Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ “bò trước rồi mới tập đi” và trẻ “biết đi trước khi bò”

Thi Thi - Ngày 13/01/2024 09:07 AM (GMT+7)

Đứa trẻ có khả năng bò tốt thường phát triển thể chất, kỹ năng vận động tốt hơn.

Trẻ 2 tháng có thể ngóc đầu lên, 4 tháng biết lật, 6 tháng ngồi, 7 tháng biết bò và 1 tuổi biết đi. Đây là quy luật phát triển chung của trẻ từ sơ sinh đến một tuổi, tuy nhiên cũng có một số trẻ “Không tuân theo quy luật ” nào.

Trong đó, giai đoạn tập bò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều trẻ lại "trốn" bò mà biết đi, bố mẹ lại vô tình cho rằng con mình “siêu nhân” hơn những đứa trẻ khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bố mẹ không nên bỏ qua giai đoạn nayfm vì giữa trẻ biết bò rồi mới biết đi khi lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt so với những trẻ trốn bò.  

Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ “bò trước rồi mới tập đi” và trẻ “biết đi trước khi bò” - 2

Những lợi ích khi trẻ tập bò nhiều

Trẻ có khả năng phối hợp thể chất tốt hơn khi lớn lên

Khi trẻ bò, đòi hỏi phải vận động các cơ trên toàn cơ thể và đòi hỏi sự phối hợp của mắt, tay, chân. Các vận động lớn trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống cơ và khả năng phối hợp thể chất của trẻ. Do đó, trẻ nên được khuyến khích và tạo điều kiện để bò nhiều, từ đó tăng khả năng phối hợp cơ thể linh hoạt.

Khi trẻ bò, đòi hỏi phải vận động các cơ trên toàn cơ thể và đòi hỏi sự phối hợp của mắt, tay, chân.

Khi trẻ bò, đòi hỏi phải vận động các cơ trên toàn cơ thể và đòi hỏi sự phối hợp của mắt, tay, chân.

Vận động đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, không chỉ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn thúc đẩy sự phát triển não tiền đình. Các hoạt động tập thể dục như chạy, nhảy, bơi, đạp xe... đều kích thích hoạt động của não tiền đình, góp phần nâng cao khả năng điều chỉnh và kiểm soát cơ thể của trẻ.

Hơn nữa, vận động cũng giúp trẻ cải thiện khả năng giữ thăng bằng. Trẻ sẽ phải thực hiện các động tác cân bằng, nhảy lên, nhảy xuống, chạy qua các chướng ngại vật... Khi trẻ có khả năng giữ thăng bằng tốt, trẻ sẽ ít bị té ngã khi lớn lên và giảm nguy cơ chấn thương.

Khả năng diễn đạt ngôn ngữ và quan sát của trẻ sẽ mạnh mẽ hơn 

Ngoài ra còn có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bò và phát triển kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ.

Trẻ khám phá sự vật xung quanh bằng cách bò, trong khi vận động còn thúc đẩy sự phát triển mối liên kết giữa các sợi thần kinh trong não và cấu trúc của hệ thần kinh.

Việc tiếp xúc với những điều mới mẻ trong quá trình này cũng có lợi cho sự phát triển kỹ năng quan sát và kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ về sau.

Việc tiếp xúc với những điều mới mẻ trong quá trình này cũng có lợi cho sự phát triển kỹ năng quan sát và diễn đạt ngôn ngữ về sau.

Việc tiếp xúc với những điều mới mẻ trong quá trình này cũng có lợi cho sự phát triển kỹ năng quan sát và diễn đạt ngôn ngữ về sau.

Tốt cho sự phát triển đốt sống cổ và cột sống của trẻ

Khó chịu ở cột sống cổ là vấn đề thường gặp của nhiều người trẻ hiện đại, cúi đầu chơi điện thoại di động, cúi đầu ngồi làm việc trong thời gian dài đều là những nguyên nhân gây ra các vấn đề về cột sống cổ.

Ngồi trong lớp học lâu và học không đúng tư thế có thể dễ dàng dẫn đến chứng vẹo cột sống và các tình trạng phát triển bất lợi khác ở trẻ. Trẻ tập leo trèo nhiều có thể giúp cột sống và xương chậu linh hoạt hơn, điều này có thể ngăn trẻ mắc chứng loạn sản thắt lưng và gù lưng.

Việc bò có rất nhiều lợi ích nhưng khi nói đến sự phát triển của trẻ, chúng ta vẫn nên tuân theo các quy luật khoa học và khuyến khích sự phát triển.

Trẻ tập leo trèo nhiều có thể giúp cột sống và xương chậu linh hoạt hơn.

Trẻ tập leo trèo nhiều có thể giúp cột sống và xương chậu linh hoạt hơn.

Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ “bò trước rồi mới tập đi” và trẻ “biết đi trước khi bò” - 6

Nếu muốn trẻ tập bò tốt bố mẹ có thể làm điều này

Hướng dẫn trẻ thực hiện một số hành động để làm nền tảng cho việc học bò sau này

Nếu trẻ có những động tác kỳ lạ, bố mẹ không nên ngăn cản mà nên hỗ trợ, hướng dẫn trẻ, vì những động tác này có liên quan đến việc trẻ tập bò.

Ví dụ, khi trẻ lăn trên giường, ngồi trên sàn hoặc di chuyển xung quanh, tay và bụng của trẻ đang luyện tập sức mạnh của các điểm hỗ trợ. Một số trẻ sẽ bò về phía trước hoặc bò về phía sau... Trên thực tế, trẻ đang tập sử dụng chân tay để hỗ trợ cơ thể và đặt nền móng cho việc học bò.

Lúc này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ tiến về phía trước và khuyến khích, hướng dẫn nhiều hơn để trẻ có thể rèn luyện thể lực và sự linh hoạt.

Nếu trẻ có những động tác kỳ lạ, bố mẹ không nên ngăn cản mà nên hỗ trợ, hướng dẫn.

Nếu trẻ có những động tác kỳ lạ, bố mẹ không nên ngăn cản mà nên hỗ trợ, hướng dẫn.

Hãy tạo cho trẻ nhiều cơ hội học bò 

Một số bậc phụ huynh có thói quen luôn bế con trên tay vì lo lắng rằng con sẽ gặp vấn đề về an toàn như quá bẩn, nhiễm vi khuẩn, dễ bị va đập và tổn thương. Tuy nhiên, bế con trên tay quá lâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp và kỹ năng tự lập của trẻ.

Vậy làm thế nào một đứa trẻ có thể học bò nếu không có thời gian để chạm đất? Để giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động cần thiết, bố mẹ có thể chọn một khu vực trong nhà hoặc sân chơi ngoài trời, trải một tấm thảm mềm để trẻ có thể ngồi và bò trên đó.

Điều này giúp trẻ có không gian để tự do thực hiện các động tác bò. Trong quá trình này, trẻ sẽ phải sử dụng các cơ trên cơ thể để di chuyển và duy trì thăng bằng. Đây là cách rèn luyện sự phối hợp cơ thể và khả năng vận động mà trẻ cần thiết để học bò.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tạo ra các hoạt động khác như đặt đồ chơi ở xa khỏi trẻ để khuyến khích trẻ di chuyển và bò. 

Để trẻ bò nhiều hơn là một phương pháp giáo dục sớm tốt

Trẻ ở độ tuổi 8-9 tháng đã có một số ý thức tự chủ và khả năng nhận thức, việc kết hợp việc bò với chơi trò chơi để trẻ tương tác với bố mẹ hơn. Một ý tưởng tuyệt vời là chơi trò chơi trốn tìm với trẻ.

Trò chơi trốn tìm có thể được thực hiện bằng cách đặt trẻ ở một vị trí an toàn và sau đó bố mẹ di chuyển ra xa một chút và ẩn mình. Khi bố mẹ ẩn mình, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và muốn tìm bố mẹ.

Trẻ có thể bò để tìm bố mẹ hoặc có thể chờ bố mẹ xuất hiện và bò đến gần. Khi trẻ tìm thấy bố mẹ, hãy động viên và khen ngợi trẻ vơi biểu hiện vui mừng. Điều này giúp trẻ cảm thấy thành tựu và vui vẻ khi tham gia vào hoạt động vận động này.

Khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình bò, hãy đảm bảo rằng bố mẹ có sự hiện diện và sẵn sàng giúp đỡ. Bố mẹ có thể đặt một đồ chơi hoặc mục tiêu nhỏ ở xa để khuyến khích trẻ cố gắng di chuyển và vượt qua khó khăn.

Quan trọng nhất, trong quá trình tương tác và chơi trò chơi với, hãy tạo ra một môi trường vui vẻ, an toàn và yêu thương. Bố mẹ nên luôn sẵn lòng và kiên nhẫn hỗ trợ trẻ, đồng hành trong quá trình phát triển của trẻ. 

Hãy tạo ra một môi trường vui vẻ, an toàn và yêu thương cho con.

Hãy tạo ra một môi trường vui vẻ, an toàn và yêu thương cho con.

Trẻ tập bò mang đến nhiều lợi ích bất ngờ, tác động đến trí não, cải thiện IQ
Trong quá trình trẻ tập bò, tay chân của trẻ chạm sàn sẽ có tác dụng kích thích dây thần kinh xúc giác.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 6-12 tháng