3 bộ phận này là dây cứu sinh của trẻ, cha mẹ nhất định không được đánh con

Hạ Mây - Ngày 06/07/2021 16:03 PM (GMT+7)

Chuyên gia khuyến cáo, dù cha mẹ có tức giận thế nào cũng không nên đánh vào những bộ phận này của con, vì có thể gây tổn thương đến sức khỏe của trẻ.

3 bộ phận này là dây cứu sinh của trẻ, cha mẹ nhất định không được đánh con - 1

Khi con cái không nghe lời, một số cha mẹ thường dùng đòn roi để răn dạy trẻ. Tuy nhiên, có một số bộ phận trên cơ thể trẻ cha mẹ không nên đánh vào người con. Cơ thể trẻ rất non nớt và mong manh, nếu không cẩn thận, sẽ gây ra những tổn hại đối với sức khỏe của trẻ.

Do đó, dù cha mẹ có tức giận thế nào cũng không nên đánh vào những bộ phận này của con vì có thể gây tổn thương đến sức khỏe của trẻ.

Đầu của trẻ

Đầu là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả người lớn, không riêng gì trẻ nhỏ. 

Cha mẹ không nên dùng tay hoặc vật cứng đánh mạnh vào đầu của trẻ. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, nếu va chạm mạnh hoặc đập mặt phẳng cứng vào có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não bộ, thậm chí sẽ gây tổn thương não. 

Đặc biệt là đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn đang trong giai đoạn phát triển, nếu sức quá lớn sẽ gây xuất huyết não.

Cha mẹ không nên dùng đòn roi thường xuyên để răn dạy con.

Cha mẹ không nên dùng đòn roi thường xuyên để răn dạy con.

Mông của trẻ

Trên thực tế, trẻ đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, các cơ quan và mô trên cơ thể rất mỏng manh, không thể chịu được những cú đánh mạnh liên tục, mông cũng không ngoại lệ, nếu cha mẹ đánh nhẹ sẽ không trực tiếp gây ra các cơ, chân tay.

Nếu cha mẹ dùng sức lực đánh vượt quá tầm chịu lực của cơ thể trẻ, nhất là những cú đánh liên tục sẽ khiến các vùng mô mềm bị va chạm và chảy máu nhiều. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, lượng máu lưu thông hiệu quả sẽ bị giảm, dẫn đến tụt huyết áp, sốc xuất huyết.

Việc cha mẹ đánh vào đầu, tai... có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh và sức khỏe của trẻ.

Việc cha mẹ đánh vào đầu, tai... có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh và sức khỏe của trẻ.

Tai của trẻ

Một số bậc cha mẹ thường dùng tay kéo tai của con mình mọi lúc, nếu không may, màng nhĩ của trẻ sẽ bị tổn thương dưới tác động mạnh và rất dễ bị thủng.

Thực tế, việc đánh con không thể giải quyết được vấn đề ngoại trừ sự phẫn nộ nhất thời. Ngoài ra, khi trẻ bị đánh đập thường xuyên, cảm giác đau đớn về thể xác sẽ bị kích thích trung khu thần kinh, não bộ sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, suy nhược, việc trừng phạt thể xác thường xuyên cũng sẽ làm chậm quá trình phát triển trí não của trẻ và ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. .

Một số cha mẹ cũng biết kiềm chế lực khi đánh con và tránh được một số vị trí hiểm. Tuy nhiên trải qua những lần răn dạy bằng đòn roi không những đau về thể xác mà trẻ còn bị ám ảnh về mặt tâm lý.

Nếu cha mẹ dùng sức lực đánh vượt quá tầm chịu lực của cơ thể trẻ, nhất là những cú đánh liên tục sẽ khiến các vùng mô mềm bị va chạm và chảy máu nhiều.

Nếu cha mẹ dùng sức lực đánh vượt quá tầm chịu lực của cơ thể trẻ, nhất là những cú đánh liên tục sẽ khiến các vùng mô mềm bị va chạm và chảy máu nhiều. 

Trẻ em vốn dĩ rất mong manh, nhạy cảm và dễ bị tổn thương, những lời khiển trách nóng giận nhất thời và những hành vi thô bạo của cha mẹ thường gây ra sự bất hòa trong mối quan hệ cha mẹ và con cái, trong những trường hợp nghiêm trọng là sự ghẻ lạnh vĩnh viễn giữa cha mẹ và các con.

Một số trẻ về sau thậm chí có thể bắt chước người lớn, sử dụng biện pháp bạo lực để giải quyết vấn đề, do đó việc răn dạy con bằng đòn roi không có lợi cho việc hình thành tính cách của trẻ.

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai
Khi hiện trẻ hay cãi lại, cha mẹ không nên vội vàng phủ nhận những lý lẽ của trẻ, hay lắng nghe sau đó dẫn dắt, tránh việc làm tổn thương tâm lý của...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời