Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này

Hạ Mây - Ngày 04/01/2022 12:18 PM (GMT+7)

Bé bị táo bón phải làm thế nào?

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 1

Trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu thường dễ mắc phải những vấn đề về tiêu hóa, điển hình như tình trạng táo bón hay gặp luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. 

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ bị táo bón chỉ là trẻ khó đi đại tiện, nhưng thực tế, táo bón rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Chúng ta đều biết rằng 70% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm ở ruột, táo bón không chỉ khó đi đại tiện mà còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 2

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng táo bón ở trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Cha mẹ áp dụng các phương pháp cho ăn khác nhau đều có ảnh hưởng lớn đến nhu động ruột của trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ có thể quan sát thông qua số lần đi tiêu của trẻ trong các tháng khác nhau, để có thể phán đoán tình trạng sức khỏe của con.

- Từ 1 tháng đến 3 tháng, trẻ bú sữa mẹ đi tiêu 2 - 3 lần/ngày hoặc 2 -3 lần/tuần, trẻ bú sữa bột trung bình khoảng 4 lần một ngày.

Cha mẹ có thể quan sát thông qua số lần đi tiêu của trẻ trong các tháng khác nhau, để có thể phán đoán tình trạng sức khỏe của con.

Cha mẹ có thể quan sát thông qua số lần đi tiêu của trẻ trong các tháng khác nhau, để có thể phán đoán tình trạng sức khỏe của con.

- Từ 4 tháng đến 1 tuổi, sau khi bé bắt đầu ăn dặm bổ sung, bé sẽ đi tiêu 1 - 2 lần/ ngày.

- Từ 1 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu ăn ba bữa một ngày sau khi một tuổi, và việc đi tiêu của trẻ được thay đổi thành ít nhất một lần một ngày.

Ngoài ra, dù bé đi đại tiện bao nhiêu lần, chỉ cần bé khó đại tiện, rặn nhiều, mặt đỏ bừng, thậm chí quấy khóc thì điều đó có nghĩa bé đang bị táo bón.

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 4

Những sai lầm dễ mắc có thể khiến trẻ bị táo bón?

Một số bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dưỡng có thể mắc một số sai lầm dẫn đến việc trẻ bị táo bón, dưới đây là 2 sai lầm phổ biến, cha mẹ nên chú ý và có phương pháp điều chỉnh phù hợp hơn.

Mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, nóng

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu đời trẻ gần như bú mẹ hoàn toàn. Vì thế nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như tình trạng bệnh lý ở trẻ.

Nếu chế độ ăn của mẹ có chứa nhiều thực phẩm cay, nóng như mật ong, nghệ, gia vị,… sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, trẻ nhỏ khi bú dễ gặp tình trạng táo bón.

Nếu chế độ ăn của mẹ có chứa nhiều thực phẩm cay, nóng như mật ong, nghệ, gia vị,… sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, trẻ nhỏ khi bú dễ gặp tình trạng táo bón.

Nếu chế độ ăn của mẹ có chứa nhiều thực phẩm cay, nóng như mật ong, nghệ, gia vị,… sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, trẻ nhỏ khi bú dễ gặp tình trạng táo bón.

Ngoài ra, một số bà mẹ vì lo lắng đường ruột của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên hạn chế cho con uống nước, tuy nhiên một trong những nguyên nhân “không tưởng” gây ra táo bón chính là việc cơ thể trẻ sơ sinh bị thiếu nước.

Việc thiếu nước khiến cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn. Lượng nước bổ sung quá ít sẽ làm lượng chất nhờn xung quanh thành ruột cũng bị giảm đi. Lúc đó quá trình đẩy phân ra ngoài gặp nhiều trở ngại.

Cho trẻ uống sữa bột sai cách

Một số bà mẹ vì muốn bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho con nên đôi khi cho trẻ uống sữa bổ sung quá sớm, đây cũng là sai lầm dễ mắc có thể khiến trẻ bị táo bón.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sữa mẹ có thành phần cân bằng chất béo, protein, chất xơ giúp phân của trẻ luôn mềm nên trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ mắc táo bón hơn.

Trong khi đó, sữa công thức có rất nhiều thành phần protein nên sẽ dễ gây táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó việc pha sữa không đúng liều lượng (quá đặc), khiến hàm lượng đạm trong sữa bột cao hơn hoặc sữa bột không có chất xơ (FOS) cũng là nguyên nhân gây táo bón. 

Việc pha sữa không đúng liều lượng (quá đặc), khiến hàm lượng đạm trong sữa bột cao hơn hoặc sữa bột không có chất xơ (FOS) cũng có thể khiến trẻ bị táo bón.

Việc pha sữa không đúng liều lượng (quá đặc), khiến hàm lượng đạm trong sữa bột cao hơn hoặc sữa bột không có chất xơ (FOS) cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. 

Vì vậy, mẹ hãy bổ sung một số thực phẩm giàu chất sắt, chất xơ vào thức ăn bổ sung của trẻ sẽ giúp giảm bớt tình trạng táo bón của trẻ.

Để giúp các bậc phụ huynh có những kiến thức cần thiết về tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ, bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh đã có những giải đáp hữu ích xoay quanh vấn đề này.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 8

Thưa bác sĩ, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ?

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ có thể lên đến 30%.

Nguyên nhân táo bón thường gặp như:

Chỉ 5% trẻ em táo bón thực thể, tức là táo bón có nguyên nhân như tắc ruột phân su, đại tràng nhỏ, suy giáp, Hirschsprung, rối loạn điện giải, bệnh lý thần kinh. Trên 90% còn lại trẻ táo bón chức năng là tình trạng tiêu không hết, đi tiêu không đều, gặp khó khăn khi đi tiêu.

Trẻ đi tiêu dưới 2 lần 1 tuần, kéo dài từ 1-2 tháng kèm theo các triệu chứng như ứ đọng phân trong trực tràng, đi tiêu đau hoặc khó đi do phân cứng… thì đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là táo bón và cần phải điều trị.

Nguyên nhân táo bón chức năng:

- Trẻ từ chối đi tiêu do đau (rò hậu môn, vết rách hậu môn, trĩ), do thay đổi môi trường sống (chuyển trường, du lịch), đi tiêu không đúng cách, mất cân bằng cảm xúc, trẻ chậm phát triển trí tuệ.

- Chế độ ăn không hợp lý

- Trẻ không tập được thói quen đi tiêu đúng cách

- Tiền sử gia đình có người bị táo bón.

Táo bón chức năng có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, bổ sung chất xơ, thay đổi chế độ sinh hoạt…

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 9

Có ý kiến cho rằng pha sữa bột quá đặc hoặc không đúng cách có thể khiến trẻ bị táo bón? Bác sĩ đã từng gặp hay điều trị trường hợp này chưa?

Một số trẻ sử dụng sữa công thức có thể gặp tình trạng táo bón. Nguyên nhân có thể là do trẻ không hợp loại sữa đó, dị ứng thành phần trong sữa, hay cách pha sữa không đúng hướng dẫn, ngoài ra còn có thể do trẻ ít vận động.

Các loại sữa công thức thường có chứa đạm, đường lactose, một số loại dầu, chất xơ hay men vi sinh…Trẻ có thể dị ứng với đường lactose hay bất kỳ thành phần nào trong sữa dẫn đến hoặc táo bón hoặc tiêu chảy.

Cách pha sữa quá loãng hay quá đặc cũng có thể ảnh hưởng việc hình thành phân của trẻ. Sữa quá loãng hoặc trẻ uống không đủ lượng sữa sẽ dẫn đến khối lượng phân ít, không đủ kích thích nhu động ruột dẫn đến phân ứ đọng lâu dài, dần trở nên cứng.

Ngược lại pha sữa quá đặc cũng làm trẻ hấp thu không hoàn toàn dinh dưỡng trong sữa, cũng có thể gây táo bón. Tình trạng này thường gặp khi cha mẹ không chú ý đến hướng dẫn pha sữa trên vỏ hộp, hoặc khi đổi sữa mới mà vẫn pha theo cách cũ. Đôi khi việc bổ sung dư khoáng chất như calci có thể làm cho trẻ bị táo bón.

Trẻ vận động nhiều sẽ giúp nhu động ruột hiệu quả, dễ đi tiêu hơn. Cần tăng cường các bài tập vận động như trườn, bò, đi… hoặc mát xa bụng, nâng chân, đạp chân đối với các bé nhỏ hơn.

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 10

Nếu trẻ uống sữa bột bị táo bón cha mẹ có nên đổi sữa khác? Nên chọn sữa cho con thế nào?

Khi trẻ uống sữa ngoài bị táo bón, không nên đổi sữa ngay vì việc thay đổi sữa liên tục sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Cha mẹ nên kiểm tra lại cách pha sữa và lượng sữa trẻ uống hàng ngày, có thể pha nhiều nước hơn nếu trẻ bị mất nước (đổ mồ hôi nhiều, tiểu nhiều, thời tiết nóng…), nên tăng cường vận động cho trẻ, thêm các động tác đạp chân, mát xa bụng… cha mẹ cũng nên để ý dấu hiệu trẻ muốn đi tiêu để có thể giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.

Nếu đã thực hiện các biện pháp khác nhau mà trẻ vẫn bị táo bón thì cha mẹ cần đổi sữa cho trẻ, chọn loại sữa phù hợp độ tuổi và có bổ sung thêm chất xơ GOS/FOS, inulin… trong thành phần sữa.

Trẻ uống sữa bị táo bón, mẹ có nên đổi sữa? BS Nhi Đồng mách chỉ cần làm điều này - 11

Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên làm gì?

Công thức chung để phòng ngừa táo bón ở trẻ em bao gồm: cho trẻ uống thêm nước, bổ sung chất xơ (rau xanh, trái cây) cho trẻ ở tuổi ăn dặm trở lên, tăng cường vận động, tập thói quen đi tiêu đúng cách và đều đặn mỗi ngày.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn chứa thành phần dinh dưỡng và tỉ lệ nước phù hợp nhất đối với sự phát triển của trẻ, do đó cha mẹ nên cố gắng tăng cường sữa mẹ và chỉ bổ sung sữa ngoài trong trường hợp cần thiết. Khi trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống đủ rau quả, trái cây.

Đối với những trẻ bú sữa công thức, cha mẹ nên chú ý cách pha sữa đúng với hướng dẫn in trên hộp sữa, mát xa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ (từ bên phải qua bên trái bụng của bé và theo vòng tròn), tắm và mát xa cho trẻ bằng nước ấm…

Cuối cùng nếu trẻ không hết táo bón, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tầm soát nguyên nhân và bổ sung thêm chất xơ hoặc men vi sinh phù hợp.

Đây là 3 biểu hiện chứng tỏ bé thông minh vô cùng, không phải ai cũng biết
Bố mẹ quan sát thấy trẻ có 3 biểu hiện này sau khi ngủ dậy, nên nuôi dưỡng thật tốt, bởi trẻ được dự đoán là sẽ thông minh trong tương lai.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con