Bác sĩ Nhi: "Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớn"

Kiều Trang - Ngày 03/05/2023 05:11 AM (GMT+7)

Giữa việc cho em bé tự nằm chơi thường xuyên và bố mẹ ôm bé thường xuyên, sẽ có khoảng cách về sự phát triển.

Trong quá trình nuôi dạy con, đôi khi các bà mẹ cũng sẽ gặp một chút rắc rối, chẳng hạn như việc không biết cách ẵm con thường xuyên hay để trẻ nằm chơi một mình thì tốt hơn? Trên thực tế, hai phương pháp nuôi dạy con này có những tác động khác nhau đối với trẻ sơ sinh và khoảng cách giữa các trẻ cũng rõ ràng khi lớn lên.

Mẫn Nghi (Trung Quốc) là một người mới làm mẹ. Đối mặt với những điều mới mẻ và tầm thường như cho con bú, cho con ngủ và thay tã, cô cũng gặp rắc rối và thường không làm tốt. Tuy nhiên, Mẫn Nghi lại rất ham học hỏi, mỗi khi có điều gì không hiểu, cô đều hỏi ý kiến ​​của mẹ chồng. Suy cho cùng, mẹ chồng cũng là người đã có kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, thỉnh thoảng mẹ chồng nàng dâu vẫn có những khác biệt.

Khi nói đến việc bế con, mẹ chồng luôn nói: “Cứ để con nằm, đừng bế con mãi, không tốt đâu!” Nhưng Mẫn Nghi lại nghĩ rằng việc bế con có thể mang lại cảm giác an toàn, nếu không bé sẽ rất nhàm chán khi nằm một mình. Nghĩ theo một cách khác, người lớn chúng ta cũng sẽ rất cô đơn và buồn nếu chỉ nằm lặng lẽ một chỗ.

Nhưng mẹ chồng không đồng ý, Mẫn Nghi không còn cách nào khác là tìm nhiều sách nuôi dạy con cái và tìm kiếm trên Internet. Tuy nhiên, có quá nhiều thông tin và cô không biết nên tin vào quan điểm nào.

Cuối cùng, Mẫn Nghi đã đưa đứa bé đến hỏi bác sĩ, và bác sĩ đã đưa ra câu trả lời thế này: "Nếu đứa trẻ vừa mới chào đời, tốt hơn là nên để đứa bé nằm. Nếu em bé luôn khóc và đòi được ôm sau khi được 1 tháng tuổi, tốt hơn là nên ôm em bé thường xuyên. Có một sự khác biệt lớn giữa hai phương pháp nuôi dạy con cái này".

Những đứa trẻ “thường xuyên được ôm” có nhiều lợi thế hơn những đứa trẻ “chơi một mình”

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 2

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 3

Hình dạng đầu

Khi một đứa trẻ được sinh ra, hộp sọ của bé chưa phát triển đầy đủ, đầu vẫn còn mềm. Nếu trẻ thường xuyên nằm nhiều trên giường thì phần đầu sẽ bị bẹp, mất cân đối. Nhưng nếu khi còn nhỏ người mẹ thường xuyên bế trẻ, thì hình dáng đầu sẽ phát triển theo quy luật tự nhiên và ngày càng đẹp hơn.

Bố mẹ phải biết rằng, hình dạng đầu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngoại hình khi trẻ lớn lên. Nếu đầu bị méo, mất cân đối thì đứa trẻ sẽ dễ trở nên tự ti với vẻ bề ngoài của mình. Ngược lại, một cái đầu tròn sẽ giúp bé có nhiều lợi thế về ngoại hình hơn trong tương lai.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 4

Trẻ nằm trên giường quá nhiều, hình dạng đầu có thể thay đổi vì bị chèn ép.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 5

Phát triển trí não

Mặc dù ở 6 tháng tuổi đầu, trẻ chưa thể nói, thậm chí chưa thể ngồi nhưng trên thực tế, não của trẻ đang phát triển nhanh chóng, cân nặng ngày càng tăng và các tế bào thần kinh cũng đang phát triển.

Lúc này, mẹ thường xuyên bế trẻ, có thể giúp kích thích khứu giác của trẻ, vì bé ngửi thấy mùi cơ thể của mẹ, đồng thời cũng có thể kích thích thính giác của trẻ, vì bé nghe được nhịp tim quen thuộc của mẹ.

Hình dáng khuôn mặt mẹ, có thể kích thích thị giác và xúc giác của trẻ cũng như thế bởi vì khi trẻ được mẹ bế, da của bé sẽ tiếp xúc gần với da của mẹ... Chuỗi hoạt động kích thích này giúp phát triển trí não và khiến đứa trẻ trở nên nhạy bén và thông minh hơn.

Ngược lại, đứa trẻ thường nằm trên chiếc giường trống khi trẻ còn nhỏ, thì một căn phòng yên tĩnh như vậy sẽ không đủ điều kiện để kích thích não bộ của trẻ phát triển, điều này có hại cho chỉ số IQ khi lớn của bé.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 6

Nếu được mẹ bế nhiều, các giác quan của trẻ sẽ có cơ hội được kích hoạt và phát triển mạnh mẽ.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 7

Phát triển thể chất

Sau khi em bé mới chào đời, mẹ không thể lúc nào cũng ôm bé, nhưng sau 3 tháng, nếu mẹ có thể thường xuyên ôm bé, không để bé nằm một mình thì chắc chắn sẽ tốt hơn cho bé.

Bé giai đoạn này có thể đang tập lật, các cơ cũng đang được rèn luyện và hoàn thiện. Vì vậy, thay vì để bé nằm một mình quá lâu trên giường, thì khi rảnh rỗi mẹ nên ôm bé nhiều hơn, như vậy có thể giúp bé đả thông các kinh mạch trên cơ thể. Điều này có thể giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất của em bé tốt hơn.

Mặc khác, một đứa trẻ có thể cảm thấy buồn chán khi nằm một mình. Tuy nhiên nếu được mẹ bế, vùng thị giác của bé được mở rộng ra thì lại hoàn toàn khác.

Trong vòng tay mẹ, bé có thể nhìn thấy một thế giới nhỏ bé rộng lớn hơn mà khi nằm trên giường bé không thể nhìn thấy được. Điều này sẽ khiến em bé cảm thấy rất vui và thoải mái. Em bé có tâm trạng vui vẻ thì lá lách và dạ dày sẽ hoạt động tốt hơn, cơ thể cũng nhờ đó mà hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 8

Mối quan hệ giữa mẹ và bé

Một em bé nằm và chơi một mình không thể thiết lập mối liên hệ tốt với mẹ. Bé sẽ cảm thấy mẹ xa lạ và không đủ thân thiện. Nhưng đối với đứa trẻ thường xuyên được ôm, mẹ có thể nhẹ nhàng ghé vào tai trẻ, thì thầm với trẻ, cùng trẻ giao tiếp, cho dù trẻ chưa biết nói cũng có thể cảm nhận được mối quan hệ thân thiết giữa mình và mẹ. 

Em bé còn quá nhỏ để cảm thấy không an toàn, và một cái ôm có thể bù đắp cho điều đó. Và nhìn chung em bé nào cũng sẽ thân thiết hơn với những người mà ôm bé nhiều hơn.

Thực tế, bố mẹ đều hiểu rất sâu về khía cạnh này, ví dụ mẹ vì đi làm quá bận không có thời gian ôm bé mà gửi cho bà chăm, như vậy thì đứa trẻ sẽ trở nên thân thiết với bà, người thường ôm bé. Sau đó, nếu mẹ muốn ôm thì bé có thể tỏ ra không muốn.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 9

Bé sẽ có cảm giác an toàn và được yêu thương khi được mẹ bế mỗi ngày.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 10

Khả năng thích nghi

Khi bị tách khỏi mẹ, một số trẻ sẽ khóc rất to và không muốn "xa" mẹ, nhưng một số trẻ chỉ khóc để trấn tĩnh, điều này đặc biệt rõ ràng. Khi nói đến việc đưa con đến trường mẫu giáo, một số đứa trẻ đã bị phân tâm cả ngày kể từ khi trẻ bị tách khỏi mẹ. Dù đã ở trường mẫu giáo gần một tháng, nhưng đứa trẻ vẫn không thể thích nghi. Nhưng có trẻ chỉ khóc vài ngày đầu, sau đó liền có thể hoà nhập vui chơi và học tập vui vẻ ở trường mẫu giáo mỗi ngày.

Những đứa trẻ có thể thích nghi nhanh chóng ở trường mẫu giáo, là những đứa trẻ ít lo lắng về sự "chia ly", trong khi những đứa trẻ không thích nghi sẽ có sự lo lắng về sự "chia ly" rất nghiêm trọng. 

Nếu mẹ thường bế con khi còn nhỏ, mẹ có thể cho con cảm nhận nhiệt độ cơ thể mẹ. Nhịp tim của mẹ sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy an toàn hơn và để đứa trẻ biết rằng mẹ yêu con. Như vậy đứa trẻ sẽ cảm nhận được thế giới xung quanh rất đáng tin cậy và nỗi lo lắng về sự "chia ly" của  trẻ sẽ giảm bớt khi dần trưởng thành.

Ngược lại, nếu đứa trẻ thường nằm trên giường khi còn nhỏ và chỉ giới hạn tầm nhìn với những bức tường trắng, đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy buồn chán, cô đơn và lo lắng. Vậy nên một khi đứa trẻ bị tách khỏi mẹ, trẻ sẽ ngay lập tức cảm thấy bị bỏ rơi, và nỗi lo lắng về sự xa cách này sẽ nghiêm trọng hơn từng ngày.

Bác sĩ Nhi: amp;#34;Có sự khác biệt giữa đứa trẻ sơ sinh tự nằm chơi và thường xuyên được bế, sau 3 tuổi khoảng cách càng lớnamp;#34; - 11

Việc để trẻ nằm chơi một mình khi nhỏ, khiến trẻ hình thành tâm lý sợ hãi bị bỏ rơi nên sau khi lớn, trẻ sẽ bám mẹ nhiều hơn.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ về cách bố mẹ phản ứng như thế nào là phù hợp khi trẻ cãi lại lời bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách