Trẻ từ 0-3 tuổi, mức độ thông minh đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, do đó cách chăm sóc của cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện trí tuệ hiệu quả.
Khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh, trí thông minh não bộ của trẻ phát triển rất nhanh, mạng lưới nơron của não trở nên phức tạp hơn do tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài.
Trong giai đoạn này, nếu cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ đúng cách, sẽ giúp ích cho quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, nhưng nếu cha mẹ lơ là điều này thì sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các trẻ chậm phát triển sẽ có các thông số phát triển thấp hơn các mốc cơ bản hoặc phát triển chậm hơn trẻ cùng trang lứa. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần lưu ý.
3 dấu hiệu cha mẹ có thể nhận biết nếu trẻ chậm phát triển
Nếu trẻ chậm phát triển, có thể biểu hiện thông qua chức năng não bộ và thiếu những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như giao tiếp, tư duy logic, hành xử xã hội…
Thông qua những dấu hiệu dưới đây, có thể giúp cha mẹ sớm nhận biết tình trạng sức khỏe của bé từ đó có những phương hướng hỗ trợ, điều trị kịp thời cho con.
Khả năng cầm nắm hạn chế sau 9 tháng tuổi
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh có phản ứng cầm nắm khi được 4 hoặc 5 tháng và sẽ theo dõi các đồ vật chuyển động trước mặt mình một cách có ý thức.
Nếu bé đã 9 tháng tuổi mà vẫn chưa có ý thức chủ động cầm nắm thì cha mẹ hãy lưu ý đến vấn đề phát triển trí tuệ của trẻ.
Nếu bé đã 9 tháng tuổi mà vẫn chưa có ý thức chủ động cầm nắm thì cha mẹ hãy lưu ý đến vấn đề phát triển trí tuệ của trẻ.
Phản ứng khóc của trẻ không rõ ràng
Trẻ sơ sinh hầu như dùng tiếng khóc để thu hút sự chú ý của người lớn, nếu trẻ ít khóc hay có những dao động cảm xúc không rõ ràng mặc dù được tác động sự kích thích tương đối mạnh, thì điều này có thể cho thấy trẻ đang gặp vấn đề chậm phát triển.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ít khóc có thể là dấu hiệu bình thường về sức khỏe và phát triển nhận thức. Cha mẹ cần kết hợp theo dõi các yếu tố khác để kịp thời đưa trẻ đi khám, từ đó có hướng điều trị phù hợp dành cho trẻ.
Không có khả năng học các cử động nhai bình thường
Khi thấy trẻ nhai lâu, cử động nhai chậm, thậm chí kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, khó nuốt thì cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra mức độ phát triển trí tuệ.
Đặc biệt sau khi bé ăn dặm được một thời gian mà trẻ vẫn chưa thể thích nghi được thì cha mẹ càng cần lưu ý.
Khi thấy trẻ nhai lâu, cử động nhai chậm, thậm chí kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, khó nuốt thì cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra mức độ phát triển trí tuệ.
Vậy cha mẹ nên làm giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn
Trên thực tế, trẻ từ 0-3 tuổi, mức độ thông minh đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, do đó cách chăm sóc của cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện trí tuệ hiệu quả., 3 điều sau mẹ nên làm.
Thường xuyên vuốt ve trẻ
Đối với trẻ sơ sinh thích được cha mẹ tiếp xúc da kề da với mình, điều này không chỉ mang lại cho trẻ những trải nghiệm cảm giác mới lạ mà còn khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn.
Thực hành xúc giác đúng cách có thể khiến trẻ cảm nhận được các kích thích từ môi trường phong phú hơn, và khi đó sự phát triển của não bộ cũng sẽ được tác động tích cực.
Đối với trẻ sơ sinh thích được cha mẹ tiếp xúc da kề da với mình, điều này không chỉ mang lại cho trẻ những trải nghiệm cảm giác mới lạ mà còn khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn.
Chú ý đến sự phát triển vận động
Ở giai đoạn sơ sinh, sự phát triển vận động thô của trẻ rất nhanh, ví dụ giai đoạn này trẻ đã biết ngồi, bò, đứng,… nên cha mẹ có thể kết hợp các giai đoạn phát triển và tăng trưởng của trẻ mà thực hiện các vận động lớn một cách phù hợp. Sự hướng dẫn phù hợp của cha mẹ không chỉ khiến trẻ cảm thấy thú vị mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ hiệu quả.
Cho trẻ đủ cảm giác an toàn
Khi trẻ ở trong một môi trường gia đình không ổn định, trẻ rất dễ cảm thấy bất an trong lòng. Những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi bầu không khí gia đình tiêu cực cũng sẽ có những khiếm khuyết nhất định trong quá trình phát triển trí tuệ. Ngoài ra, sự thờ ơ của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của trẻ.
Mặc dù mức độ thông minh của trẻ có mối quan hệ nhất định với di truyền, nhưng ở giai đoạn trẻ sơ sinh, sự kích thích của môi trường gia đình mà trẻ nhận được cũng sẽ có tác động đến sự phát triển của trí thông minh. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ cảm nhận đủ cảm giác an toàn trong quá trình nuôi dưỡng.
Những cái ôm ấp, vỗ về của cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận đủ sự an toàn.