Đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn ra ngoài xã hội lại hay bị tổn thương tâm lý, nguyên nhân thực chất chỉ xoay quanh một vấn đề

Thi Thi - Ngày 04/04/2024 08:27 AM (GMT+7)

Theo chuyên gia tâm lý, đứa trẻ luôn ngoan ngoãn chưa chắc là lợi thế.

Phụ huynh thường hy vọng nuôi dạy con thành người xuất sắc, ngoan ngoãn, biết vâng lời. Tuy nhiên, một chuyên gia tâm lý từng nhận định rằng, những đứa trẻ ngoan có xu hướng nhạy cảm và dễ gặp phải các vấn đề tâm lý. 

Vậy tại sao lại xảy ra điều này? Câu trả lời rất đơn giản, vì trẻ ngoan chưa biết cách thể hiện cái tôi. Đặc biệt, những kiểu trẻ ngoan ngoãn sau đây dễ bị tổn thương tâm lý.

Đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn ra ngoài xã hội lại hay bị tổn thương tâm lý, nguyên nhân thực chất chỉ xoay quanh một vấn đề - 1

Thói quen vâng lời nếu không làm theo chỉ định dễ bị gắn nhãn "hư"

Nhạy cảm và cư xử đúng mực là những tính từ đánh giá quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào việc trẻ phải luôn mạnh mẽ, ép buộc trẻ luôn tuân thủ những nguyên tắc quá nghiêm khắc có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý.

Ví dụ, nhiều bậc phụ huynh thường khuyến khích trẻ không được khóc, nhằm nuôi dưỡng con trở nên nên mạnh mẽ và dũng cảm. Tuy nhiên, quá trọng tâm vào vẻ ngoài mạnh mẽ và không cho phép trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực có thể phản tác dụng.

Đứa trẻ nào cũng từng mắc lỗi trong quá trình trưởng thành.

Đứa trẻ nào cũng từng mắc lỗi trong quá trình trưởng thành.

Thực tế cho thấy, việc từ chối hoặc không chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ có thể dẫn đến việc các cảm xúc này bị chôn vùi và không được thể hiện. Trẻ có thể trở nên khó khăn trong việc xử lý và thể hiện đúng cách các cảm xúc, gây ra sự căng thẳng và khó khăn trong quá trình phát triển tâm lý.

Vì vậy, để không nuôi dạy những đứa trẻ có bề ngoài ngoan ngoãn mà bên trong lại yếu đuối, bố mẹ không nên yêu cầu trẻ phải luôn vâng lời, thay vào đó trẻ cần được khuyến khích để có ý kiến, quan điểm riêng và khả năng tự mình đưa ra quyết định. 

Đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn ra ngoài xã hội lại hay bị tổn thương tâm lý, nguyên nhân thực chất chỉ xoay quanh một vấn đề - 3

Trẻ luôn được yêu cầu nhường nhịn

Đứa trẻ sẽ phát triển tính cách và tâm lý phần lớn dựa vào thái độ và cách tiếp cận của bố mẹ. Nếu bố mẹ luôn khuyến khích trẻ nhường nhịn, lâu ngày có thể tạo ra sự dồn nén bên trong.

Sự dồn nén cảm xúc, có thể trở nên khó khăn trong việc tự biểu đạt mình, thiếu lòng tự tin, khó khăn trong việc xử lý xung đột. Đồng thời, sự dồn nén cảm xúc cũng có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm lý, như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và tự ti.

Do đó, bố mẹ được khuyên nên thấu hiểu và quan tâm đến những gì trẻ trải qua, cho trẻ cơ hội tìm hiểu về sự tự do, phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Đôi khi, trẻ cần được hướng dẫn bộc lộ cảm xúc.

Đôi khi, trẻ cần được hướng dẫn bộc lộ cảm xúc.

Đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn ra ngoài xã hội lại hay bị tổn thương tâm lý, nguyên nhân thực chất chỉ xoay quanh một vấn đề - 5

Quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình

Đứa trẻ không dám thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc thật sự của mình sẽ luôn cảm thấy cô đơn. Đặc biệt, trong mặt giao tiếp, những đứa trẻ nhạy cảm thường tập trung vào ý kiến của người khác, vô tình che giấu đi quan điểm của bản thân.

Trong một môi trường như vậy, trẻ không thể cảm nhận được yêu thương và sự chấp nhận từ người khác. Nếu trẻ sống trong sự sợ hãi và bất an, điều này sẽ dễ dẫn đến bộc phát cảm xúc hoặc gặp vấn đề về tâm lý.

Trẻ có xu hướng lo lắng ý kiến và cảm xúc của mình sẽ bị coi là không đáng quan tâm. Điều này dẫn đến việc trẻ tự cô lập chính mình.

Đứa trẻ không dám thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc thật sự của mình sẽ luôn cảm thấy cô đơn.

Đứa trẻ không dám thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc thật sự của mình sẽ luôn cảm thấy cô đơn.

Đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn ra ngoài xã hội lại hay bị tổn thương tâm lý, nguyên nhân thực chất chỉ xoay quanh một vấn đề - 7

Chơi một mình, không thích tham gia cuộc vui cùng bạn bè

Nếu trẻ luôn chơi một mình và không thích tham gia vào hoạt động chung với bạn bè, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp vấn đề tâm lý và có khả năng phát triển chứng ám ảnh xã hội, trong đó trẻ có thể sợ bị bắt nạt hoặc không được chấp nhận.

Đôi khi, việc trẻ trở nên nhạy cảm và tìm kiếm một không gian riêng để khám phá bản thân là điều tự nhiên. Tuy nhiên, bố mẹ nên khuyến khích trẻ ra khỏi "vùng an toàn" và tham gia vào hoạt động chung.

Việc trẻ phát triển kỹ năng xã hội và tạo quan hệ tốt sẽ làm cho tâm hồn của trẻ trở nên ấm áp và đầy sức sống hơn.

Một môi trường lành mạnh sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu, từ đó tạo nên tinh thần khỏe mạnh và tâm hồn tự tin và hạnh phúc hơn.

Đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn ra ngoài xã hội lại hay bị tổn thương tâm lý, nguyên nhân thực chất chỉ xoay quanh một vấn đề - 8

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời