Trị con bướng bỉnh theo "quy luật đầm lầy", đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết

Thi Thi - Ngày 17/05/2024 12:00 PM (GMT+7)

Quy luật đầm lầy nhắc nhở bố mẹ biết cách giữ bình tĩnh, tìm ra phương pháp phù hợp để điều chỉnh đứa trẻ nổi loạn.

Một chuyên gia tâm lý cho biết, "Nuôi một đứa trẻ cũng giống như cố gắng thoát ra khỏi đầm lầy. Bạn càng vùng vẫy và đòi hỏi càng cao, thì con sẽ càng chán ghét và xa lánh bạn".

Thực tế, không có đứa trẻ nào sinh ra đã nổi loạn và khó dạy, chỉ có những cơn bộc phát cảm xúc do tích tụ của việc “nuôi dạy con sai cách”. Bố mẹ mặc dù yêu thương, nhưng chưa biết cách thể hiện và thấu hiểu con.

Thoát khỏi đầm lầy hay còn gọi là luật đầm lầy là một lý thuyết ẩn dụ. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bình tĩnh khi một người ở trong một môi trường khắc nghiệt. Khả năng phán đoán và bình tĩnh hợp lý có trong luật đặc biệt phù hợp với tình huống khó xử, khi bố mẹ giáo dục những đứa trẻ nổi loạn và khó quản lý.

Thông qua luật đầm lầy, chúng ta cũng có thể rút ra kết luận này: Nếu trẻ nổi loạn, khó kiểm soát thì hãy thử “nuôi dạy con ngược”

Đặc biệt, lối suy nghĩ “ngược” sau đây thường mang lại tác dụng không ngờ khi áp dụng với những đứa trẻ nổi loạn, khó quản lý.

Trị con bướng bỉnh theo amp;#34;quy luật đầm lầyamp;#34;, đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết - 1

Thể hiện sự yếu đuối: Con yếu đuối, bố mẹ yếu hơn con

Có câu nói rằng: “Người phụ nữ biết cư xử như một đứa trẻ hư thường có một cuộc sống tốt đẹp hơn.” Tuy có vẻ mâu thuẫn, thực tế lại chứng minh rằng việc làm một người mẹ biết cách cư xử như một đứa trẻ "hư" cũng vậy.

Làm nũng và tỏ ra yếu đuối không phải là vô trách nhiệm mà là một loại khôn ngoan trong việc nuôi dạy con cái, dùng sự mềm mại để khắc phục sự cứng rắn. Đứa trẻ cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, và từ đó, sẽ phát triển một tư duy tích cực và tự tin.

Khi bố mẹ hành động nhẹ nhàng hơn, đáp ứng và đồng cảm với nhu cầu của con, kích thích mong muốn được che chở và chăm sóc. Trẻ cảm thấy được quan tâm và quý trọng, và điều này giúp trẻ tự tin hơn khi đối mặt với thử thách trong cuộc sống.

Trẻ nổi loạn có thể là do cách nuôi dạy của bố mẹ chưa phù hợp.

Trẻ nổi loạn có thể là do cách nuôi dạy của bố mẹ chưa phù hợp.

Trị con bướng bỉnh theo amp;#34;quy luật đầm lầyamp;#34;, đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết - 3

Giả vờ ngốc: Cố tình trả lại vấn đề cho trẻ tìm cách giải quyết

Đôi khi, không phải trẻ không biết làm mà chỉ là quá ỷ lại và lười suy nghĩ. Trẻ thường có khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, nhưng họ cần được khuyến khích và động viên để phát huy tiềm năng của mình.

Vì vậy, đôi khi bố mẹ nên cố tình trả lại vấn đề cho trẻ tìm cách giải quyết. Thay vì cung cấp ngay lời giải đáp, bố mẹ có thể đưa ra một số gợi ý khả thi và khuyến khích con tự tìm hiểu. Bằng cách này, trẻ sẽ phải nỗ lực hơn, tìm kiếm thông tin và áp dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. 

Đây chính là giá trị của việc bố mẹ biết cách giả vờ ngốc. Khi bố mẹ giả vờ không biết và yếu đuối trước mặt con, điều này thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo của trẻ.  Đặc biệt, biết cách đặt câu hỏi cho trẻ thông qua phương pháp “bạn dạy tôi” thay vì “tôi kiểm tra bạn”. Cảm giác hoàn thành “Con biết nhiều hơn bố mẹ” là cách tốt nhất để tăng sự hứng thú, tự tin của trẻ.

Đôi khi, bố mẹ cần để trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình,

Đôi khi, bố mẹ cần để trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình,

Trị con bướng bỉnh theo amp;#34;quy luật đầm lầyamp;#34;, đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết - 5

Bắt chước trẻ: Làm theo những gì trẻ đang làm và để trẻ trải nghiệm 

Quy luật đầm lầy nhắc nhở chúng ta rằng: “Khi gặp một hoàn cảnh khó khăn và bị mắc kẹt sâu trong đó, bản thân phải bình tĩnh dừng lại. Càng vùng vẫy, sẽ càng chìm sâu”.

Việc nuôi dạy con cái cũng vậy. Đặc biệt đối với những trẻ nổi loạn, khó dạy ở tuổi thiếu niên, cách tốt nhất là bắt chước trẻ, tức là bố mẹ hãy học bất cứ điều gì trẻ làm, cho đến khi trẻ phát hiện ra những khuyết điểm của bản thân thông qua những khuyết điểm của bố mẹ.

Làm theo những gì trẻ đang làm và để trẻ trải nghiệm.

Làm theo những gì trẻ đang làm và để trẻ trải nghiệm.

Việc này không chỉ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những thách thức mà trẻ đang đối mặt, mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và hợp tác. Bằng cách bắt chước trẻ, bố mẹ có thể đồng hành và hướng dẫn trẻ vượt qua các khó khăn, đồng thời thúc đẩy trẻ nhận ra và sửa đổi những hành vi không tốt.

Thay vì đối mặt trực tiếp và đấu tranh với hành vi không tốt của trẻ, bố mẹ có thể tạm thời rút lui và tái định hình cách tiếp cận. Nhằm giảm căng thẳng và xung đột, mở ra cơ hội cho bố mẹ tìm hiểu sâu hơn về con, tìm ra các phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.

Phương pháp rút lui trước khi tiến này chính xác là cách an toàn để tự cứu mình trong luật đầm lầy, đồng thời cũng là cách đơn giản nhất để bố mẹ đối phó với những đứa trẻ nổi loạn, khó kiểm soát.

Trị con bướng bỉnh theo amp;#34;quy luật đầm lầyamp;#34;, đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết - 7

Học cách lười biếng: Để đứa trẻ một mình

Nhiều trường hợp, không phải đứa trẻ không ngoan hay cố tình muốn chống lại, mà chính thái độ của bố mẹ khiến trẻ muốn phản kháng. Khi một đứa trẻ biết rằng “không ai thúc ép ”, sẽ thực sự trở thành chính mình, lo lắng về việc bản thân phải tự chịu trách nhiệm về hành động.

Vì vậy, khi đối phó với những đứa trẻ ngỗ ngược, khó quản lý, bố mẹ nênhọc cách lười biếng. Điều này không phải là vô trách nhiệm mà là để trẻ thực sự “trưởng thành”. Ý nghĩa nổi bật của việc bình tĩnh suy nghĩ trong quy luật đầm lầy nằm ở chỗ, hãy để lý trí vượt qua khó khăn.

Khi bố mẹ biết cách thể hiện sự yếu đuối yếu, ngốc nghếch, lười biếng hơn thì trẻ sẽ được rèn luyện tư duy ngược và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Trị con bướng bỉnh theo amp;#34;quy luật đầm lầyamp;#34;, đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết - 8

Trị con bướng bỉnh theo amp;#34;quy luật đầm lầyamp;#34;, đứa trẻ không nghe lời, hay khóc nhè, lười biếng...đều thay đổi hết - 9

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm