Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: "Điều thứ 3 phổ biến nhất"

Kiều Trang - Ngày 02/05/2023 15:30 PM (GMT+7)

Có nhiều cách hay để dạy con khi con làm sai, nhưng chuyên gia khuyến cáo bố mẹ tuyệt đối tránh 4 loại hình phạt gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ.

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 1

Người ta nói giáo dục con cái phải “thưởng phạt”, không nên nuông chiều một cách mù quáng, chỉ cần con làm sai thì phải phạt, như vậy trẻ mới nhớ lâu. Nhiều bậc bố mẹ nghĩ như vậy và làm như vậy, nhưng vấn đề là có một số biện pháp trừng phạt không thực sự phù hợp để áp dụng cho trẻ em.

Điều thường xảy ra là người lớn dần dần tập trung vào việc trừng phạt đứa trẻ, thay vì đảm bảo đứa trẻ không mắc lỗi tương tự lần sau, và người lớn đã quên mất mục đích cốt lõi của cách giáo dục này.

Khi tác hại do hình phạt gây ra vượt xa lợi ích do việc từ bỏ thói hư tật xấu mang lại, như vậy có thể nói phương pháp trừng phạt này đã thất bại, và bố mẹ cần chấm dứt, thay đổi phương pháp tốt hơn.

Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý nhắc nhở các bậc bố mẹ, trong thực tế những hình phạt được bố mẹ áp dụng khi giáo dục con cái hàng ngày dưới đây, không chỉ không hiệu quả, mà còn in bóng đen vào tâm trí trẻ.

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 2

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 3

Đánh quá giới hạn

“Giáo dục bằng đòn roi” luôn là cách giáo dục trẻ em trực tiếp nhất mà nhiều bố mẹ đã từng ít nhất 1 lần áp dụng. Bởi vì bố mẹ có tư tưởng rằng, không đánh thì con không nghe lời, không đánh thì con không thành tài. Thực chất thì đây là tư tưởng giáo dục con bắt nguồn từ cha ông ta ngày xưa.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ quá nhẫn tâm, “giáo dục bằng đòn roi” thậm chí sẽ trở thành “bạo lực gia đình”, và bản chất của toàn bộ vấn đề lúc này sẽ thay đổi, chứ không đơn thuần là một phương pháp để giáo dục con cái.

Như vậy có thể thấy, giáo dục con cái bằng đòn roi là một hình thức phạt trừ cứng rắn và không hiệu quả. Nó không chỉ gây đau đớn và tổn thương cho trẻ, mà còn có thể gây ra tác động xấu đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Việc sử dụng đòn roi để giáo dục con có thể dẫn đến sự sợ hãi, căng thẳng và đối lập từ phía trẻ. Nó cũng không giúp trẻ hiểu rõ được tại sao mình bị phạt và cách để tránh việc phạm lỗi ở lần tiếp theo. Thay vì giáo dục và hướng dẫn trẻ, việc sử dụng đòn roi chỉ tạo ra một mối quan hệ thù địch và không tốt giữa bố mẹ và con cái.

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 4

Giáo dục con bằng đòn roi nếu vượt quá quá giới hạn, sẽ trở thành "bạo lực gia đình".

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 5

Làm nhục trẻ nơi công cộng

Thực tế không kiếm gặp trường hợp, đứa trẻ đánh bạn ở trường, và sau đó cô giáo yêu cầu phụ huynh đến trường để nói chuyện. Kết quả là phụ huynh càng tức giận, mà trước mặt bao nhiêu người không chút do dự la mắng, chửi bới và thậm chí là đánh con, để buộc đứa trẻ thừa nhận lỗi lầm của mình. Nhưng câu hỏi đặt ra là, trạng thái tâm lý của đứa trẻ sẽ thay đổi như thế nào sau khi phải chịu đựng sự sỉ nhục như vậy?

Theo các chuyên gia, việc bị làm nhục ở nơi công cộng có thể gây ra sự lo lắng, tự ti và sợ hãi ở trẻ, đồng thời gây ra sự đối lập và phản kháng từ phía trẻ. Trẻ có thể cảm thấy bị bất công và có thể không muốn nghe những lời giáo huấn từ phía bố mẹ.

Bên cạnh đó, nó còn có thể dẫn đến sự bắt nạt và cô độc của trẻ trong cộng đồng, làm cho trẻ cảm thấy bị tách biệt và không được chấp nhận. Thậm chí còn làm cho trẻ cảm thấy bị xa lánh và không được yêu thương, từ đó dẫn đến mối quan hệ thù địch giữa bố mẹ và con cái.

Vì vậy khi nói về lòng tự trọng, đó không phải là từ mà nhiều người hình dung “chỉ dành cho người lớn”, mà những đứa trẻ cũng có lòng tự trong của bản thân, và có quyền được bảo vệ lòng tự trọng đó, cũng như mong muốn được mọi người tôn trọng.

Trên thực tế, yêu cầu của con cái không bao giờ cao, chỉ cần bố mẹ tôn trọng ý kiến ​​của con trong những vấn đề nhỏ, không đánh mắng con nơi công cộng, khẳng định thành tích của con, những điều này là đủ. Con cái cảm nhận được sự tôn trọng mà bố mẹ dành cho mình, và đứa trẻ chắc chắn cũng sẽ đáp lại lòng tốt đó theo những cách khác.

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 6

Tra tấn tâm lý bằng lời nói

Ai đó đã từng nói: "Nếu bạn muốn khiến một người phát điên, bạn phải hành hạ anh ta đến suy sụp về thể xác, hoặc khiến anh ta bị áp lực liên tục về tinh thần, chỉ cần động miệng là khiến anh ta suy sụp". Trong cuốn “Điểm yếu của bản chất con người”, ngôn ngữ được ví như “thanh kiếm vô hình”, và thứ "vũ khí" này cũng có thể giết chết một con người.

Trên thực tế luôn có hai kiểu bố mẹ đối lập, kiểu đầu tiên là khi con mắc lỗi thì bố mẹ sẽ nhẹ nhàng, kiên nhẫn chỉ dạy như “Con sai ở đâu?”, “Sao lại thành ra thế này?”, “Lần sau con phải làm thế nào?”. Mỗi bước đều đi vào trọng điểm, mục đích của bố mẹ rất rõ ràng, đó là trước tiên hãy giải quyết vấn đề và khiến con tốt hơn.

Còn ngược lại là kiểu thứ 2, một số phụ huynh khác lại tỏ ra vô cùng tức giận, khi không kiềm chế được cảm xúc của bản thân thì sẽ thích tuôn ra những lời nói, ngôn ngữ "cay độc" khiến cho con cái cảm thấy khó chịu, chẳng hạn như: "Sao con ngu thế?", "Con quá tệ, việc đơn giản thế mà làm cũng không xong!", "Con thật vô dụng, chỉ được cái chơi là giỏi",...

Tất cả các loại tấn công cá nhân như vậy đối với trẻ em dường như có một mối "hận thù" sâu sắc, và điều đó sẽ không dừng lại cho đến khi đứa trẻ bị mắng đến mức không thể ngẩng đầu lên. Người ta thường nói, vết thương thể xác đau nhất thời, nhưng bóng đen tâm lý thì hủy hoại cả cuộc đời, có những đứa trẻ dành cả cuộc đời để hàn gắn những lỗ hổng trong tim ở thời thơ ấu.

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 7

Những lời nói ác ý nhằm hăm doạ hoặc sỉ nhục con cái, sẽ khiến đứa trẻ bị tổn thương tâm lý.

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 8

Tuân thủ quan điểm “con có lỗi trước”

Kiểu cha mẹ này là vô lý nhất, đi từ cực đoan “nuông chiều vô độ” đến cực đoan “con cái phải có lỗi”. Chỉ cần con xảy ra một chút rắc rối, bất kể đó có phải là vấn đề đến từ phía đối phương hay không, phản ứng đầu tiên của bố mẹ là: “Con phải chịu một phần trách nhiệm, dù sao vỗ một tay cũng không thể kêu thành tiếng.”

Chẳng hạn như trường hợp đứa trẻ bị bắt nạt ở trường, và bố mẹ sẽ nghĩ, tại sao lại bắt nạt con trong khi họ không bắt nạt những người khác? Con bị ngã xe, bố mẹ liền cho rằng có rất nhiều người đi đường không sao, nhưng chỉ có con là bị ngã, con có chấp hành luật lệ giao thông không? Con đánh nhau với bạn cùng lớp, bố mẹ nghĩ, chuyện nhỏ như thế nếu chịu lùi một bước thì có thể giải quyết êm xui, sao con còn muốn làm ầm ĩ lên?

Lớn lên trong bầu không khí gia đình như vậy, bất kể tâm lý của những đứa trẻ nào cũng sẽ dễ bị vặn vẹo, và chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ hình thành sự căm ghét, thù địch đối với bố mẹ. Trong lòng con cái sẽ nghĩ bố mẹ là những người vô lý, vì vậy nếu bản thân có vấn đề gì thì không nên nói với bố mẹ, nếu không sẽ bị phê bình. 

Thay vì chờ đợi bị mắng mỏ, tốt hơn là tự mình giải quyết vấn đề. Tuy nhiên tự mình giải quyết vấn đề đối với những đứa trẻ chưa có đủ sự chính chắn, phần trăm hỏng chuyện là rất cao, thậm chí còn khiến cho "chuyện bé xé ra to".

Những hình phạt tác động xấu đến tâm lý của trẻ, chuyên gia nhắc nhở: amp;#34;Điều thứ 3 phổ biến nhấtamp;#34; - 9

Trước khi kết tội trẻ, bố mẹ cần lắng nghe để đưa ra cách giải quyết đúng, tránh trách nhầm trẻ.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ về cách bố mẹ phản ứng như thế nào là phù hợp khi trẻ cãi lại lời bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học