Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được

Thi Thi - Ngày 21/06/2024 13:02 PM (GMT+7)

Một gia đình hạnh phúc sẽ là nên tảng vững chắc để trẻ phát triển tính cách tốt.

Gia đình có cảm giác thư giãn, hạnh phúc sẽ mang lại thái độ tích cực cho con cái. Thư giãn cũng là một loại trí tuệ trong giáo dục.

Vậy thư giãn gia đình là gì? Một chuyên gia nói "Cảm giác thư giãn là chúng ta không quan tâm đến những chuyện vặt vãnh". Ví dụ, trong khi người mẹ nấu ăn, người bố nói: "Anh muốn ăn bánh bao, nhưng làm bánh thì quá trễ rồi". Lúc này, người bố nhanh chóng mặc quần áo đi ra ngoài mua bánh bao.

Hay khi trẻ vô tình làm vỡ cốc, bố sẽ nhanh chóng an ủi và nói: “Không sao đâu, chỉ cần không có ai bị thương thì mọi chuyện khác đều ổn”.

Thực tế, gia đình là nơi trú ẩn an toàn, nơi đề cao cảm xúc và thể hiện tình yêu thương. Vì vậy, chúng ta nên dùng tình yêu thương, sự hiểu biết và lòng bao dung để giải quyết vấn đề.

Với cảm giác thư giãn này, cả bố mẹ và con cái đều có thể hạnh phúc, tương lai sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Một gia đình tốt, có cảm giác thư thái cũng đòi hỏi bố mẹ áp dụng 4 thái độ sống sau đây.

Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được - 1

Không làm ầm ĩ những chuyện nhỏ nhặt

Cảm giác thư giãn thực sự là khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ vẫn giữ được bình tĩnh, không vội làm ầm ĩ.

Khi trẻ gặp phải sự cẩu thả hay mắc lỗi, thay vì quát mắng bố mẹ nên giữ sự bình tĩnh và từ tốn hướng dẫn trẻ cách khắc phục. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình, thay vì chỉ lo sợ bị phạt.

Bằng cách này, trẻ sẽ ghi nhớ và áp dụng những điều đã học được vào những lần sau. Sự cẩu thả hay lỗi lầm sẽ dần được ngăn chặn một cách tự nhiên.

Điều quan trọng là bố mẹ cần tạo ra không khí thoải mái, tin tưởng, để trẻ không sợ hãi khi mắc sai lầm mà sẵn sàng học hỏi. Đây chính là cách tạo ra sự thư giãn và thoải mái thực sự, giúp trẻ phát triển tính cách theo hướng tích cực.

Không làm ầm ĩ những chuyện nhỏ nhặt.

Không làm ầm ĩ những chuyện nhỏ nhặt.

Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được - 3

Trò chuyện với con như những người bạn

Mọi mối quan hệ đều cần được quản lý và duy trì, bố mẹ và con cái cũng không phải là ngoại lệ.

Việc bố mẹ và con cái hòa hợp với nhau theo cách giữ bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi sẽ giúp xây dựng nên một mối quan hệ vô cùng quý giá. Thay vì sử dụng những lời lẽ gay gắt, hãy dùng tình yêu thương để sửa chữa khuyết điểm, sửa chữa lỗi lầm.

Dù có chuyện gì xảy ra, bằng cách này, bố mẹ và con luôn có thể ngồi lại bên nhau, trò chuyện dễ dàng như những người bạn thân thiết. Không khí đó sẽ tạo nên sự thoải mái, tin tưởng và gắn kết trong gia đình.

Khi bố mẹ và con cái có thể mở lòng, lắng nghe nhau, chia sẻ những vấn đề một cách tự nhiên, sẽ cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất. Đây chính là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ lâu bền, sâu sắc trong gia đình.

Trò chuyện với con như những người bạn.

Trò chuyện với con như những người bạn.

Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được - 5

Ghi nhận nỗ lực của trẻ

Trong tâm trí của một đứa trẻ, sự ghi nhận và khen ngợi của bố mẹ quan trọng nhất.

Những lời khen ngợi, khẳng định từ người mà trẻ tin tưởng và yêu thương nhất chính là điều kiện cần thiết để xây dựng sự tự tin.

Khi trẻ đạt thành tích nào đó, bố mẹ hãy động viên, khen ngợi, cố gắng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, tiến bộ của trẻ. Những lời khen chân thành sẽ truyền thêm dũng khí, nghị lực, khiến trẻ có thêm động lực để phấn đấu, tiến về phía trước.

Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và có giá trị, mà còn củng cố mối quan hệ giữa bố mẹ và con. Khi trẻ nhận được những lời khen ngợi chân thành,sẽ cảm thấy được bố mẹ quan tâm, ủng hộ và sẵn sàng lắng nghe mình. Đây chính là nền tảng vững chắc để xây dựng sự tin tưởng và gắn kết gia đình.

Ghi nhận nỗ lực của trẻ.

Ghi nhận nỗ lực của trẻ.

Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được - 7

Cho phép bản thân trẻ đưa ra quyết định

nhiều bậc phụ huynh phàn nàn: “Các con càng lớn càng thờ ơ, xa cách bố mẹ".

Thực ra, nguyên nhân sâu xa là vấn đề trong cách chúng ta hòa hợp.

Chuyên gia tâm lý Wu Zhihong đã từng nói: “Nguyên nhân chính khiến trẻ em ngày nay thường lạnh lùng, nổi loạn một phần do bố mẹ quá mạnh mẽ, làm mọi việc vì con, nhưng ngược lại yêu cầu con phải nghe lời mình. Trong môi trường mạnh mẽ như vậy, trẻ sẽ vô thức trở nên yếu đuối. Khả năng chấp nhận mọi thứ một cách hèn nhát và lảng tránh, hoặc nổi loạn và chống cự một cách kiên cường.”

Từ điểm này, chúng ta có thể thấy rằng sự phát triển của trẻ thực chất là một con đường không ngừng hoàn thiện bản thân. Dù sự sắp xếp của bố mẹ có phù hợp đến đâu thì việc để trẻ tự mình khám phá và trải nghiệm vẫn tốt hơn.

Nếu bỏ qua quá trình này, đứa trẻ cuối cùng sẽ giống như "bông hoa lớn lên trong nhà kính", không chịu được mưa gió.

Cho phép bản thân trẻ đưa ra quyết định.

Cho phép bản thân trẻ đưa ra quyết định.

Vì vậy, mấu chốt của giáo dục là dùng tình yêu thương làm nguyên liệu để thấu hiểu, bao dung, đồng hành vui mừng trước thành tích của con, đồng thời buông bỏ. Hãy để trẻ thoải mái thử sức và cho phép trẻ tự đưa ra quyết định về vấn đề của mình.

Bằng cách này, trẻ không chỉ nắm vững quyền tự quyết định, mà còn học được cách cư xử lịch sự khi thông báo cho bố mẹ về việc mình đang làm.

Dù khi nào hay chuyện gì xảy ra, bố mẹ cũng nên trao lại quyền lợi và tin rằng trẻ có thể giải quyết tốt mọi việc.

Trong môi trường thoải mái, đầy tin tưởng, trẻ có thể ngày càng phát triển tốt hơn.

Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được - 9

Gia đình hạnh phúc, yêu thương sở hữu 4 điều, đơn giản nhưng nhiều người không có được - 10

95% khả năng thành công của trẻ trong tương lai nhờ được dạy 4 quy tắc từ 2 tuổi
Bố mẹ nên chú tâm dạy con 4 quy tắc sớm, nuôi dưỡng trẻ thành người lịch sự, trách nhiệm hơn.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học