Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai

Hạ Mây - Ngày 05/07/2021 12:14 PM (GMT+7)

Khi hiện trẻ hay cãi lại, cha mẹ không nên vội vàng phủ nhận những lý lẽ của trẻ, hay lắng nghe sau đó dẫn dắt, tránh việc làm tổn thương tâm lý của trẻ.

Cãi lại là vấn đề phổ biến với nhiều đứa trẻ khiến nhiều cha mẹ đau đầu. Đây là vấn đề mà hầu hết những người làm cha làm mẹ đều quan tâm và từng gặp phải.

Trong một chương trình thực tế “After School”, được phát sóng trên một kênh truyền hình của Trung Quốc, một người mẹ phàn nàn: “Cãi lại là một vấn đề lớn với đứa trẻ của gia đình chúng tôi. Tôi và ba nó chưa biết làm thế nào cả.”

Khi trẻ cãi lại, đa số phụ huynh sẽ lo lắng và thậm chí đã quát mắng và đánh trẻ. Thế nhưng càng dùng biện pháp này, trẻ sẽ càng bướng bỉnh. Đây chỉ là biện pháp xử lý tạm thời. Nếu muốn trẻ bỏ thói quen xấu này, cha mẹ phải giải quyết từ nguyên nhân.

Vậy tại sao trẻ cãi lại, nên nói gì để trẻ hạn chế hành vi này của trẻ, dưới đây là những cách cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ cãi lời, được chuyên gia khuyến khích. 

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 2

Vì sao trẻ thường xuyên cãi lời cha mẹ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thường xuyên cãi lời cha mẹ, tuy nhiên các chuyên gia đã liệt kê ra những lý do phổ biến sau:

Duy trì lòng tự trọng: “Vậy thì mẹ hãy để bạn đó làm con của mẹ".

Một số cha mẹ thắc mắc, làm thế nào để trẻ có thể hiểu tự trọng là gì khi còn quá nhỏ? Thật vậy, trong thế giới của trẻ em, có thể không có một lời giải thích đặc biệt cụ thể nào cho “lòng tự trọng”, nhưng nếu lòng tự trọng bị xâm phạm, chắc chắn trẻ sẽ cảm nhận được điều đó.

Hãy ngẫm lại, cha mẹ đã bao giờ nói những điều này với con mình chưa:

- “Con chẳng ngoan chút nào, mẹ không thương con nữa.”

- “Nhìn bạn của con xem. Cậu bé luôn ngoan ngoãn, lễ phép, còn con thì luôn cãi cha mẹ.”

Những câu nói “con nhà người ta" này sẽ đụng chạm đến lòng tự trọng của trẻ. Vì vậy, đôi khi, việc nói lại của trẻ không có nghĩa là trẻ đang phản đối bạn mà trẻ đang cảm thấy lòng tự trọng của mình bị xúc phạm, việc trẻ phản ứng lại là để bảo vệ lòng tự trọng của chính mình.

Lúc này, trẻ chắc chắn sẽ muốn nói điều gì đó với cha mẹ: “Vậy thì mẹ hãy để bạn đó làm con của mẹ".

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 3

Chứng minh sự độc lập: "Mẹ hãy để con tự làm đi, mẹ nói nhiều quá"

Nhà tâm lý học Piaget cho rằng: Hầu như trẻ em từ 0-6 tuổi sẽ dồn hết tâm sức vào việc tự xây dựng tính độc lập. Khi trẻ được 2 tuổi, sự tự nhận thức này dần nảy mầm.

Đứa trẻ bắt đầu không còn nghe theo ý kiến ​​của mẹ, dù đúng hay sai, trẻ chỉ quan tâm đến việc thể hiện bản thân. Dựa vào cách nói chuyện, trẻ sẽ thể hiện rằng bản thân mình khác biệt và là một cá thể độc lập, nhưng vì hạn chế về hệ thống ngôn ngữ và cách suy nghĩ, nên cách thể hiện của trẻ thường đơn giản và thẳng thắn. 

Một số câu mà trẻ thường nói trong trường hợp này như: "Mẹ hãy để con tự làm đi, mẹ nói nhiều quá", nhằm bày tỏ sự độc lập và không muốn một ai làm phiền đến không gian riêng của mình.

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 4

Bày tỏ ý kiến: "Con đã lớn rồi, con muốn tự giải quyết chuyện của mình"

Khi cha mẹ nhận thấy rằng trẻ thường xuyên cãi lời, rất có thể trẻ muốn nói với cha mẹ rằng: "Con đã lớn rồi, con muốn tự giải quyết chuyện của mình".

Ví dụ, nếu cha mẹ yêu cầu trẻ mặc váy, trẻ chỉ muốn mặc áo yếm, điều này cho thấy trẻ có chính kiến ​​riêng và đang thể hiện cảm xúc thật của mình.

Khi lớn lên, trẻ có ý thức mạnh mẽ hơn về bản thân, cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ để đạt được trọng lượng tiếng nói, đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Cãi lại là một cách để trẻ thể hiện bản thân. Vậy nên, cha mẹ không nên tức giận và xem đó là hành vi khiêu khích, thậm chí chúng ta nên coi đó là biểu hiện sự trưởng thành của một đứa trẻ.

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 5

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 6

Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ thường xuyên cãi lời?

Để giải quyết tình trạng cãi lại của trẻ, giáo sư Li Meijin hướng dẫn cha mẹ 3 cách nói sau đây.

“Mẹ biết con đang tức giận, nhưng nói như vậy là không lễ phép, con nên bình tĩnh, rồi sau đó hãy nói chuyện tiếp”.

Người lớn không thể duy trì được ý thức của mình khi bản thân còn bốc đồng, huống hồ là những đứa trẻ chưa trưởng thành về mặt tinh thần.

Trong trường hợp này, giao tiếp không những không hiệu quả mà còn có xu hướng làm gia tăng xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Vì vậy, cho trẻ thời gian để bình tĩnh lại cũng là lúc trao cho trẻ không gian suy nghĩ lại. Điều này sẽ có lợi hơn cho việc giao tiếp và giáo dục sau này và đặc biệt, vấn đề có lẽ sẽ được giải quyết.

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 7

"Nếu cảm thấy không vui, con chỉ cần nói con đang buồn, thay vì cãi lại và lớn tiếng với cha mẹ. Những lời nói trút giận ấy sẽ làm cha mẹ rất buồn”.

Sử dụng ngôn từ gay gắt để làm tổn thương lòng tự trọng của người khác là vấn đề chung của con người, không chỉ trẻ em mà cả những người lớn. Nhưng đối với trẻ em, cha mẹ cần kiên nhẫn tiết chế và giới hạn phạm vi ngôn ngữ của trẻ.

Nếu không kiểm soát được điều này lâu ngày cũng sẽ khiến trẻ không còn kính trọng cha mẹ, lâu dần sẽ khó dạy bảo trẻ.

Hơn nữa, hướng dẫn trẻ sử dụng thái độ tích cực để giải quyết vấn đề cũng sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn trong tương lai.

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 8

“Hãy nói cho mẹ biết con đang suy nghĩ gì lúc này, nếu con không hài lòng hoặc không thích, con có thể nói ra, mẹ sẽ cùng con tìm ra cách giải quyết.”

Rất dễ nhận biết khi nào trẻ đang giận dỗi. Nếu trẻ không chủ động nói ra lý do thì cha mẹ hãy khiến trẻ an tâm bằng cách dỗ dành cảm xúc của trẻ, cho trẻ thấy sự quan tâm.

Và nếu vô tình làm tổn thương trẻ, đừng tiếc một lời xin lỗi với con. Từ đó, trẻ còn có thể học cách xin lỗi người khác qua hành vi của cha mẹ.

Các nhà tâm lý học người Đức tin rằng những đứa trẻ có thể tranh luận với cha mẹ sẽ lớn lên tự tin hơn, sáng tạo hơn và có kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ hơn.

Nói cách khác, nếu một đứa trẻ tranh cãi với cha mẹ, có nghĩa là đứa trẻ bắt đầu có nhận định của riêng mình, trẻ sẽ cảm thấy rằng người lớn chưa chắc đã đúng, và sẽ học cách “sử dụng ngôn ngữ” để bày tỏ ý kiến ​​cá nhân của mình.

Tuy nhiên, với tư cách là cha mẹ, chúng ta phải thể hiện không hài lòng với hành vi “cãi lại” của trẻ và cho trẻ thấy, thay vì cãi lại, trẻ có thể tìm cách giải quyết khác.

Khi con cãi lời: Dùng 3 cách nói thông minh này, trẻ sẽ biết ơn mẹ trong tương lai - 9

13 quy tắc dạy con kỷ luật của người Đức nghiêm khắc nhưng hiệu quả
Ngay từ nhỏ, trẻ em Đức đã được học những quy tắc cơ bản để xây dựng tính tự lập, sẵn sàng đối đầu thách thức và đặc biệt là biết chấp nhận thất bại...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con