Chiêu khiêu khích để "thúc" con tiến bộ của bố mẹ Việt, tưởng hiệu quả nhưng âm thầm khiến con thụt lùi

Kiều Trang - Ngày 29/06/2023 11:47 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui khuyến cáo bố mẹ dừng ngay việc sử dụng phương pháp khiêu khích con để "thúc" con tiến bộ.

Chiêu khiêu khích để amp;#34;thúcamp;#34; con tiến bộ của bố mẹ Việt, tưởng hiệu quả nhưng âm thầm khiến con thụt lùi - 1

Trẻ em ở độ tuổi nhạy cảm, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì thường sẽ không có khả năng kiểm soát cảm xúc, điều tiết cảm xúc trước những lời khiêu khích từ người khác. Tuy nhiên trong quá trình vui chơi, học tập thì việc bản thân rơi vào đối tượng bị khiêu khích bởi những người xung quanh là điều mà hầu như đứa trẻ nào cũng khó tránh khỏi. 

Những tình huống thường gặp khi một đứa trẻ bị những đứa trẻ khác khiêu khích có thể là vì ngoại hình, cách ăn mặc, cách nói chuyện, hoặc bất kỳ đặc điểm nào đó mà những đứa trẻ là đối tượng khiêu khích cho rằng đứa trẻ bị khiêu khích khác thường hoặc không đúng với tiêu chuẩn của họ.

Ví dụ, một đứa trẻ có thể bị khiêu khích vì nói chuyện chậm hơn, không giỏi bóng đá, hay mặc quần áo không đúng thời trang. Những đứa trẻ khác có thể khiêu khích bạn học bằng cách gọi tên xấu, nhạo báng, hay tẩy chay đứa trẻ khỏi các hoạt động xã hội.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý học, trẻ nhỏ có thể cảm thấy rất tổn thương và bị ảnh hưởng đến tâm lý khi bị khiêu khích. Trẻ sẽ cảm thấy bị xúc phạm và bất an, đặc biệt khi bị khiêu khích liên tục hoặc bị những đứa trẻ khác chế giễu, bắt nạt. Một báo cáo của Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết rằng khoảng 70% học sinh đã từng bị bắt nạt hoặc bị khiêu khích tại trường học. 

Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau khi bị khiêu khích (Ảnh minh hoạ Internet).

Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau khi bị khiêu khích (Ảnh minh hoạ Internet).

Những trẻ nhỏ bị khiêu khích có thể mất tự tin và tự ti về bản thân, cảm thấy rằng mình không đủ tốt để được chấp nhận. Theo thời gian, đứa trẻ đó có thể trở nên cô đơn và tách biệt với những đứa trẻ khác, thậm chí là có thể từ chối tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động mang tính tập thể.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ bị khiêu khích cũng có thể phát triển các vấn đề tâm lý và hành vi, như tức giận, nổi loạn, lo âu, trầm cảm, giảm năng lượng và khả năng tập trung... Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ tâm lý của trẻ nhỏ và đảm bảo rằng đứa trẻ được lớn lên trong một môi trường công bằng và tôn trọng.

Vì vậy, theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, bố mẹ và những người thân trong gia đình, kết hợp với nhà trường cần chú ý đến những tác động tiêu cực của hành vi khiêu khích đối với trẻ nhỏ, nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp để bảo vệ tâm lý và tạo môi trường sinh hoạt, học tập an toàn, tích cực cho trẻ nhỏ phát triển toàn diện một cách lành mạnh nhất.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM

Chiêu khiêu khích để amp;#34;thúcamp;#34; con tiến bộ của bố mẹ Việt, tưởng hiệu quả nhưng âm thầm khiến con thụt lùi - 4

Thưa chuyên gia, những biểu hiện, trạng thái tâm lý nào của trẻ được bộc lộ khi bị người khác khiêu khích?

Dựa trên những yếu tố về tính cách của trẻ, đối tượng khiêu khích, mức độ khiêu khích và vấn đề khiêu khích... thì sẽ có những biểu hiện hay trạng thái tâm lý khác nhau giữa những đứa trẻ. 

Ở đây, tôi tạm chia ra thành hai kiểu phản ứng. Phản ứng một là đứa trẻ sẽ tin vào lời khiêu khích của người khác, dẫn đến tâm lý tự ti, xấu hổ, co mình lại và tự xem thường bản thân, có những suy nghĩ bên trong khá tiêu cực. 

Phản ứng thứ hai là đứa trẻ sẽ không tin vào lời khiêu khích. Lúc này, đứa trẻ sẽ tỏ thái độ tức giận, phản ứng mạnh, hay thể hiện một hành vi nào đó để chứng tỏ bản thân không đúng như lời người khác nói hoặc chứng tỏ điều ngược lại.

Chiêu khiêu khích để amp;#34;thúcamp;#34; con tiến bộ của bố mẹ Việt, tưởng hiệu quả nhưng âm thầm khiến con thụt lùi - 5

Trong thực tế, một số bố mẹ để "thúc" con tiến bộ đã sử dụng chiêu "khiêu khích" (chẳng hạn như nói lời coi thường), chuyên gia nghĩ gì về phương pháp dạy con này?

Theo quan điểm của tôi, đây là phương pháp dạy con khá phổ biến trong xã hội cũ, tuy nhiên nó thực sự không còn phù hợp ở thời hiện đại ngày nay. Việc bố mẹ sử dụng chiêu khiêu khích để "thúc" con tiến bộ có thể mang đến những tác dụng, khiến bố mẹ đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, dưới góc nhìn tâm lý học thì đây là một phương pháp không được khuyến khích, bởi vì nó không mang lại điều tích cực cho trẻ. Ngược lại, nó sẽ chỉ khiến cho đứa trẻ bị thúc đẩy bởi những động cơ không tích cực.

Chẳng hạn như việc đứa trẻ không thích bơi, nhưng phải ép bản thân nỗ lực học bơi thật giỏi vì lời khiêu khích của bố mẹ, khiến cho đứa trẻ cảm thấy tức giận, nên muốn được bố mẹ công nhận năng lực của bản thân hoặc chỉ để làm hài lòng bố mẹ. Như vậy thì việc trẻ thực hiện điều này để chứng tỏ, hay lấp đầy những cảm xúc tồi tệ của mình không xuất phát từ thái độ thích thú, ham muốn được làm, mà chỉ chú trọng đến kết quả. 

Đây sẽ không phải là một cách giáo dục con cái hiệu quả. Mà cách hay hơn, đúng đắn hơn đó là bố mẹ khơi dậy trong con nguồn đam mê, niềm vui và sự yêu thích, thoải mái đối với bất kỳ một hoạt động nào đó.

Chiêu khiêu khích để amp;#34;thúcamp;#34; con tiến bộ của bố mẹ Việt, tưởng hiệu quả nhưng âm thầm khiến con thụt lùi - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào đứa trẻ bị người khác khiêu khích? Diễn biến tâm lý của trẻ lúc đó ra sao và hậu quả của nó như thế nào?

Trong cuộc sống và quá trình làm việc, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp đứa trẻ bị người khác khiêu khích. Cụ thể là trường hợp một cậu bé đang ở độ tuổi dậy thì, độ tuổi mà có rất nhiều sự "nổi loạn" ở bên trong. Thời điểm này, cậu bé dành sự tập trung nhiều hơn cho bản thân, mà việc học dần trở nên lơ là.

Thế là bố mẹ thường nói những câu chê bai nhằm khiêu khích cậu như "Con bây giờ học dở lắm, sau này sẽ không làm được chuyện gì đâu", hay "Con làm gì bằng được ai, bố mẹ thật xấu hổ về con"... Tại thời điểm cậu bé nghe được những lời này từ bố mẹ, cậu đã ngay lập tức phản ứng dữ dội, thậm chí là tỏ thái độ vô lễ, hỗn láo để cãi lại bố mẹ. Lúc này cậu bé đã bộc lộ tinh thần theo đúng như sự phát triển về tâm sinh lý ở độ tuổi dậy thì, độ tuổi mà những đứa trẻ sẽ rất nhạy cảm, cái tôi cao, thường nhìn thấy vấn đề ở người khác và sẵn sàng bày tỏ quan điểm cá nhân. 

Sau sự việc này, cậu bé dần trở nên xa lánh và không còn giữ mối quan hệ thân thiết với bố mẹ. Cậu cảm thấy rất hậm hực và nghĩ rằng, vì bố mẹ không tôn trọng mình nên mình cũng sẽ không dành sự tôn trọng cho bố mẹ nữa. Trong trường hợp này, cách giáo dục của bố mẹ không những không làm cho con cái phát triển tốt hơn, mà còn khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái bị phá vỡ.

Chiêu khiêu khích để amp;#34;thúcamp;#34; con tiến bộ của bố mẹ Việt, tưởng hiệu quả nhưng âm thầm khiến con thụt lùi - 7

Để dạy trẻ ứng phó tốt trước những lời khiêu khích thì chuyên gia có lời gợi ý nào cho bố mẹ?

Bố mẹ cần dạy cho trẻ hiểu rằng, trong cuộc sống và quá trình học tập thì đâu đó con cũng sẽ khó tránh khỏi việc trở thành đối tượng bị người khác khiêu khích. Lúc này, đứa trẻ cần hiểu nguyên nhân vì sao họ lại khiêu khích mình và nếu đó là những người ngoài không thân thiết, và họ cho rằng bản thân chỉ đang nói đùa, vạ miệng thì đứa trẻ nên học được cách loại bỏ những lời khiêu khích đó ra khỏi tầm quan tâm của mình. 

Tuy nhiên đối với những mối quan hệ thân thiết, gần gũi hơn, chẳng hạn như những người thân trong gia đình thì bố mẹ nên dạy trẻ biết cách ứng phó phù hợp, sao cho vừa không thể hiện sự vô lễ nhưng lại vừa khiến cho người đó "tâm phục khẩu phục" để không tái diễn việc làm này thêm một lần nào nữa. 

Còn riêng đối với bản thân đứa trẻ, bố mẹ cần giúp con nhận ra đâu là giá trị thực sự của bản thân. Để từ đó trẻ có thể biết và dành sự tập trung phát triển những giá trị quan trọng đó, thay vì chú ý đến những lời khiêu khích vô căn cứ, và không nằm trong hệ giá trị mà mình đang theo đuổi. Đứa trẻ nên được định hướng phát triển theo những gì mà con muốn và nó là động cơ tích cực để con cố gắng thực hiện trên một tinh thần vui vẻ, yêu thích, chứ không phải là những điều gò ép bản thân làm trong lúc cảm xúc tiêu cực, hay để chứng tỏ bản thân và thoả mãn người khác.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy 
Có những món đồ vật mà trẻ nhỏ cực kỳ yêu thích và gần gũi, luôn giữ nó khư khư bên cạnh mà không thể bỏ hoặc thay mới.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm