Có 3 điều bố mẹ nên dạy con sớm, nếu được hướng dẫn đúng hướng, trí thông minh của trẻ sẽ được cải thiện tốt.
Ngoài ảnh hưởng từ gen di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng... trí thông minh của trẻ còn liên quan mật thiết đến quá trình phát triển trí tuệ ở thời thơ ấu.
Trẻ từ 0 - 6 tuổi được xem là giai đoạn phát triển trí tuệ nhanh nhất, việc dạy trẻ hiểu thế giới thông qua cách học hỏi, tiếp xúc những điều mới thực sự rất hữu ích, nhằm rèn luyện trí thông minh tốt hơn.
Theo các chuyên gia, vào thời điểm này, có 3 điều bố mẹ nên dạy con, nếu được hướng dẫn đúng hướng, trí thông minh và EQ của trẻ sẽ được cải thiện tốt.
Tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai
Chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong gia đình đa văn hóa, có bố hoặc mẹ là người nước ngoài, thì đứa trẻ thường có thể nói được hai ngôn ngữ.
Điều này là do trẻ nhỏ có khả năng học tập mạnh mẽ và nhanh chóng, vậy nên trẻ được tiếp xúc ngoại ngữ sớm sẽ dễ tiếp thu và ghi nhớ từ vựng tốt.
Trẻ nhỏ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn nhanh chóng hơn so với người lớn, vậy nên việc một ngôn ngữ mới có thể kích thích sự phát triển các kết nối thần kinh trong não bộ, tạo cơ sở tốt cho việc học thêm các ngôn ngữ khác trong tương lai.
Hơn nữa, việc học thêm ngôn ngữ tạo cho trẻ cơ hội mở rộng và đa dạng hóa kiến thức, tư duy và khả năng giao tiếp. Đồng thời, giúp trẻ hiểu và tương tác với thế giới xung quanh một cách sâu sắc hơn, mở ra cánh cửa cho trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Việc một ngôn ngữ mới có thể kích thích sự phát triển các kết nối thần kinh trong não bộ của trẻ.
Bởi trong thời đại toàn cầu hóa, việc biết nhiều ngôn ngữ là một lợi thế lớn. Trẻ sẽ có cơ hội học tập và làm việc ở các quốc gia khác, khám phá thế giới và tham gia vào một thị trường lao động quốc tế.
Các chuyên gia cho biết, ở giai đoạn này, bố mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua các hoạt động hàng ngày, như đọc sách, hát bài hát, xem phim hoặc video ngôn ngữ ngoại quốc cùng trẻ. Sử dụng các đồ chơi và đồ dùng hàng ngày có chứa ngôn ngữ ngoại ngữ để trẻ quen thuộc với từ vựng và ngữ pháp.
Trẻ nhỏ rất phản ứng tích cực với hình ảnh, do đó mẹ có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ, bảng chữ cái và bảng số để giới thiệu từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ. Hãy sử dụng các tấm hình, tranh vẽ và flashcard để trực quan hóa thông tin, giúp trẻ kết nối từ vựng với hình ảnh.
Học một loại nhạc cụ
Thực tế, trẻ nhỏ có khả năng cảm nhận âm thanh một cách rất nhạy bén. Khi giáo dục trẻ, bố mẹ có thể chú ý quan sát xem trong thời gian gần đây, trẻ có phản ứng tích cực với âm thanh nào hơn. Việc tiếp xúc với âm nhạc có thể giúp trẻ tăng khả năng tập trung và sáng tạo hơn.
Học nhạc cụ đòi hỏi trẻ phải tập trung và sử dụng nhiều kỹ năng như tay mắt, tư duy sáng tạo và tư duy phối hợp. Quá trình này giúp kích thích sự phát triển toàn diện của trí não, từ tư duy logic đến khả năng tư duy không gian.
Bố mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ biết chơi nhạc cụ thường có tính cách ổn định, sống tình cảm hơn, điều này có thể là do việc chơi nhạc cụ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, khám phá và sáng tạo một cách đa dạng.
Hơn nữa, âm nhạc còn có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường khả năng giao tiếp và xây dựng kỹ năng xã hội. Trẻ có thể hòa mình vào âm nhạc, tạo ra những trải nghiệm tương tác tích cực, phát triển kỹ năng thẩm mỹ.
Mẹ có thể cho trẻ làm quen với piano, guitar, violon, trống, xylophone. Tuy nhiên, nên chọn loại nhạc cụ phù hợp với khả năng, độ tuổi và sở thích của trẻ.
Khi dạy nhạc cụ cho trẻ nhỏ, nên tập trung vào các khái niệm cơ bản như cách cầm nhạc cụ, ngón tay đặt trên phím, hoặc cách sử dụng cây gõ. Bắt đầu bằng những giai điệu đơn giản và các bài hát ngắn, dễ nhớ để trẻ nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận và thấy được thành quả trong quá trình học.
Trẻ nhỏ thường học tốt thông qua trò chơi và hoạt động thú vị. Kết hợp việc học nhạc cụ với các trò chơi âm nhạc, như đánh trống theo nhịp điệu, tạo âm thanh bằng cách sử dụng nhạc cụ, hoặc hát theo các bài hát đơn giản.
Mẹ lưu ý, trẻ ở độ tuổi này vẫn còn "ham chơi hơn ham học", vì vậy hãy kiên nhẫn, luôn khích lệ trẻ và tạo điều kiện cho sự tiến bộ từng bước nhỏ.
Học nhạc cụ đòi hỏi trẻ phải tập trung và sử dụng nhiều kỹ năng như tay mắt, tư duy sáng tạo và tư duy phối hợp.
Cho trẻ nuôi thú cưng
Các nghiên cứu gần đây đã khám phá rằng, việc trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với động vật từ khi còn nhỏ có thể góp phần vào sự phát triển chỉ số IQ. Khi tiếp xúc với động vật, trẻ có thể trải nghiệm những niềm vui, suy nghĩ sáng tạo.
Nuôi thú cưng giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội bằng cách tạo ra một môi trường tương tác. Trẻ có thể học cách chăm sóc, nuôi dưỡng và tương tác với thú cưng, từ đó rèn kỹ năng giao tiếp, tình cảm và chia sẻ.
Khi trẻ nhỏ chịu trách nhiệm chăm sóc thú cưng, ví dụ như cho ăn, vệ sinh cho thú cưng, trẻ học cách đảm nhận trách nhiệm, nắm bắt vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc và quan tâm đến một sinh vật khác.
Thực tế, khi trẻ chơi, vuốt ve hoặc tương tác với thú cưng, cơ thể trẻ thải ra hormone oxytocin, hormon giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý duy trì vệ sinh cho đúng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ trong một số trường hợp.
Khi tiếp xúc với động vật, trẻ có thể trải nghiệm những niềm vui, suy nghĩ sáng tạo.