Trẻ sơ sinh là thời kỳ nhạy cảm để hoàn thiện và phát triển trí não. Bố mẹ tuyệt đối đừng lơ là với các giai đoạn tăng trưởng vượt trội này của bé.
Hầu như tất cả các ông bố bà mẹ đều rất quan tâm đến sự phát triển trí não của con mình, xét cho cùng sự phát triển trí não có liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ.
Tuy nhiên, một số bố mẹ đã mắc phải sai lầm, đó là chỉ quan tâm đến sức khỏe của con khi con còn nhỏ, đồng thời chỉ quan tâm đến sự phát triển trí não và chỉ số IQ của con sau khi con đi học. Tuy nhiên, lúc này thường là đã quá muộn, bởi vì bố mẹ đã vô tình bỏ qua thời kỳ tăng vọt về trí thông minh của trẻ.
Theo các chuyên gia, bác sĩ thì có nhiều giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ, trong đó giai đoạn 0-2 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng. Giai đoạn này có 8 “bước nhảy vọt” trong sự phát triển trí não và chỉ số IQ của bé mà bố, mẹ không được bỏ qua.
Từ khoảng tuần thứ 5
Lúc này em bé vừa mới sinh ra được hơn một tháng, các cơ quan trong cơ thể đang trưởng thành với tốc độ cực nhanh, các giác quan cũng đã dần dần quen thuộc với môi trường mới bên ngoài và bắt đầu hoạt động tích cực hơn.
Trong thời kỳ khứu giác nhạy cảm, bố mẹ có thể cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau như mùi của mẹ, mùi giấm,... Cần lưu ý rằng, hoa và các mùi khác có thể dễ gây dị ứng nên cần cẩn thận không cho bé ngửi.
Bé bắt đầu phản ứng khi nghe thấy chuyển động, bố mẹ có thể cố ý tạo ra những âm thanh khác nhau khi bé thức để bé phán đoán vị trí.
Từ tháng thứ 2
Đối với bé 2 tháng tuổi, các nắm tay bắt đầu thả lỏng, sau đó siết chặt lại, lúc này bé bắt đầu thích nắm bắt. Ngoài ra, sự phối hợp giữa mắt và tay chân của bé sẽ hài hòa hơn.
Bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé một số đồ chơi cầm nắm để bé rèn luyện khả năng cầm nắm.
Trẻ 2 tháng tuổi đã có sự phát triển về thị giác và phối hợp tay chân.
Từ tháng thứ 3
Bé khoảng 3 tháng tuổi đã có thể hiểu được quy trình của một số hoạt động, thích giao tiếp với mẹ và người khác, miệng có khả năng bập bẹ nhẹ.
Mặc dù lúc này bé chưa biết bố mẹ đang nói về điều gì, nhưng việc nói chuyện với bé nhiều hơn cũng sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. Việc kích thích ngôn ngữ như vậy có lợi rất lớn cho sự phát triển trí não của bé.
Từ tháng thứ 5
Lúc này, kỹ năng vận động tinh, khả năng cầm nắm của bé đã rất thuần thục, có thể lật người để lấy được thứ mình muốn.
Bố mẹ có thể tạo thêm cơ hội cho bé lật, chẳng hạn như “dụ” bé lật bằng đồ chơi, hoặc bố, mẹ có thể tự mình lật cho bé xem và để bé bắt chước làm theo.
Bé 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết lật. Bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng này cho trẻ thuần thục hơn bằng nhiều cách.
Từ tháng thứ 6
Lúc này bé dần hiểu được mối quan hệ giữa các sự vật, tính tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình bắt đầu được kích hoạch. Bé lúc này rất thích làm mọi thứ rối tung lên.
Bố mẹ có thể tạo thêm cơ hội “di chuyển đồ vật”, để bé được tự do vận động di chuyển, giúp sự phối hợp giữa các giác quan và bộ phận cơ thể trở nên linh hoạt và nhuần nhuyễn hơn. Đồng thời bố mẹ nên động viên mỗi khi bé thực hiện động tác di chuyển.
Từ tháng thứ 9
Bé bắt đầu hiểu về phân loại, chẳng hạn như tiếng ong kêu "ù", vẫy tay khi chào tạm biệt,... Còn về màu sắc thì bé vẫn chưa phân biệt được tốt, nhưng bố mẹ đừng lo lắng vì khả năng này sẽ được cải thiện đáng kể ở giai đoạn sau.
Bé có thể “phân loại” nên bố mẹ cần tạo cơ hội để bé “phân loại” nhiều hơn, ví dụ như gọi tên một con vật nhỏ nào đó, rồi bắt chước tiếng kêu của con vật nhỏ đó. Trong khi bé cảm thấy mới lạ, thì não bộ có thể tiếp nhận thêm nhiều tài liệu hơn trong vấn đề "phân loại", nhờ đó mà khả năng phân loại cũng được cải thiện mạnh mẽ về sau.
Trẻ đã bắt đầu nhận thức được nhiều thứ xung quanh hơn, thậm chí là lặp lại một vài âm thanh bé nghe được.
Từ tháng 11
Bé bắt đầu có ý thức, cảm thấy mọi việc nên làm theo thứ tự, đồ vật nên có vị trí riêng, đây là cảm giác có trật tự của trẻ. Những em bé có ý thức ngăn nắp thích giúp bố mẹ và tính tự giác cao, luôn dọn dẹp đồ chơi hoặc những vật khác sau khi bé sử dụng.
Trong "thời kỳ nhạy cảm với mệnh lệnh" của bé, bố mẹ không nên cảm thấy bé đang gây rắc rối một cách vô lý mà hãy cố gắng tôn trọng "mệnh lệnh" của bé. Và khi bé muốn làm điều gì đó, bố mẹ không những không nên ngăn cản, mà còn không nên hướng dẫn quá nhiều, kẻo ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng sáng tạo của não bộ bé.
Khoảng 14 tháng
Bé bắt đầu có sự “tự nhận thức”, không chỉ muốn tự ăn, tự mặc quần áo, tự đi giày dép mà còn muốn chọn quần áo, giày dép để mặc. Tức giai đoạn này, trẻ đã hình thành tính tự lập nhất định, muốn được tự mình trải nghiệm và thực hiện nhiều vấn đề cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày.
Bố mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, đồng thời đảm bảo an toàn cho bé khi bé tự thực hiện một việc gì đó. Điều này sẽ càng có lợi cho quá trình rèn luyện khả năng tư duy độc lập và tính độc lập của trẻ trong cuộc sống hiện tại và cả về sau.
Giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn quan trọng và nhanh chóng đối với các cử động lớn, cử động nhỏ và các sự phát triển thể chất khác nhau của bé. Những sự phát triển này không chỉ là sự phát triển về thể chất, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của não bộ.
Vì vậy, trong những giai đoạn phát triển quan trọng kể trên, bố mẹ không nên bỏ qua mà hãy dùng các phương pháp nuôi dạy phù hợp nhất để hướng dẫn và rèn luyện cho bé, điều này càng có lợi cho sự phát triển trí não của bé, giúp trí não tăng trưởng vượt trội và chỉ số IQ có khả năng cao đạt được mức lý tưởng trong tương lai.
Hơn 1 tuổi thì trẻ đã thuần thục hơn về kỹ năng vận động, nên thường sẽ muốn tự lập nhiều thứ.