Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học

Kiều Trang - Ngày 15/05/2023 15:36 PM (GMT+7)

Biểu hiện của đứa trẻ ngủ đủ giấc và thiếu ngủ vì thức khuya sẽ rất dễ nhìn thấy khi trẻ vui chơi và học tập trong lớp học.

Giấc ngủ luôn là một điều vô cùng quan trọng đối với trẻ em, thời lượng và chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng có liên quan đến sự phát triển và tình trạng học tập của trẻ.

Trên thực tế, có 2 kiểu trẻ em đối lập nhau, một là trẻ có thói quen đi ngủ sớm, hai là "cú con" thích thức khuya. Trong quá trình phát triển về thể chất và trí tuê, 2 kiểu trẻ em này sẽ khiến phụ huynh và giáo viên phải đau đầu vì thành tích của những em bé trên lớp thực sự rất khác nhau, một bên khả quan và ngược lại.

Theo các chuyên gia, bác sĩ, giấc ngủ là kênh quan trọng để trẻ bổ sung năng lượng, thường xuyên thức khuya sẽ khiến đứa trẻ mang trạng thái rất suy sụp trong ngày, và cảm thấy bản thân làm việc gì cũng không tốt. 

Sự khác biệt giữa trẻ quen đi ngủ sớm và trẻ thức khuya là khá rõ ràng trong lớp, vì vậy bố mẹ nên chú ý nhiều hơn, nếu không khoảng cách sẽ dần được nới rộng và tác động lớn đến quá trình phát triển toàn diện, lành mạnh của trẻ.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 2

3 khác biệt giữa trẻ đi ngủ sớm và trẻ thức khuya trên lớp học

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 3

Mức độ tập trung trong giờ học

Có sự chênh lệch về mức độ tập trung trong giờ học giữa đứa trẻ đi ngủ sớm và thường xuyên thức khuya. Trẻ em đi ngủ sớm thường có thể tập trung tốt hơn trong giờ học so với trẻ thức khuya. Vì một bên được nạp đủ năng lượng để hoạt động, còn một bên không được nạp đầy "pin năng lượng" nên luôn trong trạng thái kiệt quệ, lờ đờ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ đủ và đúng giờ có ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng ghi nhớ của trẻ. Khi trẻ em được nghỉ ngơi và có giấc ngủ đủ, đúng giờ, não bộ của trẻ có thể hoạt động tốt hơn và điều này giúp trẻ học tập, nhớ bài hiệu quả.

Ngược lại, trẻ thức khuya thường không có đủ giấc ngủ và có thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi trong giờ học, dẫn đến khả năng tập trung kém. Bởi vì, trẻ em thường sản xuất hormone melatonin nhiều hơn vào buổi tối, giúp giảm cảm giác mệt mỏi và giúp trẻ dễ ngủ hơn. Nhưng nếu trẻ thức khuya thường xuyên, thì sẽ làm suy giảm sản xuất melatonin của cơ thể, gây khó khăn cho quá trình điều tiết chức năng của cơ thể vào ngày hôm sau.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 4

Đứa trẻ có thói quen thức khuya thường khả năng tập trung học tập trên lớp rất kém.

Khả năng tiếp nhận kiến ​​thức

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ đủ và đúng giờ có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ. Trong suốt quá trình phát triển, não bộ của trẻ sẽ sản xuất ra nhiều tế bào thần kinh mới và kết nối giữa các tế bào thần kinh để hình thành mạng lưới liên kết phức tạp.

Giấc ngủ đủ và đúng giờ sẽ giúp cơ thể sản xuất ra hormone tăng trưởng, đặc biệt là hormone tăng trưởng tiết ra trong giấc ngủ sâu, giúp tăng cường sự phát triển và kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não bộ. Như vậy, trẻ ngủ đủ giấc sẽ có trạng thái tốt, não bộ hoạt động nhanh nhạy và có đủ không gian để nghiền ngẫm kiến ​​thức.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng là thời gian để não bộ của trẻ tiếp thu và xử lý thông tin. Khi trẻ ngủ đủ và đúng giờ, các kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ được tăng cường và ổn định hơn.

Trong khi đó, khi trẻ có giấc ngủ không đủ và không đúng giờ, các kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ sẽ bị suy giảm, gây ra sự phân tán tập trung và khó khăn trong khả năng tiếp nhận kiến thức. Đôi khi dù đã nghe được những kiến ​​thức thầy cô truyền dạy, nhưng não bộ các em không cho phép mình hoạt động bình thường, tốc độ phản ứng chậm hơn các bạn khác ít nhất vài nhịp.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 5

Trẻ có chế độ giấc ngủ khoa học thì tinh thần học tập, khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn.

Động lực học tập

Thực tế chứng minh rằng, chính những đứa trẻ có động lực học tập cao trong lớp, những đứa trẻ như vậy là đối tượng quan trọng để tạo ra một bầu không khí lớp học tốt, vì thái độ của trẻ trong học tập được phát huy một cách tích cực.

Bởi vì kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể sản xuất ra các chất kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ giảm stress và cảm thấy thư giãn, giúp trẻ thức dậy cảm thấy sảng khoái và sẵn sàng để học tập, tham gia các hoạt động vận động.

Trẻ đi ngủ muộn kém về mặt này, ngược lại thì luôn trong trạng thái uể oải cả ngày, đến lớp học chỉ muốn nằm lên bàn đánh một giấc thật nhanh, hoặc nếu không như thế thì cũng ngồi ngáp lên ngáp xuống. Hầu như những đứa trẻ này không có một chút sức lực và năng lượng nào để sẵn sàng bước vào giờ học. 

Theo thời gian, những đứa trẻ với thái độ học tập như thế sẽ không chỉ bị giáo viên phớt lờ, mà kết quả học tập của bản thân cũng giảm mạnh, vì vậy các ông bố bà mẹ nên đặc biệt chú ý đến điều đó.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 6

Trẻ có biểu hiện ngủ gục, uể oải trên lớp vì thiếu ngủ thì kết quả học tập thường không đạt chất lượng tốt.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 7

Đối mặt với việc trẻ có thói quen thức khuya, bố mẹ nên uốn nắn thế nào? 

Nếu đứa trẻ thường xuyên thức khuya, đầu tiên bố mẹ hãy xác định nguyên nhân của vấn đề. Nguyên nhân có thể là do thói quen xấu, áp lực học tập, stress hoặc các yếu tố khác. Sau đó, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái để giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn. Bố mẹ nên tắt đèn và giảm âm lượng tiếng ồn trong phòng ngủ.

- Thiết lập một lịch trình giấc ngủ đều và đặt giờ để tắt điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Đứa trẻ ngủ sớm và thức khuya có sự khác biệt rõ ràng trong lớp học - 8

- Hạn chế việc trẻ dùng điện thoại, máy tính hoặc xem TV trong thời gian gần giờ đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

- Tạo ra một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc thực hành yoga.

- Giúp trẻ giảm stress bằng cách tạo ra một môi trường hỗ trợ và động viên trẻ trong việc học tập và các hoạt động khác.

- Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, bố mẹ nên thảo luận với bác sĩ của trẻ để tìm hiểu nguyên nhân và nhận được sự hỗ trợ và chỉ dẫn thích hợp.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bố mẹ cần có sự kiên nhẫn và đồng hành cùng trẻ trong quá trình thay đổi thói quen. Việc thay đổi thói quen của trẻ không phải là điều dễ dàng và có thể mất nhiều thời gian và nỗ lực. Bố mẹ cần tạo ra một môi trường hỗ trợ, động viên trẻ để giúp trẻ vượt qua khó khăn, đạt được giấc ngủ đủ và đúng giờ.

Con gái nhập viện sau khi uống nước, mẹ sợ xanh mặt khi bác sĩ nói nguyên nhân đến từ thói quen này
Uống nước một cách khoa học sẽ rất có lợi cho sự phát triển thể chất và sức khoẻ của trẻ, nhưng nếu uống sai cách thì sẽ phản tác dụng.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm