Một số vật dụng như bản đồ, từ điển... nghe đơn giản nhưng có thể hỗ trợ trẻ học tập, cải thiện trí thông minh tốt hơn.
Chuyên gia giáo dục Nhật Bản, Nishimura Noriyasu từng nói rằng "Tôi đã đến thăm nhiều gia đình, những học sinh có học giỏi hay không thì có thể nhìn thấy từ phòng khách của gia đình đó".
Ông Nishimura Noriyasu có kinh nghiệm giảng dạy hơn 30 năm, ông đã dạy khoảng 2.500 học sinh, trong số này có nhiều người được nhận vào trường trung học trọng điểm hoặc các trường đại học như Waseda và Keio.
Ông cho biết thêm, nhiều học sinh giỏi rất thích trang bị kiến thức cho bộ não của mình. Thông thường, nếu trong nhà có những vật dụng này, đứa trẻ sẽ có điều kiện phát triển, kích thích khả năng học tập và tăng chỉ số IQ.
Bảng đen (hoặc bảng trắng)
Những đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc thường thích học tập tích cực ở nhà. Bố mẹ chuẩn bị sẵn bảng đen cho con. Sau giờ học, các em có thể giải các bài toán và suy luận toán học.
Một phụ huynh kể rằng, bản thân anh thường rất bận rộn với công việc. Thỉnh thoảng phải đi công tác xa. Nhiều khi về nhà, các con đã ngủ. Nhưng dù vậy, anh vẫn rất quan tâm đến việc học hành của con mình.
Anh thích chia sẻ lịch trình của mình với các con. Nếu một ngày nào đó phải về nhà rất muộn, anh sẽ nói với hai con trai rằng: "Thứ Ba này bố sẽ về nhà rất muộn. Nếu các con nghĩ bài tập toán quá khó và không thể làm được hãy để lại lời nhắn trên bảng đen, khi quay về nhà bố sẽ xem".
Có ba lợi ích khi làm điều này: Thứ nhất, trẻ bày tỏ rằng con cũng có điều không thể làm tốt, thứ hai bản thân trẻ biết cách nhờ giúp đỡ khi gặp khó khăn, thứ ba truyền tải thông điệp rằng, dù bố bận rộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian cho các con.
Việc trang bị một bảng đen hoặc trắng trong nhà có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của trẻ.
Điều này có thể mang lại cho đứa trẻ nhiều năng lượng để không làm mất thời gian của bố, sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề, thay vì ngừng tìm kiếm giải pháp vì cho rằng mình không thể giải quyết được vì sợ hãi khó khăn.
Trong khi đó đối với người bố, cho dù bản thân mệt mỏi bởi các yếu tố bên ngoài, những cũng sẽ cùng các con đi tìm câu trả lời. Anh đã dựa vào sự kiên nhẫn này để cùng các con tìm ra giải pháp tối ưu khi gặp khó khăn trong học tập.
Chúng ta có thể thấy, việc trang bị một bảng đen hoặc trắng trong nhà có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của trẻ.
Kích thích tính tò mò và thích khám phá: Trẻ thường rất yêu thích việc viết, vẽ và khám phá trên bảng. Điều này kích thích tư duy sáng tạo và ham học hỏi.
Hỗ trợ việc ghi chép, luyện tập: Trẻ có thể sử dụng bảng để ghi lại những kiến thức, bài tập, hoặc các ý tưởng mới. Nhằm giúp trẻ ghi nhớ và ôn tập kiến thức tốt hơn.
Tăng tương tác giữa trẻ và bố mẹ: Bố mẹ có thể sử dụng bảng để viết những lời động viên, chơi trò chơi học tập cùng con, hoặc hướng dẫn trẻ làm bài tập.
Phát triển các kỹ năng như viết, vẽ, tính toán: Trẻ có thể luyện tập viết chữ, vẽ hình, hay làm các bài toán trên bảng. Điều này giúp cải thiện các kỹ năng cơ bản.
Tạo không gian học tập linh hoạt: Bảng có thể được di chuyển linh hoạt trong nhà, giúp trẻ học tập ở nhiều không gian khác nhau thay vì chỉ ở một nơi cố định.
Bản đồ
Dù thời thế có thay đổi thế nào thì khả năng đọc bản đồ vẫn là một kỹ năng cần thiết để sinh tồn. Đối với những đứa trẻ học giỏi, thường thích nhìn thế giới ngay từ khi còn nhỏ, giúp mở rộng tầm nhìn và xây dựng kho tàng kiến thức có hệ thống.
Trước khi một đứa trẻ nhìn vào bản đồ, sự hiểu biết về thế giới thường hạn hẹp. Trẻ có thể nghĩ rằng thế giới là một công viên, một ngôi nhà và một sân chơi.
Bản đồ nên được đặt ở vị trí vừa tầm mắt, để trẻ có thể nhìn thấy hàng ngày.
Nhưng nếu được xem bản đồ Việt Nam hay bản đồ thế giới, phạm vi hiểu biết của trẻ có thể mở rộng từ địa phương đến thành phố, tỉnh, quốc gia và thế giới. Hóa ra đất nước chúng ta rất rộng lớn, có nhiều phong cảnh đẹp, mỗi thành phố đều có nền văn hóa và ẩm thực độc đáo riêng, hóa ra trên thế giới không chỉ có Việt Nam mà còn có nhiều quốc gia khác nhau.
Vì vậy, bố mẹ nên trang bị bản đồ ở nhà, có thể là bản đồ Việt Nam, một quốc gia khác hay bản đồ thế giới. Bản đồ nên được đặt ở vị trí vừa tầm mắt, để trẻ có thể nhìn thấy hàng ngày, thu hút sự chú ý bất cứ lúc nào, dần trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Từ điển
Từ điển là cuốn sách tham khảo không thể thiếu của học sinh. Điểm khác biệt là học sinh kém ít chủ động trong học tập, nhiều trẻ hiếm khi đọc từ điển. Dần dần, từ điển dễ bám bụi và trở thành vật trang trí.
Mặt khác, nhiều đứa trẻ lại có khả năng học tập độc lập mạnh mẽ và giỏi tư duy, giải quyết vấn đề tốt. Vì vậy, khi gặp những từ mới không biết, ý nghĩa hoặc cách sử dụng từ không chắc chắn, trẻ sẽ tra cứu từ điển. Nếu trẻ sử dụng quá nhiều, từ điển sẽ trở nên cũ kỹ, thậm chí các trang sách sẽ bị cũ đi.
Mặc dù thông thường khi có khách đến thăm, nhà cửa sẽ được dọn dẹp ngăn nắp nhưng những đồ vật được sử dụng thường xuyên sẽ để lại một số dấu vết. Nishimura Noriyasu quan sát những chi tiết nhỏ này để đánh giá xem tính chủ động học tập của trẻ mạnh hay yếu.
Từ điển là cuốn sách tham khảo không thể thiếu của học sinh.
Một số người có thể nói rằng đây là thời đại Internet. Nếu chúng ta không hiểu điều gì đó, có thể tra cứu trực tuyến. Nhưng theo Nishimura Noriyasu, để rèn luyện khả năng học tập và tư duy độc lập cho con, nên dựa vào từ điển.
Đôi khi chúng ta dùng điện thoại di động ra để tìm kiếm thứ gì đó nhưng vô tình vào đọc tin tức hoặc xem video, lại rơi vào vòng xoáy thông tin rất lâu không thể thoát ra được? Điều này đúng với cả người lớn, chưa kể trẻ em còn non nớt về mặt trí tuệ.
Ngay cả khi đứa trẻ có đủ sự tập trung, nhưng lại không có từ khóa để tìm kiếm. Dùng gì để tìm kiếm và làm thế nào để tìm thấy thông tin mình muốn trong đại dương thông tin rộng lớn? Có thể thấy, điều kiện tiên quyết để có khả năng tìm kiếm là phải có kho kiến thức vững chắc. Trong khi đó, từ điển có thể hỗ trợ trẻ phần nào về việc tìm hiểu từ ngữ, thông tin ở mức nhất định.
Sách về khoa học, thiên nhiên, động vật...
Hiện nay, nhiều cuốn sách về khoa học, thiên nhiên, động vật... được thiết kế dưới dạng hình ảnh, có thể làm cho những kiến thức chuyên môn nhàm chán và khó trở nên sinh động và thú vị hơn.
Nội dung có thể lồng ghép kiến thức khoa học, lịch sử, văn hóa, địa lý, thiên nhiên... kích thích trí tò mò của trẻ hiệu quả, giúp nhanh chóng hiểu được thế giới và mở rộng kiến thức.
Sau 3 tuổi, trí tò mò của trẻ bùng nổ nên thích đặt câu hỏi về bất cứ điều gì. Vì vậy, những loại sách trên có thể rèn luyện tốt khả năng logic của trẻ.
Nhiều trẻ có tính tò mò, thích khám phá.
Trong thời đại Internet bùng nổ thông tin, những “báu vật” này có vẻ hơi dư thừa nhưng lại là công cụ tốt nhất để kích thích trí tò mò của trẻ.
Nếu trẻ em có thể tiếp thu kiến thức trước từ các nguồn tài liệu giấy này, hiểu cách xây dựng được nền tảng kiến thức toàn diện, có hệ thống thì sẽ là nền tảng tốt cho quá trình học tập về sau.
Theo Nishimura Noriyasu, phòng khách là nơi bố mẹ và con cái dành thời gian bên nhau lâu nhất. Bằng cách đặt những “báu vật” này trong phòng khách, bố mẹ có thể quan sát con mình bất cứ lúc nào và chú ý đến sở thích của con.
Một đứa trẻ khao khát kiến thức chắc chắn sẽ có mạng lưới thần kinh trong não phát triển và hiệu quả hơn, đây là điều kiện tốt để rèn luyện chỉ số IQ.