Chuyên gia tâm lý chỉ ra 3 biểu hiện của "Bố mẹ độc hại", càng nuôi dạy con càng thụt lùi

Kiều Trang - Ngày 19/12/2023 09:15 AM (GMT+7)

Kiểm soát quyền riêng tư của con là cách nuôi dạy không phù hợp với thời đại ngày nay.

Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều phụ huynh cảm thấy lúc nhỏ đứa trẻ của mình luôn thích "bám" bố mẹ, nhưng khi con càng lớn thì càng có những mối bận tâm và thế giới riêng, không còn gần gũi với bố mẹ như trước. Vì vậy, nhiều phụ huynh bắt đầu hình thành sự khắt khe, kiểm soát đối với con cái nhiều hơn, thậm chí còn có thói quen xâm phạm quyền riêng tư của đứa trẻ.

Bởi bố mẹ tin rằng, chỉ có như vậy mới có thể giúp bản thân hiểu mọi việc con đang làm, nắm bắt được mọi "nhất cử nhất động" của con để kịp thời đưa ra cách nuôi dạy phù hợp. Tuy nhiên quan điểm giáo dục này đã vô tình gây nên nhiều hệ luỵ và phản ứng ngược khiến cho con trẻ dễ nổi loạn hoặc rơi vào các tình huống bị ảnh hưởng đến tâm tính cách.

Bố mẹ dạy con bằng cách kiểm soát quá mức, xâm phạm quyền riêng tư của trẻ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ dạy con bằng cách kiểm soát quá mức, xâm phạm quyền riêng tư của trẻ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ (Ảnh minh hoạ).

Từ đó, bố mẹ đã vô tình cản trở sự phát triển tự do, lành mạnh của con, không những không làm cho mối quan hệ gia đình thêm gắn kết mà còn khiến cho bố mẹ và con cái ngày càng có khoảng cách, căng thẳng hơn. 

Để giải quyết vấn đề này và giúp những bậc phụ huynh không mắc sai lầm trong quá trình nuôi dạy con cái thời hiện đại ngày nay, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đã chia sẻ những góc nhìn và quan điểm thú vị, hướng dẫn bố mẹ các phương pháp giáo dục trẻ phù hợp, hiệu quả hơn thay vì áp dụng sự kiểm soát quá mức lên con.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 3 biểu hiện của amp;#34;Bố mẹ độc hạiamp;#34;, càng nuôi dạy con càng thụt lùi - 4

Thưa chuyên gia, vì sao nhiều bố mẹ có thói quen xâm nhập, kiểm soát quyền riêng tư của con cái quá mức?

Có rất nhiều lý do về bối cảnh, bản thân của bố mẹ hoặc đặc thù của đứa trẻ liên quan đến việc bố mẹ hình thành tính kiểm soát quyền riêng tư đối với con trẻ. 

Thứ nhất, bố mẹ là người có thói quen thích kiểm soát, muốn được quản giáo người khác và chỉ yên tâm khi bản thân làm chủ được mọi chuyện. Đối với kiểu tính cách này, việc bố mẹ áp dụng nó vào trong quá trình nuôi dạy con cũng là điều không quá khó hiểu.

Thứ hai, có thể xung quanh bố mẹ có những hội nhóm phụ huynh và nhiều người cũng có thói quen kiểm soát quyền riêng tư của con. Điều này đã khiến cho một số ông bố bà mẹ tin rằng đây là cách giáo dục đúng đắn, mọi người làm vậy thì mình cũng làm giống như thế.

Thứ ba, chính bản thân đứa trẻ có quá nhiều đặc thù về tính nguy hiểm, chẳng hạn như luôn giữ bí mật với bố mẹ trong tất cả mọi chuyện, kể cả những chuyện mà tự trẻ không thể giải quyết hay đưa ra quyết định một mình, hoặc đứa trẻ quá ngỗ nghịch, có hành vi hung tính nên bố mẹ bắt buộc phải kiểm soát quyền riêng tư của con.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 3 biểu hiện của amp;#34;Bố mẹ độc hạiamp;#34;, càng nuôi dạy con càng thụt lùi - 5

Nhiều bằng chứng đã cho thấy sự kiểm soát quá mức như vậy là “lợi ít, hại nhiều”. Chuyên gia nghĩ như thế nào về quan điểm này?

Tuỳ vào từng độ tuổi mà trong vấn đề này sẽ có mức độ lợi, hại khác nhau đối với con trẻ. Nếu con còn nhỏ, từ 2 tuổi đến trước 5 tuổi thì trẻ cần được bố mẹ kiểm soát như vậy, bởi bản thân trẻ chưa có sự hoàn thiện trong nhận thức để phân biệt đâu là đúng sai, đâu là nên và không nên,...

Tuy nhiên khi trẻ đã bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ sẽ cần những không gian riêng. Lúc đó bối cảnh mối quan hệ gia đình có thể đã không còn quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đứa trẻ giống như mối quan hệ bạn bè. Vì thế cho nên sự thật là việc bố mẹ kiểm soát trẻ quá mức có thể gây nên phản ứng ngược, "lợi ít, hại nhiều" trong giai đoạn này.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 3 biểu hiện của amp;#34;Bố mẹ độc hạiamp;#34;, càng nuôi dạy con càng thụt lùi - 6

Bố mẹ kiểm soát con cái quá mức thường sẽ có những biểu hiện ra sao?

Một số biểu hiện cho thấy bố mẹ kiểm soát con cái quá mức:

Thứ nhất, bố mẹ tự ý xâm phạm quyền riêng tư của con mà chưa hỏi ý kiến hoặc chưa được trẻ cho phép, chẳng hạn như lén xem trộm nhật ký của con, kiểm tra điện thoại hoặc các tài khoản cá nhân mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram,... của con.

Thứ hai, bố mẹ tự quyết định, tự động làm những việc mà ngay chính trẻ cũng chưa biết trước hoặc chưa đồng ý, chẳng hạn như chủ động trả lời tin nhắn từ bạn bè trên điện thoại của con hoặc chủ động liên hệ với bạn bè con.

Thứ ba, bố mẹ thường xuyên đặt ra những câu hỏi không mang ý nghĩa quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với con trẻ mà ngược lại đó là những câu hỏi nhằm lấy thông tin hoặc mang sắc thái như đang điều tra để từ đó đưa ra đánh giá và lên án con trẻ.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 3 biểu hiện của amp;#34;Bố mẹ độc hạiamp;#34;, càng nuôi dạy con càng thụt lùi - 7

Chuyên gia có thể chia sẻ về một câu chuyện mà bản thân biết về đứa trẻ bị bố mẹ kiểm soát quyền riêng tư quá mức và hệ luỵ của nó? Đồng thời, chuyên gia sẽ có những lời khuyên như thế nào trong vấn đề này để bố mẹ biết cách giáo dục con phù hợp hơn?

Tôi có một cô học trò hiện tại đang học lớp 11, cô bé bị bố mẹ kiểm soát mạnh mẽ, không cho phép đứa trẻ đi ra ngoài, đặc biệt là vào ban đêm nếu như con không có một lý do và lý do đó được bố mẹ duyệt là chính đáng. 

Cô bé cũng không bao giờ được phép sử dụng điện thoại trong phòng riêng, và tất cả những sự kiểm soát này của bố mẹ đã khiến cho cô bé vô cùng bức bối. Trong khi đó, các bạn học ở trường quốc tế của con đều được sử dụng điện thoại, được bố mẹ tạo không gian riêng.

Đỉnh điểm vào năm lớp 10, cô bé đã nổi loạn và bỏ nhà đi 3 ngày cùng với bạn trai của mình. Lúc đó, bố mẹ của cô bé cực kỳ sốc và khủng hoảng. Điều này là dấu hiệu của sự phản kháng vì cô bé không cảm thấy hài lòng, đồng ý với cách giáo dục con quá mức kiểm soát của bố mẹ.

Tuy nhiên thì điều càng đáng buồn hơn đó là sau khi cô bé quay về, bố mẹ cô bé lại tiếp tục lặp lại cách nuôi dạy cũ, thậm chí còn quá đáng hơn khi nhốt con lại, trấn áp cô bé khiến cho đứa trẻ rơi vào trầm cảm nặng. Nhưng dù vậy thì họ vẫn khăng khăng không tin con mình bị vấn đề về tâm lý, nên không muốn đưa con đến gặp bác sĩ hay chuyên gia để nghe tư vấn.

Tôi tin rằng, nuôi con thì dễ nhưng dạy con thì cực kỳ khó. Dạy con của thời xưa có thể nhẹ nhàng hơn giai đoạn thời nay rất nhiều. Nếu bố mẹ được nuôi dạy bởi ông bà trước đây như thế nào, và bây giờ vẫn áp dụng y nguyên như thế ấy đối với con cái của mình ở thời điểm hiện tại thì tôi tin là nó đã không còn phù hợp.

Bởi mọi thứ đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, thế nên đòi hỏi bố mẹ phải lắng nghe con, quan sát bối cảnh thời đại, môi trường xung quanh con để thảo luận cùng con, đặc biệt là với những đứa trẻ đang ở độ tuổi dậy thì thay vì giữ cách nuôi dạy ra lệnh, áp đặt và kiểm soát.

Khi bố mẹ lắng nghe con nói, suy xét đặt mình vào vị trí của con trong bối cảnh hiện tại thì sẽ giúp bố mẹ đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt, phù hợp trong quá trình giáo dục con trẻ.

Không phải tiền bạc, mỗi ngày bố mẹ dành 10 phút làm điều này, trẻ sẽ biết ơn vô cùng
Để nuôi dạy con tuổi dậy thì hiệu quả, cách tốt nhất là bố mẹ hãy trở thành bạn của con.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia