Tháng 6 có những loại trái cây nào? Dưa hấu, xoài, vải, dứa, nhãn,… đều lần lượt xuất hiện. Chúng đều là những loại quả giàu dinh dưỡng và ngon miệng nhưng không phải ai cũng có thể ăn một cách tùy tiện.
Dưa hấu
Dưa hấu có 94% là nước, chứa protein, glucose, sucrose, fructose, axit malic, citrulline, axit glutamic, arginine, axit photphoric, axit lactic, axit propionic, carotene, vitamin A, vitamin B, vitamin C,...
Ăn dưa hấu có thể bổ sung nước, giúp chữa lành vết loét miệng, tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm đau cơ và còn có thể ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, dưa hấu là thực phẩm có tính mát, những người có thể chất yếu dễ bị khó tiêu hoặc tiêu chảy nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, do hàm lượng kali cao, bệnh nhân mắc bệnh thận cần kiểm soát lượng kali nạp vào và bệnh nhân chạy thận cần kiểm soát lượng nước uống vào cũng như lượng tiêu thụ dưa hấu.
Xoài
Xoài thơm ngon, chín rộ trong mùa hè, được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa)
Xoài có chứa kali, vitamin A và C, magie, chất xơ... Vitamin A trong xoài cao gấp 60 lần táo, có tác dụng bảo vệ mắt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định huyết áp, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thúc đẩy quá trình đại tiện và hình thành collagen.
Nhưng vỏ xoài có chứa chất gây dị ứng, bạn nên cẩn thận và nếu có tiền sử dị ứng với xoài, tốt nhất nên tránh.
Vải thiều
Vải thiều chứa protein, vitamin, chất béo, axit citric, arginine, tryptophan, pectin, canxi, phốt pho, sắt và các thành phần khác. Nó có thể giúp trao đổi chất, bảo vệ tế bào biểu mô, sửa chữa các mô bị thương, thúc đẩy tăng sinh collagen, chống lại các gốc tự do và tăng khả năng miễn dịch.
Lưu ý, không nên ăn vải khi bụng đói. Ngoài ra, vải chưa chín chứa độc tố có thể gây hạ đường huyết cấp tính và bệnh não cấp tính, do đó không nên ăn.
Bên cạnh đó, vải có hàm lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường phải kiểm soát lượng ăn.
Dứa
Dứa giàu vitamin C và chất xơ, có mùi thơm hấp dẫn. (Ảnh minh họa)
Dứa chứa nhiều chất xơ, vitamin C, kali, magie, canxi, bioflavonoid, axit folic và enzyme bromelain. Nó có thể giúp tiêu hóa, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy bảo vệ niêm mạc, lợi tiểu và phù nề, điều hòa huyết áp cao, giúp phát triển xương, giảm viêm khớp, duy trì tâm trạng ổn định, giảm bệnh tim mạch, ung thư và mệt mỏi,...
Dứa có hàm lượng kali cao, bệnh nhân thận nên kiểm soát lượng ăn. Dứa giống vải cũng có lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều dứa.
Nhãn
Nhãn có chứa glucose, protein, nhiều loại vitamin, kali, phốt pho, canxi, sắt, kẽm,... khiến nó trở thành một loại trái cây bổ dưỡng. Nhãn có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa huyết áp và cải thiện khả năng miễn dịch. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, nhãn có chức năng khai thông lá lách, bồi bổ dạ dày, bổ máu và an thần.
Vì nhãn chứa hàm lượng kali và đường cao nên những người mắc bệnh thận, tiểu đường không dung nạp kali chỉ nên nếm thử với số lượng ít. Phụ nữ mang thai, những người có dấu hiệu viêm nhiễm và những người mắc chứng khó tiêu không nên ăn nhãn.