Trẻ nói "Con không thích làm", chuyên gia mách câu đáp lại giúp bố mẹ cứ giao việc là con làm ngay không lười

Kiều Trang - Ngày 11/04/2024 12:11 PM (GMT+7)

Trẻ có tâm lý dễ chán nản, bố mẹ cần làm gì để thay đổi?

Không chỉ trẻ em mà người lớn đôi khi cũng sẽ có những lúc chán nản, không muốn làm bất kỳ việc gì. Đây là một trạng thái tâm lý tự nhiên, tuy nhiên so với người lớn thì trẻ em có khả năng rơi vào hoàn cảnh này cao hơn. Quan trọng là bố mẹ sẽ ứng xử và giáo dục ra sao khi con trẻ bộc lộ tâm lý chán nản.

Chị B.L (Nam Định) chia sẻ: "Con tôi là một đứa trẻ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng khi làm một việc gì đó. Con thường làm lỡ dở rồi thôi, làm không đến nơi đến chốn vì chán nản. Mỗi lần như thế, tôi rất khó khăn để có thể khuyên bảo và vực dậy tinh thần cho con. Với tính cách này, tôi rất lo không biết tương lai con có làm được chuyện gì thành công hay không?"

Trẻ hay chán nản, không kiên trì sẽ rất khó thành công (Ảnh minh hoạ Internet).

Trẻ hay chán nản, không kiên trì sẽ rất khó thành công (Ảnh minh hoạ Internet).

Anh P.Q (Vũng Tàu) trải lòng về cậu con trai học lớp 7: "Tôi rất bực bội mỗi khi giao nhiệm vụ cho thằng bé. Ban đầu nó vui vẻ đồng ý, nhưng làm được một chút là đã than vãn, bảo chán nên không làm nữa. La mắng hay dỗ dành cũng không hiệu quả, thế là tôi lại phải lao vào làm nốt phần dở dang mà con bỏ lại. Mới tí tuổi đầu mà hở tí đã không kiên nhẫn, tôi chả biết sau này nó sống sao khi bước chân ra ngoài xã hội". 

Có không ít những ông bố bà mẹ cảm thấy "đau đầu nhức óc" trong quá trình đối diện và chữa trị tâm lý dễ chán nản của con trẻ. Nhiều người loay hoay không biết nên làm như thế nào để thay đổi điều đó, vì nếu cứ tiếp tục như vậy thì chắc chắn tương lai trẻ sẽ rất khó đạt được thành tựu.

Hiểu được những băn khoăn, lo lắng của các ông bố bà mẹ có con trong trường hợp này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đã đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn giáo dục cực kỳ bổ ích dưới đây để phụ huynh có thể tham khảo.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trẻ nói amp;#34;Con không thích làmamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp lại giúp bố mẹ cứ giao việc là con làm ngay không lười - 3

Theo quan điểm của chuyên gia, tại sao trẻ em thường có tâm lý dễ chán nản và từ chối làm việc?

Não bộ của trẻ em kết cấu khác với não bộ của người lớn, nên khả năng tập trung của bé cũng sẽ thấp hơn khả năng tập trung của người lớn. Trẻ em ở những độ tuổi khác nhau sẽ có mức độ tập trung khác nhau.

Ví dụ trẻ dưới 5 tuổi, não bộ sẽ chỉ tập trung tầm từ 3 - 5 phút. Vì thế nếu người lớn giao cho con làm một việc gì đó, chẳng hạn như đọc sách trong khoảng thời gian dài, bé sẽ dễ sinh ra tâm lý chán nản, bỏ cuộc do không thể tập trung tư duy được.

Ngoài yếu tố tập trung tư duy, một điều quan trọng khác quyết định đến vấn đề này là trẻ có muốn làm việc đó không, trẻ có thực sự hứng thú và yêu thích nhiệm vụ được bố mẹ giao. Hoặc phương pháp tiếp cận của người lớn với trẻ có phù hợp hay không. 

Trẻ nói amp;#34;Con không thích làmamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp lại giúp bố mẹ cứ giao việc là con làm ngay không lười - 4

Trong tình huống con chán nản và nói "con không muốn làm nữa", đâu là những phản ứng bố mẹ cần tránh và nên có?

- Cần tránh

Phản ứng bố mẹ cần tránh đầu tiên là tránh la mắng trẻ hoặc hăm doạ con để bắt ép trẻ thực hiện nhiệm vụ hoặc một việc nào đó.

Bố mẹ cũng cần tránh thể hiện sự thất vọng đối với trẻ, vì điều này sẽ khiến cho trẻ dễ hình thành tâm lý "muốn làm hài lòng bố mẹ" nên sẽ cố gắng chịu đựng làm theo mọi yêu cầu bố mẹ đưa ra, nhưng bản thân trẻ lại thực sự không muốn làm.

Một phản ứng cần tránh nữa mà rất nhiều phụ huynh mắc phải, đó là tâm lý làm giúp con. Khi trẻ nói "con không muốn làm nữa", bố mẹ sẽ ngay lập tức làm thay, làm hộ con.

- Nên có

Bố mẹ cần phải hiểu, đây là một trạng thái tâm lý tự nhiên không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng có. Chính vì thế mà bố mẹ hãy luôn thấu hiểu, kiên nhẫn để lắng nghe con chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình và lý do "Tại sao con không muốn làm nữa".

Trẻ nói amp;#34;Con không thích làmamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp lại giúp bố mẹ cứ giao việc là con làm ngay không lười - 5

Nếu bố mẹ không cố gắng mà bỏ cuộc trong quá trình điều chỉnh tâm lý chán nản của con, điều này sẽ gây ra những tác hại gì?

Thứ nhất, bố mẹ dễ tạo ra một thói quen xấu cho trẻ, con sẽ có tư duy rằng không cần phải cố gắng làm đến nơi đến chốn, nếu chán quá thì thôi, có thể bỏ qua và không cần phải nỗ lực để đạt được kết quả.

Từ đó, trẻ rất khó rèn luyện được một tinh thần kiên trì, bền bỉ và tính trách nhiệm đối với những công việc được giao. Vì lẽ đó mà trong tương lai, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng các mối quan hệ ngoài xã hội.

Thứ hai, tâm lý chán nản của con có thể tiếp tục phát triển và trở nên nặng nề hơn. Trẻ cảm thấy không được quan tâm và không có sự hỗ trợ từ người thân, điều này có thể gây ra sự mất niềm tin vào bản thân và khó khăn trong việc vượt qua tình trạng chán nản.

Nếu không được hỗ trợ và khuyến khích thay đổi, con có thể mang theo những hệ quả tiêu cực của tâm lý chán nản vào tương lai. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, sự tự tin nghề nghiệp và quan hệ cá nhân của trẻ về sau.

Trẻ nói amp;#34;Con không thích làmamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp lại giúp bố mẹ cứ giao việc là con làm ngay không lười - 6

Bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp nào để khuyến khích sự nỗ lực, kiên trì của trẻ, tinh thần sẵn sàng làm mọi thứ mà không cảm thấy áp lực?

Khi bố mẹ muốn trẻ làm một việc gì đó, bố mẹ cần chắc chắn rằng đứa trẻ cần làm điều này. Vì thực tế trong nhiều trường hợp, con không cần phải làm nó, chẳng hạn như đứa trẻ 3 tuổi không nhất thiết phải biết chữ, đứa trẻ giỏi thể thao không nhất thiết phải biết đàn piano.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên lắng nghe để biết con có thích nhiệm vụ được giao hay không? Bởi vì khi thích và có sự hứng thú với nó, mức độ nỗ lực và sức bền của con để theo đuổi và hoàn thành kết quả tốt sẽ cao hơn.

Khi trẻ đã đồng ý làm, bước tiếp theo là bố mẹ hãy tạo cho con cảm giác được hỗ trợ và có người đồng hành bên cạnh. Có thể bố mẹ không cần trực tiếp tham gia vào quá trình đó, nhưng nhất định phải luôn ở bên cạnh để động viên, cổ vũ và giúp đỡ khi con cần.

Đồng thời sự hiện diện của bố mẹ cũng sẽ khiến trẻ có ý thức hoàn thành nhiệm vụ hơn, vì trẻ biết bố mẹ sẽ luôn quan sát và theo dõi tốc độ tiến bộ của việc mình đang làm.

Trẻ nói amp;#34;Con không thích làmamp;#34;, chuyên gia mách câu đáp lại giúp bố mẹ cứ giao việc là con làm ngay không lười - 7

Trẻ thần tượng bố mẹ sẽ tốt hơn thần tượng idol nổi tiếng? Tiến sĩ Tâm lý đưa ra câu trả lời thuyết phục
Thay vì noi gương bố mẹ, nhiều trẻ nhỏ ngày này có xu hướng bắt chước, học theo thần tượng của mình.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia