Bố mẹ nên cùng con thực hiện nhiều hơn 2 loại hoạt động sau đây, nhằm hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện hơn.
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí não của trẻ về cơ bản kết thúc vào khoảng 13 tuổi, trí thông minh bước vào giai đoạn hoàn thiện, sau đó sẽ khó thay đổi.
Cụ thể, mức độ phát triển trí não của trẻ 0-3 tuổi là 60%, đây là giai đoạn trí não phát triển nhanh chóng, trẻ 3-6 tuổi đã đạt 80%, trẻ 6-8 tuổi đã hoàn thiện 98%, đây cũng là cơ hội cuối cùng để giúp trẻ phát triển trí não.
Vì vậy, giai đoạn tiểu học cũng rất quan trọng, là thời điểm nuôi dưỡng hứng thú, phát triển thói quen học tập, cải thiện khả năng tập trung, tư duy và các khả năng khác.
Sau khi trẻ đủ 13 tuổi và bước vào giai đoạn trung học cơ sở, sẽ là quá muộn để bắt kịp và bù đắp cho bất kỳ sự đào tạo nào về những khía cạnh này. Vì vậy, trước khi trẻ 13 tuổi, bố mẹ nên cùng con thực hiện nhiều hơn 2 loại hoạt động sau đây, nhằm kích thích trẻ phát triển toàn diện hơn.
Đi bộ trước khi ngủ thúc đẩy phát triển trí não
Nếu muốn giúp trẻ thông minh và phát triển trí não của trẻ, bố mẹ có thể chú trọng vào hai khía cạnh quan trọng: chức năng thần kinh vận động và chức năng thần kinh cảm giác. Một phương pháp đơn giản để cải thiện khả năng trong hai lĩnh vực này là tập thể dục.
Thể thao không chỉ là một phương pháp giúp trẻ vui chơi, mà còn giúp trẻ kích thích tất cả các giác quan như mắt, tai, mũi và miệng trong quá trình chơi.
Đồng thời, cũng cải thiện khả năng phối hợp, giữ thăng bằng của các chi, giúp trẻ cảm thấy thích thú khi tham gia vào hoạt động thể thao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Bố mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian yên tĩnh ở nhà để khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Ví dụ, đối với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể thực hiện các động tác nhẹ nhàng như vuốt ve cơ thể trẻ, giúp trẻ lật mình và tập đi.
Đối với trẻ 2 tuổi, bố mẹ có thể giúp trẻ duỗi tay và đá chân. Trong khi trẻ lớn hơn có thể đi bộ chậm trong nhà, hay tham gia vào các hoạt động khác.
Đọc sách nhằm nuôi dưỡng hứng thú học tập
Các nhà nhân chủng học Betty Hart và Todd Leslie đã thực hiện một cuộc khảo sát đáng chú ý có tên là "Khoảng cách 30 triệu từ". Trong suốt 2,5 năm, họ đã theo dõi 42 gia đình và ghi lại cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và con cái. Kết quả cho thấy, trung bình vốn từ vựng của mỗi đứa trẻ tăng khoảng 30 triệu từ.
Điều đáng chú ý là những trẻ thường xuyên giao tiếp với bố mẹ có kết quả bài kiểm tra IQ cao hơn, chênh lệch lên đến 38 điểm. Điều này cho thấy rằng việc tạo cơ hội đọc có thể hỗ trợ trẻ phát triển trí não tốt hơn.
Vậy vì sao bố mẹ nên đọc sách cùng trẻ trước khi ngủ? Thực tế, thói quen này sẽ tạo nền tảng cho việc đọc và học tập trong tương lai, xây dựng về thời gian cố định.
Thời gian này trở thành cơ hội để gắn kết và tạo mối quan hệ gần gũi với con. Việc chia sẻ câu chuyện, diễn giải hình ảnh trong sách, thảo luận về nội dung sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và tăng cường tình cảm gia đình.
Trẻ cũng có cơ hội rèn luyện ngôn ngữ phong phú và đa dạng, từ đó mở rộng từ vựng, cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Trẻ cũng học cách sử dụng ngôn từ, câu chuyện để diễn đạt ý kiến và trí tưởng tượng.
Đồng thời, việc chìm vào câu chuyện và tạo ra một không gian yên tĩnh giúp giảm căng thẳng và đánh tan áp lực của ngày học tập.