Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh

Kiều Trang - Ngày 17/05/2023 09:31 AM (GMT+7)

Đây là 6 mốc phát triển quan trọng của bé trước 1 tuổi, bố mẹ kiểm tra để biết con có đang phát triển khoẻ mạnh.

Năm đầu đời là giai đoạn mà trẻ sơ sinh lớn nhanh nhất, hầu như tháng nào bé cũng mang đến cho bố mẹ những điều bất ngờ. Đứa bé chào đời với thân hình mềm yếu, chỉ biết ăn và ngủ, trong nháy mắt đã lớn thành một con "búp bê" dễ thương mũm mĩm, thông minh, linh hoạt và ngoan ngoãn.

Do tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian này, nên chắc chắn sẽ xảy ra một số vấn đề, vì vậy bố mẹ cần phải hết sức cẩn thận để chăm sóc tốt nhất cho trẻ, đảm bảo không bỏ qua bất kỳ giai đoạn phát triển quan trọng nào.

Theo các chuyên gia, bác sĩ, có những nút tăng trưởng quan trọng trong năm đầu đời sau đây mà bố mẹ nên so sánh với đứa trẻ của mình, để biết con có đang phát triển khoẻ mạnh hay không?

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 2

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 3

Trước 4 tháng: Tập ngóc đầu lên

Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ có thể ngóc đầu lên một chút nhưng phạm vi nhỏ và thời gian ngắn. Vào tháng thứ 2, bé có thể nâng đầu lên 45 độ ở tư thế nằm sấp, và có thể duy trì trong vài giây đến hơn 10 giây. Lúc này, bố mẹ hãy bế trẻ thẳng đứng, đầu trẻ có thể hơi ngẩng lên và tầm nhìn của trẻ có thể xoay khoảng 90 độ.

Sang tháng thứ 3, bé đã thành thạo hơn trong việc ngẩng đầu, khi nằm sấp bé có thể nâng đầu lên 90 độ, có thể dùng 2 tay đỡ vào ngực và làm các động tác ngửa đầu, ưỡn ngực. Hơn nữa, phần đầu của bé giữ được lâu, ổn định và có thể quay đầu 180 độ theo đường ngắm.

Khi thể chất trưởng thành, bé có thể tự nhiên ngẩng đầu lên. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình này, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé nằm sấp khi bé được 1-2 tuần tuổi. Ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần từ 1-5 phút tùy theo sự tiếp nhận của bé.

Tháng thứ 3 trẻ tập ngóc đầu lên, tháng thứ 4 đầu sẽ ổn định. Nếu sau 4 tháng mà trẻ vẫn không thể ngẩng đầu lên trong tư thế nằm sấp thì đó có thể là biểu hiện bất thường, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

4 tháng đầu đời, trẻ sẽ rèn được kỹ năng ngóc đầu lên.

4 tháng đầu đời, trẻ sẽ rèn được kỹ năng ngóc đầu lên.

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 5

Trước 6 tháng: Lật người

Khi bé tập lật, thông thường bé sẽ chuyển từ nằm sấp sang nằm ngửa trước, rồi từ nằm ngửa sang nằm sấp. Hầu hết các bé có thể tự đẩy chân từ tư thế nằm sấp sang tư thế nằm ngửa khi được 3-4 tháng tuổi, nhưng thông thường phải đến 5-6 tháng thì bé mới thuần thục kỹ năng xoay người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp.

Tuy nhiên trong giai đoạn này mà bé không lật người được thì có thể do các nguyên nhân sau:

- Trẻ bị suy nhược cơ thể như trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, thiếu canxi,... Việc lật người cần dùng nhiều sức, cơ xương của bé còn yếu sẽ không thể hoàn thành động tác này một cách suôn sẻ.

- Nhiều gia đình thích nuôi một đứa trẻ mũm mỉm và bắt bé ăn đến béo phì, vì thừa cân nên cơ thể bị đè nặng khiến bé khó lật.

- Quần áo bị bó, bé mặc nhiều lớp dày hơn nên hạn chế vận động, muốn lật cũng không thể trở mình.

- Rào cản tâm lý, bé có trải nghiệm lật khó chịu, không có hứng thú và nhiệt tình với động tác này.

- Chậm phát triển, trí não chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi khả năng của bé, đặc biệt là khả năng vận động thô.

Bố mẹ khi phát hiện bé có dấu hiệu lật thì nên tích cực hướng dẫn bé, nếu quá muộn (6 tháng) mà bé không chịu lật thì nên kiểm tra lần lượt các nguyên nhân trên, nếu không thì nên cho bé đến bệnh viện để kiểm tra thêm.

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 6
Trước 6 tháng nếu bé không tự lật được, thì có thể là do các nguyên nhân ở trên.

Trước 6 tháng nếu bé không tự lật được, thì có thể là do các nguyên nhân ở trên.

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 8

Tháng 6-8: Ngồi

Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, các cơ và xương như cột sống, lưng, thắt lưng phát triển chắc khỏe hơn, các chuyển động từ lật người sang ngồi dậy dần trở nên tự nhiên. Lúc này, bé vẫn chưa thể ngồi vững, cần ngồi dựa vào vật gì đó, chúi về phía trước và cần có hai tay đỡ.

Khi được 7 tháng, bé có thể thẳng lưng và chủ động ngẩng đầu lên khi ngồi, có thể di chuyển tự do mà không bị rung lắc cơ thể. Khi được 8 tháng, bé có thể ngồi vững trong thời gian dài mà không cần hỗ trợ, có thể di chuyển tự do và có thể với lấy đồ chơi xung quanh.

Cách tốt nhất để tập cho bé ngồi và đứng là hướng dẫn bé nhiều hơn. Ví dụ, treo món đồ chơi yêu thích của bé ở vị trí cao hơn một chút và khuyến khích bé chộp lấy thật mạnh để bé có thể sớm biết ngồi dậy.

Trẻ sẽ biết ngồi từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8.

Trẻ sẽ biết ngồi từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8.

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 10

Tháng 7-8: Bò

Khoảng 7 tháng, bé có thể nằm sấp và giật lùi cơ thể; 8 tháng bé có thể trườn sấp sát đất và điều khiển phương hướng theo ý muốn. Thời gian đầu tập bò, bé có thể chỉ vặn vẹo người, quẫy đạp chân tay, quay tròn tại chỗ hoặc luồn lách như một con bọ khiến mọi người bật cười. Điều này là do em bé thiếu sức mạnh chân tay, sự phối hợp của cơ thể và không có ý thức về phương hướng, vì vậy sẽ trông rất hài hước.

Trẻ mới tập bò khả năng phối hợp thể chất kém, có thể xuất hiện một số tư thế bò kỳ lạ, bố mẹ không cần phải lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu bé bò sai tư thế, hoặc rõ ràng cơ bắp không đều, ngoài việc hướng dẫn đúng, bố mẹ cần phải kiểm tra thêm.

Bé tập bò có rất nhiều lợi ích như cải thiện khả năng phối hợp và thăng bằng của cơ thể, phát triển trí thông minh, thúc đẩy phát triển các giác quan, giúp bé tiêu hóa nhanh, ăn ngon, ngủ ngoan,... Vì vậy, trong mọi trường hợp, hãy để bé bò nhiều hơn ở độ tuổi phù hợp và đừng bỏ lỡ cơ hội học tập tốt nhất.

Trước khi biết đi, trẻ không nên bỏ qua giai đoạn tập bò rất quan trọng.

Trước khi biết đi, trẻ không nên bỏ qua giai đoạn tập bò rất quan trọng.

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 12

Tháng 9-10: Đứng

Khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể cầm nắm đồ vật đứng dậy. Sau đó, bé phải học cách chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, rồi từ tư thế đứng sang tư thế ngồi. Nếu bé có thể đứng vững, điều đó có nghĩa là cơ bắp và sức mạnh của tứ chi và thắt lưng của bé đã sẵn sàng để tập đi. Khi bé đứng lên, tầm nhìn của bé sẽ rộng hơn, mặc dù bé run và hay bị ngã nhưng trải nghiệm mới lạ sẽ khiến bé thích thú với việc tập đứng.

Bé tập đứng sớm ảnh hưởng đến sự phát triển chân của bé, dễ hình thành chân chữ O, nhất là khi thiếu vitamin D hoặc thiếu canxi. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý tránh để bé đứng quá sớm hoặc quá lâu.

Bé có thể chập chững bước đi bất cứ lúc nào sau khi đứng dậy, vì vậy hãy chú ý xem phạm vi hoạt động của bé có yếu tố không an toàn hay không. Ngoài ra, không nên cho bé sử dụng xe tập đi, dễ dẫn đến biến dạng xương ở chi dưới, trẻ không thể trực tiếp trải nghiệm trong quá trình học hỏi, khám phá, hơn nữa những tai nạn lật xe cũng không hiếm gặp.

Từ 9-10 tháng tuổi, trẻ sẽ có khả năng tập đứng.

Từ 9-10 tháng tuổi, trẻ sẽ có khả năng tập đứng.

Trẻ sơ sinh có 6 mốc phát triển trước 1 tuổi, đạt 4/6 tương lai con khoẻ mạnh, thông minh - 14

1 tuổi: Biết đi

Việc bé chuyển từ đứng sang đi chỉ là một bước nhỏ, nhưng đó là một bước tiến lớn mang ý nghĩa của sự trưởng thành, có nghĩa là em bé trưởng thành về thể chất và có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời.

Tập đi không chỉ liên quan đến điều kiện thể chất, mà còn liên quan đến tính cách của bé. Ví dụ, những đứa trẻ hoạt bát, năng động và hướng ngoại sẽ biết đi tương đối sớm. Những đứa trẻ hướng nội, rụt rè và mỏng manh sẽ muộn hơn, vì yếu tố tâm lý khiến trẻ ngại bước những bước đi đầu tiên.

Nếu có điều kiện, khi bé tập đi có thể tập đi chân trần nhiều hơn. Sự ma sát và kích thích giữa lòng bàn chân và mặt đất có thể thúc đẩy dây thần kinh thực vật của bé phát triển, tăng cường sức mạnh của cơ và dây chằng ở bàn chân, hình thành vòm bàn chân sớm hơn, bước đi vững vàng hơn.

Trước khi tập đi một mình, bố mẹ có thể vịn vào nách trẻ để giúp bé tập đi, để bé cảm nhận được cảm giác và nhịp điệu khi đi. Chẳng bao lâu sau đó, đứa trẻ sẽ có thể tự đi lại. Nếu đến 15 tháng mà bé vẫn chưa biết đi, thì bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra xem có bất thường nào ở hệ thần kinh hoặc vận động không.

Trẻ phát triển bình thường sẽ biết đi từ 12 tháng đến 15 tháng.

Trẻ phát triển bình thường sẽ biết đi từ 12 tháng đến 15 tháng.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học
Biểu hiện của đứa trẻ ngủ đủ giấc và thiếu ngủ vì thức khuya sẽ rất dễ nhìn thấy khi trẻ vui chơi và học tập trong lớp học.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con