Đặc điểm tính cách đứa trẻ khó thành công khi lớn lên, uốn nắn ngay còn kịp

Kiều Trang - Ngày 21/12/2023 08:54 AM (GMT+7)

Trẻ hấp tấp, thiếu kiên nhẫn thường khó thành công trong tương lai.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bố mẹ khó tránh khỏi tình huống than thở rằng, đứa trẻ của mình quá nghịch ngợm, dường như con không thể yên tĩnh ngồi một chỗ mà lúc nào cũng náo nhiệt, ồn ào, rất ưa chạy nhảy.

Thậm chí có một số đứa trẻ khiến bố mẹ vô cùng tự hào bởi con cực kỳ thông minh và ngoan ngoãn, nhưng làm việc gì cũng 'dở dở ương ương", thay vì chu toàn đến nơi đến chốn. 

Thực tế tính cách này cũng khá phổ biến ở nhiều đứa trẻ, bởi trẻ càng nhỏ tuổi thì sự kiên nhẫn và khả năng duy trì trạng thái ổn định khi làm việc sẽ càng thấp. Đó là lý do mà bố mẹ thường thấy đứa trẻ của mình khó thích nghi với các hoạt động yêu cầu ngồi yên một chỗ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đối với hầu hết trẻ nhỏ việc chờ đợi và kiềm chế bản thân là một thách thức rất lớn. Tất nhiên không có bài học dạy con nào là dễ dàng với bố mẹ, đặc biệt là đối với những đứa trẻ có tính cách hướng ngoại, sôi nổi và hiếu động.

Tính hấp tấp, nóng vội dễ khiến cho trẻ rơi vào các tình huống và kết quả không tốt (Ảnh minh hoạ).

Tính hấp tấp, nóng vội dễ khiến cho trẻ rơi vào các tình huống và kết quả không tốt (Ảnh minh hoạ).

Tuy nhiên, kiên nhẫn là một phẩm chất mà bố mẹ cần uốn nắn cho con ngay từ khi còn bé. Khả năng kiên nhẫn sẽ giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình, phát triển tư duy và xây dựng tính cách ôn hòa. Ngoài ra, đây còn là nét tính cách quan trọng để trẻ dễ dàng đạt được thành công trong tương lai.

Hiểu được sự cần thiết và giá trị của việc giáo dục con cái tính kiên nhẫn trong học tập, cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chuyên gia tâm lý Nhi Lưu Thị Hường đã đưa ra cho bố mẹ một số phân tích và hướng dẫn cực kỳ bổ ích dưới đây.

Chuyên gia Tâm lý Nhi Lưu Thị Hường.

Chuyên gia Tâm lý Nhi Lưu Thị Hường.

Đặc điểm tính cách đứa trẻ khó thành công khi lớn lên, uốn nắn ngay còn kịp - 4

Thưa chuyên gia, có đúng khi nói rằng một đứa trẻ thiếu kiên nhẫn sẽ khó đạt được thành công trong tương lai?

Theo quan điểm của tôi, trẻ hấp tấp, thiếu kiên nhẫn thường khó thành công trong tương lai là có cơ sở. Hấp tấp, thiếu kiên nhẫn là biểu hiện của người mong có kết quả nhanh. Những người này không hiểu nguyên lý vận hành, mọi thứ đều cần thời gian, trình tự, làm đủ bước mới có kết quả. Người hấp tấp không nhận ra được điều đó.

Nếu quá nóng vội dẫn đến kết quả không như mong muốn, không đạt thì ta khó có thể làm chủ được cảm xúc, thường dễ sinh bực bội, thất vọng, chán nản. Người hấp tấp thì dễ hỏng việc, vì suy xét không kỹ, đọc không kỹ, chỉ lo làm vội. Hơn nữa, khi đã thiếu kiên nhẫn thì sẽ không kiên trì làm tới cùng, không làm tới cùng thì không thành công được.

Đặc điểm tính cách đứa trẻ khó thành công khi lớn lên, uốn nắn ngay còn kịp - 5

Tính hấp tấp, nóng vội, thiếu kiên nhẫn của trẻ thường được biểu hiện rõ ràng như thế nào trong cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày?

Một số biểu hiện cho thấy trẻ có tính hấp tấp, nóng vội, thiếu kiên nhẫn:

- Làm việc gì cũng nhanh, cũng vội nhưng hiệu quả lại không cao, hay sinh ra trạng thái chán nản, bỏ dở chừng.

Ví dụ bố mẹ sai con đi lấy đũa, bát ăn cơm nhưng trẻ lại lấy và làm rơi từ trong bếp ra tới bàn ăn. Hay khi con chơi tô màu, chơi được một tí là chán, không kiên nhẫn hoàn thành xong bức tranh.

- Dễ nổi cáu với bản thân và với người khác, không làm chủ được cảm xúc, sẵn sàng gào thét ầm ĩ nếu việc không như ý.

Ví dụ đơn giản như việc khi trẻ xỏ dây giày mà không được là lập tức nổi cáu.

- Khi kết quả không như mong muốn thì sẽ không tự biết động viên bản thân, không hiểu nguyên nhân thất bại hay thành công nên dễ nản.

Ví dụ trong hoàn cảnh thi đua điểm số ở lớp, hay chơi trò chơi thắng thua với anh chị em, bạn bè,...

Đặc điểm tính cách đứa trẻ khó thành công khi lớn lên, uốn nắn ngay còn kịp - 6

Trẻ có tính cách trên nguyên nhân là do bố mẹ đã nuôi dạy sai cách, hay xuất phát từ chính bản thân trẻ?

Nguyên nhân 1: Trẻ bắt chước hành động từ người lớn

- Trẻ nhỏ quan sát và tiếp thu, bắt chước hành động của người lớn để hình thành hành động, suy nghĩ cho mình.

Ví dụ: bố mẹ ăn uống vội, ăn xong có khi sẽ để bát đũa ở bồn không rửa; sáng dậy cũng dậy vội vàng nên không gấp chăn màn... con quan sát thấy những thói quen đó và làm theo.

- Người lớn không kiên nhẫn, nếu làm không được việc là cáu giận lên, quát tháo ầm ĩ cả nhà, trẻ quan sát được và cũng sẽ bắt chước theo.

Nguyên nhân 2: Sự thúc giục của bố mẹ

- Khi con học bài bố mẹ không kiễn nhẫn chờ đợi con đọc, giải bài toán mà thường cáu khi thấy con chậm hiểu.

- Buổi sáng con dậy chậm chạp thì thay vì việc hướng dẫn con cách làm nhanh, hiệu quả thì bố mẹ lại quát mắng con.

- Khi con đang làm 1 việc gì đó như tô màu cần sự tập trung, thì bố mẹ lại giục con tô nhanh lên để đi đâu đó hoặc làm việc khác.

- Khi con vừa ngồi xuống và đang thực hiện hoạt động như xé dán, gấp giấy… thì bố mẹ lại yêu cầu con dừng lại đứng lên để đi làm việc khác.

- Khi đi chơi con muốn tự xỏ dây giày, tự chọn quần áo mặc thì bố mẹ lại nói để bố mẹ làm giúp cho nhanh, hoặc khó chịu khi con tự làm nhưng lâu.

Đây là những nguyên nhân khiến trẻ dễ hình thành thói quen vội vàng, hấp tấp, từ đó khó tập trung và kiên trì thực hiện một công việc đến cùng.

Đặc điểm tính cách đứa trẻ khó thành công khi lớn lên, uốn nắn ngay còn kịp - 7

Đâu là những nguyên tắc cần được bố mẹ thiết lập khi nuôi dạy đứa trẻ có tính cách này, nhằm giúp con trở thành người biết kiên nhẫn hơn?

- Bố mẹ làm gương cho con

Bản thân bố mẹ khi làm việc gì cũng nên rèn tính cẩn thận, làm cho đến nơi đến chốn. Ví dụ: Sáng dậy gấp chăn gọn gàng. Bát đũa ăn xong dọn gọn gàng. Sáng dậy sớm để chuẩn bị mọi việc thư thả...

Người ta thường nói, trái cây sẽ không rơi xa khỏi gốc, con cái chỉ học theo các phẩm chất mà bố mẹ có. Vậy nên, muốn con cái thế nào thì bố mẹ buộc phải rèn luyện mình trở thành người như thế trước.

- Cần hướng dẫn con làm mọi việc

 Ví dụ bố mẹ hướng dẫn con cách cách xỏ dây giày, cách tắm, cách mặc quần áo, cách xếp đồ gọn gàng...

Trẻ không biết làm là do bố mẹ chưa từng hướng dẫn trẻ làm, chứ không phải trẻ chậm chạp, năng lực kém. Kể cả khi bố mẹ hướng dẫn rồi mà trẻ không làm được, là do bố mẹ đã không hướng dẫn đến nơi đến chốn, hoặc là chỉ mới hướng dẫn 1 lần và mặc định con hiểu rồi, thay vì hướng dẫn cho tới khi con thành thạo.

- Khích lệ, động viên trẻ

Khi con làm tốt, bố mẹ nên động viên con bằng những câu như: Con làm tốt đấy, con dạo này tiến bộ đấy, con rất khéo léo, con làm hay đấy,...

Khi con làm chưa tốt (rơi vỡ đồ, điểm thấp...) thì cũng nên khích lệ con bằng những câu: Không sao con ạ, từ từ sẽ ổn thôi, mẹ hướng dẫn con cách bê bát cẩn thận nhé, mẹ hướng dẫn con cách để học điểm tốt nhé...

Nếu con chưa làm tốt cái gì, bố mẹ hãy kiên trì hướng dẫn con cái đó. Tuyệt đối không dán nhãn trẻ bằng những từ ngữ tiêu cực, chẳng hạn như: mày đúng là không ra gì, có làm việc đó thôi mà cũng không nên thân...

Điều này sẽ gieo hạt không tốt cho cả bố mẹ, và cho cả con trẻ. Bởi con nghe mãi sẽ nhớ, mà con nhớ thì con cứ hành động theo lời bố mẹ dán nhãn ám thị cho con, chứ không biết cách cải thiện để hành vi tốt hơn.

Sau này con trưởng thành, lập gia đình, đi làm, con cũng sẽ giao tiếp với người khác bằng ngôn từ như thế, và thậm chí là sẽ nói lại với chính bố mẹ giống như thái độ và từ ngữ mà bố mẹ đã sử dụng với trẻ.

Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng
Để nuôi dạy con tuổi dậy thì hiệu quả, cách tốt nhất là bố mẹ hãy trở thành bạn của con.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con