Dạy con bằng cách chê bai để trẻ tiến bộ, nhiều bố mẹ Việt tưởng đang giúp con nhưng lại khiến con tụt dốc

Kiều Trang - Ngày 15/06/2023 12:02 PM (GMT+7)

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, lời chê bai đối với trẻ nhỏ cần được sử dụng cẩn trọng và phù hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ.

Những câu nói như "Học vậy thì giỏi cái gì", "Học như vậy thì còn kém xa con bà hàng xóm"... thường được sử dụng trong các gia đình, và chê bai con cái đã trở thành một phần của nhiều thế hệ phụ huynh. Nhiều ông bố bà mẹ tin rằng "thương cho roi, cho vọt", bằng cách chê bai con, con sẽ cố gắng hơn và đạt được những thành tích tốt hơn.

Những bố mẹ này thường sẽ tập trung vào điểm yếu của con, thay vì động viên con phát huy điểm mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, chê bai con cái là một phương pháp không hiệu quả trong việc nuôi dạy con, thậm chí còn có thể gây ra hậu quả ngược và để lại những tác động tiêu cực khó lường đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Chẳng hạn như câu chuyện của một cô bé tên là An An (Trung Quốc), cô bé rất thích học và luôn cố gắng hết sức để đạt được thành tích tốt. Tuy nhiên, bố mẹ của An An lại thường xuyên so sánh cô bé với những đứa trẻ khác và chê bai cô bé trước mặt nhiều người. Bố mẹ thậm chí còn đưa ra những tấm gương xuất sắc hơn nhằm hạ bệ, dè bỉu An An. Dần dần, An An cảm thấy mình không đủ tốt và bị tự ti về bản thân.

Chê bai trẻ quá mức sẽ khiến tâm lý trẻ bị tác động mạnh (Ảnh minh hoạ Internet).

Chê bai trẻ quá mức sẽ khiến tâm lý trẻ bị tác động mạnh (Ảnh minh hoạ Internet).

Sau một khoảng thời gian, An An bắt đầu suy nghĩ rằng mình là một kẻ thất bại và không xứng đáng được yêu thương. Cô bé trở nên rụt rè, ít nói và không muốn kết bạn với ai, cũng như không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào cùng các bạn.

Điều này đã khiến An An bị bạn bè xa lánh, cô lập. Lâu dần tình trạng của An An đã dẫn đến một sự báo động đối với sức khoẻ tâm lý, và cho đến bây giờ thì bố mẹ cô bé mới nhận ra điều đó và hối hận vì những điều bản thân đã làm với con gái.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, giáo dục con cái bằng cách chê bai nhiều và khen ngợi nhiều đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến đứa trẻ. Để đạt được kết quả tốt nhất, bố mẹ cần sử dụng cả hai phương pháp một cách cân bằng, sự kết hợp giữa chê bai và khen ngợi một cách hợp lý sẽ giúp trẻ trở nên tự tin và cố gắng phát triển tốt hơn trong tương lai.

Thạc sĩ Tâm Lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm Lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Dạy con bằng cách chê bai để trẻ tiến bộ, nhiều bố mẹ Việt tưởng đang giúp con nhưng lại khiến con tụt dốc - 4

Thưa chuyên gia, trẻ nhỏ khi bị chê bai sẽ có những biểu hiện tâm lý như thế nào? Vì sao trẻ nhỏ thường dễ bị tác động tâm lý nhiều hơn người lớn khi bị chê bai?

Khả năng mà trẻ có thể nhận diện được bản thân đang làm đúng hay làm sai thường sẽ không cao. Bởi vì phần lớn trẻ em hành xử theo cái cách mà trẻ quan sát, và trẻ sẽ phát triển một hành vi nào đó thông qua việc được người lớn khuyến khích.

Cho nên khi đứa trẻ đang được khuyến khích phát triển, nhưng sau đó lại nhận được những lời chê bai thì lúc này tâm lý của trẻ sẽ cảm thấy rất bối rối, hoang mang vì không biết bản thân làm đúng hay làm sai.

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ thấy tự ti, xấu hổ vì việc làm của mình bị người lớn hoặc bạn bè xung quanh chê cười. Từ đó, trẻ sẽ sinh ra nỗi sợ, khiến trẻ ngày càng trở nên thụ động hơn. Bởi vì trẻ sợ mình sẽ tiếp tục làm sai và tiếp tục bị mọi người chê bai. 

So với người lớn, năng lực tư duy và mức độ chống tổn thương của trẻ kém hơn rất nhiều. Trong khi khả năng phòng thủ, tư duy đúng sai của người lớn sẽ giúp họ nhận diện được đâu là lời chê bai phù hợp, thì trẻ em lại dễ tin người hơn mà xuôi theo những lời nhận xét, đánh giá của người khác.

Dạy con bằng cách chê bai để trẻ tiến bộ, nhiều bố mẹ Việt tưởng đang giúp con nhưng lại khiến con tụt dốc - 5

Có ý kiến cho rằng: "Muốn con cố gắng và nỗ lực hơn, đừng bao giờ khen con mà hãy chê con thật nhiều", thưa chuyên gia cách giáo dục này là nên hay không nên? Vì sao?

Theo tôi, đây là một cách giáo dục khá phổ biến ngày xưa, tuy nhiên ở thời hiện đại ngày nay thì nó không còn phù hợp nữa. Trong tư tưởng của một số người lớn, họ nghĩ rằng lời khen sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, kiêu ngạo rồi mất đi năng lực cố gắng để phát triển từng ngày. Cho nên, người lớn sẽ chọn cách chê bai trẻ nhiều hơn, so sánh trẻ với "con nhà người ta" để trẻ nỗ lực hơn nữa. 

Cách giáo dục này mặc dù có tác dụng thúc đẩy sự cố gắng của trẻ, bởi vì đứa trẻ không muốn bị chê bai quá nhiều. Tuy nhiên động lực cho những cố gắng và nỗ lực của trẻ khi đó là động lực tiêu cực, nó bị kích thích bởi một sự tủi hờn, tức tối, ghen tỵ. Vậy nên, dù cho lời chê bai có khiến trẻ nỗ lực hơn thì đây cũng không phải là một cách giáo dục hiệu quả.

Ngoài ra, khi người lớn chê trẻ quá nhiều mà kiệm lời khen, điều này cũng sẽ mang lại phản ứng ngược. Tức là đứa trẻ cảm thấy bản thân đã cố gắng hết sức nhưng vẫn bị bố mẹ chê, không bao giờ nhận được lời khen thì lâu dần đứa trẻ sẽ có thái độ không muốn làm gì nữa, thậm chí là cố tình trở nên thụ động hơn để chống đối. Biểu hiện như thế thường sẽ diễn ra ở những đứa trẻ đang trong lứa tuổi dậy thì, hay còn gọi là "tuổi nổi loạn".

Dạy con bằng cách chê bai để trẻ tiến bộ, nhiều bố mẹ Việt tưởng đang giúp con nhưng lại khiến con tụt dốc - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào bố mẹ chứng kiến cảnh con cái bị người khác chê bai trước mặt? Tại thời điểm đó, bố mẹ nên có cách ứng xử ra sao để con cái không bị tổn thương, cũng không bị mang tiếng bênh con mù quáng?

Trải nghiệm thực tế nhất là chính bản thân tôi, chứng kiến cảnh con trai của mình bị người khác chê bai trước mặt là "sao đứa trẻ ốm nhom trông tội quá vậy?", "bố mẹ không nuôi hay sao mà để con ốm yếu thế này?"... Tại thời điểm đó, cách hành xử của bố mẹ sẽ còn tuỳ vào đối tượng nói, nói trong thời điểm nào? và đánh vào yếu tố gì?

Nhưng một điều quan trọng hơn là lúc này, tôi sẽ cần giải thích cho con trai hiểu, việc con có thân hình nhỏ nhắn không có gì là đáng xấu hổ, và nó không phải là yếu tố quyết định để đánh giá một con người là tốt hay xấu. Nếu con muốn cải thiện vóc dáng thì con có thể ăn uống giỏi và khoẻ hơn. 

Cho nên có thể thấy rằng, để xử lý hiệu quả những tình huống như thế này thì bố mẹ cần phải dạy con những kiến thức mà khi đứa trẻ đối diện với những lời nhận xét, đánh giá chứa thông tin khác thì con có thể tự hiểu và tự phòng vệ cho bản thân. Đồng thời, để không mang tiếng bênh con mù quáng thì bố mẹ nên giải quyết tình huống bằng cách hướng đến vấn đề mà người khác nói về con mình, thay vì chăm chăm kể điểm tốt của con.

Dạy con bằng cách chê bai để trẻ tiến bộ, nhiều bố mẹ Việt tưởng đang giúp con nhưng lại khiến con tụt dốc - 7

Lời chê bai thiện ý (thật lòng góp ý để trẻ sửa sai và hoàn thiện hơn) có phải nên được khuyến khích không? Ngược lại, đối với những lời chê bai ác ý thì bố mẹ nên giáo dục trẻ phòng tránh, đối phó như thế nào?

Lời chê bai thật lòng thì nên được khuyến khích, nhưng nó cần được xem xét về mức độ. Bởi vì đôi khi lời chê bai quá thật lòng, nhưng kém tinh tế sẽ dễ khiến người khác bị tổn thương. Lời khen thì rất dễ bộc lộ, nhưng lời chê, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thì đòi hỏi người lớn phải hết sức cẩn trọng.

Hơn nữa, lời chê bai cần được cụ thể và rõ ràng để trẻ biết được thiếu xót của bản thân, thay vì chỉ dùng những lời sáo rỗng, phổ biến để đánh vào tâm lý trẻ như: "Thằng này hư lắm!" Nhưng sau đó thì đứa trẻ lại hoàn toàn không hiểu bản thân đã làm sai điều gì để người khác đánh giá như vậy.

Ngược lại, đối với những lời chê bai ác ý thì bố mẹ nên giáo dục cho trẻ hiểu được rằng khi nào là một lời chê mà con cần lắng nghe, và khi nào là một lời chê mà con chỉ cần bỏ ngoài tai. Đối với lứa tuổi dậy thì thì trẻ đã biết tự suy nghĩ nên có thể tự chủ động trong vấn đề này. Nhưng đối với trẻ tuổi thiếu nhi, nhận thức còn hạn chế thì tôi khuyến khích bố mẹ nên dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ và từ từ hướng dẫn con từng chút.

Anh trai 7 tuổi làm vỡ bình rượu quý nhưng lại đổ lỗi cho em gái, cách xử lý cao tay của ông bố khiến nhiều người nể phục
Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, hay đổ lỗi cho người khác khi bản thân làm sai là một đức tính xấu mà trẻ cần được bố mẹ giáo dục ngay từ...

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia