Trẻ thức khuya làm bài tập tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân "đánh cắp" trí thông minh và sức khỏe

Thi Thi - Ngày 09/12/2023 19:16 PM (GMT+7)

Các chuyên gia nhắc nhở, giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên rèn cho con thói quen ngủ sớm từ bây giờ.

Như chúng ta đã biết, khi ngủ là thời gian quan trọng để cơ thể và não bộ phục hồi và phát triển. Trong quá trình ngủ, cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường tái tạo mô tế bào, sửa chữa các tổn thương và phát triển hệ thần kinh.

Đặc biệt đối với trẻ em, giấc ngủ là thời gian quan trọng để hệ thần kinh trẻ em hoạt động và phát triển một cách tối ưu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đứa trẻ có thói quen ngủ không tốt, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và trí tuệ.

Trẻ thức khuya làm bài tập tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh và sức khỏe - 2

Trẻ có suy giàm trí nhớ vì thức khuya?

Nhiều bà mẹ cho biết, con mình thường làm bài tập đến nửa đêm và đi ngủ sau 11 giờ mỗi ngày. Trên thực tế, việc thức khuya để làm bài tập khiến trẻ khó tập trung vào giờ học trong ngày.

Nghiên cứu mới của Đại học Boston cho thấy một số điều đáng kinh ngạc xảy ra trong não khi trẻ ngủ. Sau khi chìm vào giấc ngủ, các tế bào thần kinh trong não tĩnh lặng nhưng lượng máu lên não vẫn tiếp tục chảy.

Việc thức khuya để làm bài tập khiến trẻ khó tập trung vào giờ học trong ngày.

Việc thức khuya để làm bài tập khiến trẻ khó tập trung vào giờ học trong ngày.

Sau đó, các tế bào thần kinh đệm chịu trách nhiệm thải chất thải của não bắt đầu hoạt động, điều này có liên quan đến sự gia tăng không gian kẽ, từ đó đẩy nhanh quá trình thanh thải để trao đổi chất.

Do đó, nếu trẻ thức khuya quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, não bộ khó có thể trở lại trạng thái tối ưu vào ban đêm, chất lượng học tập và cuộc sống ban ngày sẽ giảm sút, hình thành một vòng luẩn quẩn, càng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ.

Trẻ thức khuya làm bài tập tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh và sức khỏe - 4

Những ảnh hưởng khi trẻ thường xuyên thức khuya

Khả năng miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh

Suy giảm miễn dịch cũng là hậu quả phổ biến của tình trạng thiếu ngủ.

Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ chắc chắn sẽ làm suy yếu khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch, khiến cơ thể trẻ dễ bị nhiễm virus, cảm lạnh, dị ứng và các bệnh khác.

Trong một nghiên cứu, mất ngủ mãn tính thậm chí còn dẫn đến phản ứng miễn dịch yếu đi khi tiêm vắc-xin chống vi-rút cúm. Vì vậy, thức khuya dễ khiến trẻ ốm, thay vì một đứa bé khỏe mạnh về thể chất.

Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ chắc chắn sẽ làm suy yếu khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch.

Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ chắc chắn sẽ làm suy yếu khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch.

Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Đi ngủ muộn là thời điểm tốt nhất để các bệnh tim mạch bén rễ, căng thẳng do thiếu ngủ không chỉ làm tăng gánh nặng cho tim mà còn làm rối loạn quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể.

Trẻ dưới 1 tuổi nếu ngủ thiếu giấc sẽ bắt đầu quấy khóc. Đây là phản ứng do căng thẳng quá mức không thể ngủ được, càng mất ngủ thì càng hưng phấn.

Trẻ nhỏ trong độ tuổi mầm non sẽ dễ cáu kỉnh, cáu gắt vì thiếu ngủ, khó bình tĩnh lại. Việc cho trẻ đi ngủ muộn hoặc có thói quen ngủ không tốt cũng tương đương với việc gieo mầm bệnh tim mạch ở trẻ.

Khó phát triển chiều cao

Chúng ta đều biết rằng khi trẻ lớn lên cần có hormone tăng trưởng để giúp cao lớn, việc ăn ngon, ngủ ngon là rất quan trọng.

Trẻ đi ngủ muộn hoặc ngủ không đủ giấc sẽ bị kích thích quá mức trong cơ thể và có thể khiến glucocorticoid tăng đột biến.

Hormon gây căng thẳng này khiến tuyến yên giảm tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời điểm tiết hormone tăng trưởng cao nhất, nếu bỏ lỡ thời gian này, quá trình trao đổi chất của tế bào sẽ bị ảnh hưởng, trẻ không những không cao lên mà còn tăng cân. 

Trẻ dưới 1 tuổi nếu ngủ thiếu giấc sẽ bắt đầu quấy khóc, cáu kỉnh.

Trẻ dưới 1 tuổi nếu ngủ thiếu giấc sẽ bắt đầu quấy khóc, cáu kỉnh.

Dễ tăng cân

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, con ngủ càng nhiều thì nguy cơ béo phì càng cao, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại.

Nếu thời gian ngủ bị rút ngắn, một lượng lớn hormone kích thích thèm ăn sẽ được tiết ra trong cơ thể, đồng thời việc tiết ra leptin, một loại hormone ức chế sự thèm ăn, sẽ giảm đi. Kết quả là cảm giác thèm ăn sẽ tiếp tục tăng lên và tình trạng thừa cân, béo phì sẽ dễ dàng đến.

Trẻ thức khuya làm bài tập tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh và sức khỏe - 7

Thức khuya rất có hại cho trẻ, vậy bố mẹ nên làm thế nào để cho con đi ngủ sớm?

Trẻ thức khuya làm bài tập tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí thông minh và sức khỏe - 8

Tạo môi trường ngủ

Khi ngủ, hãy đảm bảo loại bỏ mọi ánh sáng gây xao lãng.

- Kéo rèm thật chặt.

- Tắt hết đèn trong phòng.

- Tắt TV đi

- Tắt máy tính.

- Tắt đèn hiển thị trên đồng hồ kỹ thuật số.

Đặt thời gian và địa điểm nhất định là một thói quen tốt

Mỗi ngày đi ngủ vào một thời điểm cố định, nếu trẻ không muốn ngủ thì không nên trì hoãn giờ đi ngủ của trẻ quá 15 phút.

Ví dụ, bố mẹ nên quy định phải đi ngủ lúc 9 giờ mỗi ngày và giờ đi ngủ muộn nhất không được vượt quá 9 giờ 15.

Duy trì nhịp sống đều đặn cho trẻ nhằm rèn luyện khả năng cảm nhận nhịp điệu của cơ thể là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này, và giấc ngủ là chìa khóa để tạo nên nhịp sống đều đặn. Chỉ khi ngủ đủ giấc cơ thể trẻ mới được nghỉ ngơi, phát triển và phục hồi đủ sức sống cho ngày hôm sau.

Nên tạo cho trẻ môi trường ngủ tốt để dễ chìm vào giấc ngủ.

Nên tạo cho trẻ môi trường ngủ tốt để dễ chìm vào giấc ngủ.

Tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ

Các hoạt động kích thích bao gồm chơi ồn ào, xem TV và chơi trò chơi điện tử.

Thói quen ngủ tốt ở trẻ không phát triển một cách tự động và cần có sự hỗ trợ của người lớn.

Khi đến giờ đi ngủ nhưng trẻ vẫn muốn chơi, booa mẹ cần phải suy nghĩ kỹ hơn một chút trong việc chuẩn bị một nghi thức cố định trước khi đi ngủ để hình thành thói quen cho trẻ.

Ví dụ: Kể chuyện trước khi đi ngủ có thể xoa dịu cảm xúc để trẻ có thể đi vào giấc ngủ ngon và thức dậy sảng khoái vào sáng hôm sau. Đây là thói quen lý tưởng cho trẻ em.

Các chuyên gia nhắc nhở, sức khỏe của trẻ em quan trọng hơn điểm số và sự phát triển quan trọng hơn thành công.  Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện cho con thói quen đi ngủ sớm ngay từ hôm nay.

4 bất thường trong giấc ngủ ám chỉ bé đang mệt, điều cuối cùng phổ biến nhất
Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý 4 biểu hiện này khi bé ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé ăn quá nhiều khiến dạ dày gặp vấn đề.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé