Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế

Thi Thi - Ngày 29/07/2023 09:30 AM (GMT+7)

Theo quan điểm của Giáo sư Li Meijin, trước khi đứa trẻ đến 6 tuổi, bố mẹ nên trau dồi cho con 4 năng lực sau.

Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế - 1

Hiện nay, các bậc phụ huynh ngày càng chú trọng đến kết quả học tập của con cái, thậm chí đánh giá đứa trẻ dựa trên điểm số để xác định triển vọng phát triển của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, tài năng của đứa trẻ không chỉ thể hiện qua điểm số mà còn phải trau dồi từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo chuyên gia tâm lý Li Meijin chia sẻ quan điểm bố mẹ nên hành động cùng với con cái trong quá trình trưởng thành. Trong một bài giảng trước đó, bà đã bày tỏ rằng nhiều bố mẹ hiện nay có quan niệm nuôi dạy con sai lầm, quá tập trung vào điểm số mà bỏ qua việc rèn luyện tố chất cho con.

Li Meijin từng cho biết con gái mình chỉ học ở mức trung bình, nhưng lại có năng khiếu về âm nhạc, vì vậy chị không ép con dành toàn bộ thời gian cho việc học mà tập trung phát triển năng khiếu âm nhạc.

Theo quan điểm của giáo sư Li Meijin, từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển. Trẻ ở giai đoạn này có khả năng nhận thức rất mạnh, muốn thể hiện bản thân với những người xung quanh.

Do đó, trước khi đứa trẻ đến 6 tuổi, bố mẹ nên trau dồi cho trẻ 4 kỹ năng sau, việc được rèn luyện ở những khía cạnh này sẽ tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.

Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế - 2

Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế - 3

Trau dồi trí tuệ cảm xúc (EQ)

Trong tâm trí của nhiều phụ huynh, chỉ số thông minh (IQ) thông thường được coi là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ số cảm xúc (EQ) được sử dụng rộng rãi hơn, vì nó quyết định giới hạn của trẻ.

Điểm mạnh của những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao là khả năng nhìn thấu biểu cảm của người khác, có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai. Khả năng này giúp trẻ hiểu và kết nối tốt, học hỏi từ kinh nghiệm của người khác để giải quyết những tình huống phức tạp.

Những đứa trẻ có EQ cao thường có khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả, đồng thời cũng biết cách giúp đỡ người khác. Trẻ cũng có khả năng thích ứng tốt với môi trường xung quanh, xử lý tình huống khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, năng lực cảm xúc càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Những nhân viên có EQ cao thường được đánh giá cao, có khả năng tiến thân nhanh hơn trong công việc. 

Những đứa trẻ có EQ cao thường có khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả, đồng thời cũng biết cách giúp đỡ người khác.

Những đứa trẻ có EQ cao thường có khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả, đồng thời cũng biết cách giúp đỡ người khác.

Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế - 5

Khả năng diễn đạt, tương tác với người khác

Gia đình là nơi trú ẩn an toàn cho trẻ em, tuy nhiên xã hội là thế giới mà trẻ sẽ phải đối mặt trong tương lai. Đó là nơi mà trẻ phải học cách tương tác với những người khác, vượt qua những thử thách, phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Trong gia đình, trẻ có thể cảm thấy thoải mái và tự do để thể hiện bản thân, không cần phải lo lắng về những lời chỉ trích hay sự phê phán từ người khác. Tuy nhiên, khi ra ngoài xã hội, trẻ phải học cách giao tiếp, tương tác và thấu hiểu với những người xung quanh một cách hiệu quả.

Thông qua việc tương tác, trẻ sẽ học được cách thích nghi với nhiều loại người khác nhau và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Vì vậy, bố mẹ nên trau dồi kỹ năng diễn đạt, tương tác cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp con tìm hiểu về thế giới xung quanh, từ đó trẻ dễ thành người tự tin, độc lập.

Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế - 6

Tinh thần lạc quan, tích cực

Cảm xúc là một phần không thể thiếu của con người, đứa trẻ có tâm trạng tốt sẽ gửi tín hiệu tích cực và lạc quan đến những người xung quanh, tạo ra một không khí vui vẻ, tươi sáng và đáng yêu. Ngược lại, trẻ mang tâm trạng không tốt sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu và tránh xa.

Đặc biệt, tâm trạng tốt sẽ giúp trẻ có một tinh thần khỏe mạnh, sẵn sàng khám phá và học hỏi, bản thân cũng cảm thấy tự tin và yêu đời hơn. Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển tâm trạng tốt, điều này cần đòi hỏi bố mẹ phải đưa ra những hướng dẫn và bồi dưỡng đúng cách.

Thông qua việc tương tác, trẻ sẽ học được cách thích nghi với nhiều loại người khác nhau và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.

Thông qua việc tương tác, trẻ sẽ học được cách thích nghi với nhiều loại người khác nhau và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.

Để giúp trẻ luôn giữ thái độ sống tích cực, bố mẹ hãy tạo ra một môi trường ấm áp, an toàn và yêu thương để trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc thể hiện cảm xúc của mình.

Bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, để thư giãn và giải trí. Ngoài ra, bố mẹ cần lắng nghe, quan tâm đến suy nghĩ của con, giúp trẻ học cách xử lý cảm xúc và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Mẹ âm thầm dạy trẻ điều này trước 6 tuổi, con lớn lên vừa xuất sắc vừa tử tế - 8

Khả năng vượt qua thất bại

Bên cạnh IQ và EQ, một yếu tố quan trọng khác bố mẹ nên quan tâm đó là chỉ số đối mặt với khó khăn, thử thách hay còn gọi là chỉ số bất lợi. Thực tế, chỉ số này có thể quan trọng hơn cả IQ và EQ trong việc định hình sự nghiệp và thành công của trẻ trong tương lai.

Chỉ số bất lợi chính là khả năng đối mặt và vượt qua những tình huống khó khăn. Một đứa trẻ có chỉ số bất lợi cao sẽ không bị đánh bại bởi áp lực và khó khăn, và sẽ tiếp tục đấu tranh để đạt được mục tiêu. Trong khi đó, một đứa trẻ có chỉ số bất lợi thấp sẽ dễ dàng bị đánh bại.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều trường hợp trẻ không thể chịu đựng được áp lực, đặc biệt là áp lực trong học tập và từ kỳ vọng của gia đình. Mặc dù có vẻ như chỉ liên quan đến các vấn đề cá nhân, nhưng thực tế đằng sau đó là khả năng chịu đựng căng thẳng ở trẻ, một yếu tố quan trọng trong chỉ số bất lợi.

Để giúp trẻ phát triển tốt khía cạnh này, bố mẹ cần khuyến khích trẻ đối mặt với những tình huống khó khăn, giúp con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp hiệu quả.

Bố mẹ cũng nên thể hiện sự ủng hộ trẻ, để con cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc đối mặt với thử thách. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, môn thể thao hay các hoạt động tình nguyện cũng giúp trẻ phát khả năng vượt qua thất bại tốt.

Bố mẹ cần khuyến khích trẻ đối mặt với những tình huống khó khăn, giúp con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp hiệu quả.

Bố mẹ cần khuyến khích trẻ đối mặt với những tình huống khó khăn, giúp con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp hiệu quả.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con đu idol
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ quan điểm về vấn đề bố mẹ có nên ủng hộ trẻ hâm mộ một ai đó.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con