5 phương pháp "đánh thức" tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ

Thi Thi - Ngày 30/05/2024 16:21 PM (GMT+7)

Bố mẹ có thể tham khảo 5 phương pháp giúp ích rất nhiều trong việc đánh thức tính tự giác, khơi dậy tài năng của trẻ.

Để nuôi dưỡng và rèn luyện đức tính tốt cho trẻ nghịch ngợm là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều phương pháp. Nhưng khi bố mẹ nắm vững các nguyên tắc và kiên nhẫn chờ đợi, đồng hành cùng con nhiều hơn, trẻ mới có cơ hội  trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Đặc biệt, 5 phương pháp sau đây sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh thức tính tự giác, khơi dậy tài năng của trẻ.

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 1

Biến sự cằn nhằn thành “Bố mẹ tin…”

Dưới sự tin tưởng và khen ngợi phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy được khích lệ, động viên. Ngược lại, việc thường xuyên bị cằn nhằn và chỉ trích sẽ khiến trẻ mất đi niềm tin vào bản thân, từ đó không dám thử sức và thể hiện hết tiềm năng.

Đây là lý do tại sao việc biến cằn nhằn thành sự công nhận lại quan trọng, giúp trẻ không ngừng phát triển, chủ động cải thiện kết quả học tập.

Dưới sự tin tưởng và khen ngợi phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy được khích lệ, động viên.

Dưới sự tin tưởng và khen ngợi phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy được khích lệ, động viên.

Nếu bố mẹ luôn tin rằng con mình có thể học tốt, trẻ sẽ cảm nhận được sự tin tưởng và dành được đủ tự tin cũng như dũng khí để phát triển bản thân. 

Trẻ càng nhận được nhiều sự khích lệ, động viên từ bố mẹ, càng có động lực và niềm tin để phấn đấu học tập. Vì vậy, cách nuôi dưỡng và khích lệ trẻ một cách phù hợp là rất quan trọng để trẻ luôn có động lực vươn lên.

Nếu bố mẹ tin rằng con mình có thể học tốt, trẻ sẽ có đủ tự tin và dũng khí để phát triển bản thân.

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 3

Bố mẹ đảo ngược vai trò biến mình thành một đứa trẻ

Việc nhờ trẻ giúp đỡ như "Con nghĩ cách làm câu hỏi này thế nào?", "Bài toán đó có vẻ khó, con có thể giúp mẹ giải được không không?" Không chỉ giúp trẻ cảm thấy được tin tưởng và tôn trọng, mà còn là cách để bố mẹ thay đổi vai trò, giúp trẻ nhận ra giá trị bản thân.

Khi được bố mẹ nhờ giúp đỡ, trẻ sẽ cảm thấy được trao quyền, trở thành "chuyên gia" hướng dẫn và trợ giúp. Đây chính là cảm giác hoàn thành khiến trẻ cảm thấy "Mình thực sự có thể dạy bố mẹ".

Chính những trải nghiệm như vậy sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, khiến trẻ "nghiện" học tập hơn. Trẻ sẽ rất vui khi được bố mẹ tin tưởng và nhờ vả, từ đó cảm thấy bản thân thật sự có giá trị. 

Việc trao quyền và tin tưởng trẻ chính là bí quyết để trẻ yêu thích học tập hơn, thay vì chỉ cảm thấy áp lực và sợ hãi.

Khi được bố mẹ nhờ giúp đỡ, trẻ sẽ cảm thấy được trao quyền, trở thành chuyên gia.

Khi được bố mẹ nhờ giúp đỡ, trẻ sẽ cảm thấy được trao quyền, trở thành "chuyên gia".

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 5

Hãy để trẻ tin rằng “Mình thực sự có thể làm được”

Nhiều trẻ chưa bộc lộ được tài năng vì lo sợ khó khăn, lo lắng mình sẽ không đạt được kết quả như mong đợi, đồng thời cũng sợ những người xung quanh sẽ thất vọng. Đó chính là lý do tại sao trẻ tìm cách né tránh thử thách.

Vì vậy, bố mẹ cần truyền cho trẻ sức mạnh tự thân, khiến trẻ tin rằng "Mình thực sự có thể làm được". Nếu trẻ sợ bất cứ điều gì, hãy động viên trẻ dũng cảm thử thách đó. Bố mẹ cần nhấn mạnh rằng "Dù kết quả có như thế nào, con vẫn là đứa trẻ tuyệt vời của bố mẹ".

Khi trẻ nghe được nhiều lời động viên, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, trẻ mới thực sự có đủ can đảm và hy vọng để tiến về phía trước. Từ đó, trẻ sẽ không còn sợ hãi, mà trở nên tự tin hơn để khám phá và phát triển bản thân.

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 6

Treo thành tích của trẻ ở nơi dễ thấy trong nhà

Một người mẹ kể rằng, các con mình luôn hò hét in ra những tấm chứng chỉ như "Bé ngoan nhất tuần" “Ngôi sao kiên trì” từ giáo viên trao tặng để động viên trẻ. Chị thường dán chúng vào nơi dễ thấy nhất trong nhà như phòng khách, hay góc bàn học tập của trẻ. 

Thực tế, khi trẻ có ý định “dán giấy khen ở nơi dễ thấy nhất trong nhà” đồng nghĩa với việc nỗ lực của trẻ chưa được bố mẹ ghi nhận. Mục đích của việc nhắc nhở liên tục cũng là để củng cố những tiến bộ, nỗ lực và danh dự.

Hiệu ứng Hawthorne là một ví dụ điển hình. Để kiểm chứng, chuyên gia tâm lý giáo sư Mayo đã chọn tiến hành thí nghiệm trong các nhà máy.

Treo thành tích của trẻ ở nơi dễ thấy trong nhà.

Treo thành tích của trẻ ở nơi dễ thấy trong nhà.

Để nâng cao hiệu quả công việc, ông đặc biệt quan tâm đến những người làm việc chăm chỉ và có động lực. Và sau khi những công nhân này nhận thấy mình được chú ý, sẽ làm việc chăm chỉ và nghiêm túc hơn.

Trên thực tế, điều này là để tăng cường tầm quan trọng của danh dự. Khi chúng ta nhận thấy mình đang “được chú ý”, cảm giác vượt trội sẽ khiến chúng ta tiếp tục chứng tỏ bản thân bằng hành động, để đối phương thấy rõ hơn thực lực của mình. Đây không phải là sự phù phiếm mà là cảm giác vinh dự sau khi “được chú ý”

Một đứa trẻ đang nỗ lực học tập và phát triển cần có cảm giác vinh dự này. Khi nhìn thấy sự quan tâm, khen ngợi và ghi nhận trong mắt bố mẹ, trẻ mới thực sự có cảm giác thân thuộc và tồn tại. Và đây chính là lực lượng then chốt đánh thức sức sống bên trong của trẻ.

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 8

Cho phép trẻ có những điều không hoàn hảo

Nhiều phụ huynh vô thức nhắc nhở: "Con phải học tập chăm chỉ và trở nên xuất sắc hơn", nhưng hầu hết phớt lờ những điểm không hoàn hảo của con. Đây chính là áp lực quá mức mà trẻ phải chịu đựng.

Nếu muốn trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc học, hãy cho phép trẻ có những điểm không hoàn hảo. Bởi không đứa trẻ nào có thể giỏi toàn diện, mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và yếu khác nhau trong từng khía cạnh.

Thay vì liên tục so sánh, hay những tiêu chuẩn quá cao, bố mẹ nên công nhận những nỗ lực, tiến bộ và cả những khuyết điểm của con. Hãy khuyến khích trẻ dám thử sức, dám mạo hiểm và không sợ thất bại.

Khi trẻ cảm thấy được chấp nhận, sẽ dần vượt qua nỗi sợ thất bại và tự tin hơn trong việc theo đuổi đam mê, phát triển bản thân. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên sáng tạo, chịu khó học hỏi và đạt được những thành tích bất ngờ trong tương lai.

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 9

5 phương pháp amp;#34;đánh thứcamp;#34; tài năng học giỏi tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ - 10

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn
Theo các chuyên gia tâm lý, có ba lý do chính khiến trẻ nói dối, bố mẹ nên nhận biết sớm và điều chỉnh phù hợp.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm