ não con người rất phức tạp và chức năng trao đổi chất của nó rất tích cực, nên cần phải cung cấp dinh dưỡng toàn diện và đầy đủ, bao gồm những chất quan trọng như: protein, sắt, kẽm, DHA, choline... Vì vậy muốn trẻ thông minh thì phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Dưới đây là 5 nhóm “siêu thực phẩm” giúp trẻ tăng cường trí tuệ, phát triển trí thông minh tốt hơn.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm được mệnh danh là cội nguồn của trí thông minh, bổ sung đầy đủ kẽm giúp ích cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương và sự phát triển xương của trẻ. Đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy thị giác phát triển, giúp trẻ tập trung.
Những loại thực phẩm giàu kẽm được chuyên gia khuyến khích cho trẻ ăn bao gồm: hàu, sò, điệp, tôm,..
Hàu được mệnh danh là "sữa biển", rất giàu protein, glycogen, vitamin, kẽm và các thành phần khác, có thể làm tăng tỷ lệ kẽm và cadmium trong cơ thể, thúc đẩy quá trình hấp thụ kẽm, đóng vai trò bảo vệ và tăng cường trí não. Ví dụ, mẹ có thể làm món hàu xào tỏi tây và canh hàu bắp cải để đổi vị cho con.
Trong khi đó tôm giàu canxi, kẽm, protein cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất, là thực phẩm tuyệt vời cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Bé thường xuyên ăn tôm có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, nâng cao trí thông minh và khả năng học tập.
Nhóm thực phẩm giàu DHA
Chúng ta biết rằng DHA là thành phần chính của phospholipid trong não người và hệ thần kinh võng mạc. Nó có thể tăng cường khả năng tư duy và trí nhớ, đồng thời cải thiện trí thông minh.
Khoảng 60% não bộ của trẻ được cấu tạo từ chất béo, trong đó DHA chiếm khoảng 10%, đặc biệt ở vùng hải mã liên quan đến học tập và trí nhớ, DHA chiếm khoảng 25%. Vì vậy, muốn con thông minh thì việc bổ sung DHA là đặc biệt quan trọng. Chuyên gia khuyến khích có thể cho trẻ ăn nhiều cá hồi, cá đù, cá chim, quả óc chó…
Đặc biệt, cá hồi rất giàu protein, vitamin, kẽm, axit béo không no, astaxanthin,… Đây là những chất không thể thiếu cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ thần kinh, có thể tăng cường chức năng não bộ và ngăn ngừa suy giảm thị lực.
Quả óc chó chứa protein, chất béo và các axit amin khác nhau, có thể tăng cường cơ bắp và xương, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
Nhóm thực phẩm giàu protein
Protein (đạm) có nhiều chức năng nhất trong tế bào con người, sự tồn tại của nó rất quan trọng, có thể tăng cường khả năng điều tiết miễn dịch trong cơ thể, duy trì áp suất thẩm thấu của cơ thể, cân bằng axit-bazơ.
Protein được xem là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hoá, các nội tiết tố, các men và vitamin.
Đổng thời, protein có thể điều chỉnh quá trình trao đổi chất của con người, các chức năng sinh lý quan trọng như tăng trưởng và phát triển.
Vì vậy, khi thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung và não bộ của trẻ nói riêng. Những thực phẩm giàu protein có thể kể đến là sữa, đậu nành, các chế phẩm từ sữa và trứng...
Thực phẩm chứa choline
Choline là một thành phần của lecithin, có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ và cải thiện trí nhớ.
Lượng choline trong chế độ ăn uống có tác động sâu sắc đến chức năng của hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể con người, những tác động này bao gồm điều chỉnh chức năng học tập và trí nhớ trong thời gian và không gian khác nhau, tăng cường tiềm năng khớp thần kinh của cơ thể, giải độc và trao đổi chất của gan.
Nó cũng tham gia vào quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào và đóng vai trò truyền thông tin tế bào trong các hoạt động nhận thức của trẻ như học tập và trí nhớ, sự chú ý, hành vi tự phát và hành vi tìm hiểu.
Những thực phẩm chứa nhiều choline có thể kể đến như: gan động vật, đậu tương, xà lách, đậu phộng,...
Thực phẩm giàu chất sắt
Sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu.
Trẻ em thiếu sắt sẽ khiến oxy cung cấp cho các mô không đủ và gây tổn thương các hệ thống mô khác nhau, thiếu sắt lâu ngày sẽ làm giảm khả năng nhận thức, kém chú ý của trẻ.
Khi trẻ đã lớn thiếu máu, thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập do ngủ gật trong giờ học. Mẹ có thể ăn thêm: thịt, gan động vật, nấm,... để bổ sung sắt cho con.