Bé 1 tuổi sốt cao, bác sĩ cảnh báo từ dạ dày, mẹ cảnh giác để con không ốm vặt

Hạ Mây - Ngày 28/09/2021 11:35 AM (GMT+7)

Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ nên chú trọng quan tâm sức khỏe dạ dạy của trẻ, bởi trẻ lớn lên khỏe mạnh thì dạ dày đóng vai trò rất quan trọng.

Bé 1 tuổi sốt cao, bác sĩ cảnh báo từ dạ dày, mẹ cảnh giác để con không ốm vặt - 1

Hầu hết trẻ em đều trải qua việc bị chướng bụng, đầy hơi nguyên nhân có thể là do thức ăn tích lũy trong dạ dày thời gian dài, trẻ nhỏ có lá lách và khả năng điều tiết dạ dày kém, việc tích lũy thức ăn xảy ra theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.

Trẻ nhỏ cần nhiều dinh dưỡng hơn nhưng khả năng điều chỉnh dạ dày kém, vậy nên nếu dạ dày gặp vấn đề có thể trẻ sẽ bị sốt, ho, viêm amidan và các vấn đề khác. Do đó, cha mẹ nên quan sát  xử lý ngay khi trẻ có biểu tích tụ thức ăn để tránh các vấn đề sức khỏe trong tương lai.

Cậu bé Vương Nguyên 1 tuổi hiện đang sinh sống cùng cha mẹ tại Trung Quốc, cũng như một số đứa trẻ khác cậu bé được cha mẹ chăm sóc đầy đủ. Theo như lời kể của mẹ Vương Nguyên, một hôm cậu bé có biểu hiện bất thường và sốt đến 39,3 độ, mẹ Vương Nguyên lo lắng liền đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám.

Nguyên nhân được xác định là do dạ dày cậu bé bị tích tụ thức ăn trong thời gian dài, khó tiêu hóa gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, dẫn đến cơ thể suy yếu. Mẹ Vương Nguyên bối rối cho biết trước đó 2 tuần cậu bé có dấu hiệu biếng ăn và không có hứng thú với thức ăn, hơi thở có mùi, đại tiện khó khăn, tuy nhiên chị không nghĩ tình trạng con mình lại nghiêm trọng như vậy. 

Thực tế, lá lách và dạ dày của trẻ chưa phát triển tốt, trong khi đó khả năng tự điều chỉnh của lá lách và dạ dày của trẻ kém nên lượng sữa và thức ăn nạp vào dễ bị tích tụ, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bé 1 tuổi sốt cao, bác sĩ cảnh báo từ dạ dày, mẹ cảnh giác để con không ốm vặt - 2

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, dạ dày đang "kêu cứu"

Từ câu chuyện của cậu bé Vương Nguyên, các bác sĩ cảnh báo cha mẹ nên chú trọng quan tâm sức khỏe dạ dày của trẻ, bởi trẻ lớn lên khỏe mạnh thì dạ dày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây, chứng tỏ trẻ bị bị chướng bụng, đầy hơi, sức khỏe dạ dày yếu. 

Bé 1 tuổi sốt cao, bác sĩ cảnh báo từ dạ dày, mẹ cảnh giác để con không ốm vặt - 3

Giảm cảm giác thèm ăn

Sẽ có những lúc trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, hoặc không muốn ăn vào giờ ăn. Việc này có thể làm cha mẹ chán nản và lo lắng. 

Nếu trẻ ăn chậm, không có hứng thú và ăn rất ít những món mà trẻ yêu thích trước đó, đây có thể là dấu hiệu cho thấy dạ dày trẻ bị tích tụ thức ăn.

Lớp phủ trên lưỡi trắng và dày

Phần giữa của lớp phủ lưỡi phản ánh sức khỏe của lá lách và dạ dày, nếu trẻ bị tích tụ thức ăn và lá lách và dạ dày yếu, lớp phủ lưỡi sẽ có màu trắng và dày.

Thông thường, lớp phủ lưỡi của trẻ bình thường phải hồng hào và mỏng. Nếu lớp phủ ở lưỡi bất thường, cha mẹ nên chú ý đến điều này.

emTrẻ bị chướng bụng, đầy hơi do tích tụ thức ăn trong dạ dày là tình trạng thường thấy./em

Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi do tích tụ thức ăn trong dạ dày là tình trạng thường thấy.

Nếu nhận thấy lớp phủ trắng trên lưỡi trẻ dần chuyển sang màu nâu có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng. Vì lý do này, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu này.

Hơi thở có mùi

Thức ăn không được tiêu hóa kịp, ứ đọng lại ở giữa sẽ bị lên men và sinh ra vị chua, nếu trẻ ăn nhiều hơn vào đêm hôm trước thì sáng hôm sau trẻ sẽ có thể ngửi thấy hơi thở có mùi chua, hoặc đầy hơi ở bụng.

Ngủ không yên giấc

Nếu lượng thức ăn trong dạ dày của trẻ không tiêu hóa được vào ban ngày, thì đến đêm giấc ngủ của trẻ có thể sẽ bị quấy rầy, trẻ ở độ tuổi còn nhỏ biểu hiện là thường nằm sấp khi ngủ. Những trẻ lớn sẽ thường xuyên trở mình vào ban đêm, ngủ không ngon giấc hoặc đột ngột quấy khóc.

Trẻ chán ăn, biếng ăn là dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi.

Trẻ chán ăn, biếng ăn là dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi.

Bé 1 tuổi sốt cao, bác sĩ cảnh báo từ dạ dày, mẹ cảnh giác để con không ốm vặt - 6

Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ giảm chứng chướng bụng đầy hơi?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một vài hoặc tất cả những triệu chứng trên. Thực tế cho thấy dấu hiệu trẻ chướng bụng đầy hơi không khó để nhận biết, chính vì thế mẹ cần chú ý để phát hiện sớm, kịp thời có những biện pháp khắc phục giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn.

Thường xuyên xoa bóp

Xoa bóp cho trẻ là phương pháp phổ biến để giải quyết thức ăn tích tụ. Biện pháp này khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả với các bé. Vì thông qua các động tác xoa bụng nhẹ nhàng có hỗ trợ được vấn đề tiêu hóa, giúp các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi giảm đáng kể.

Xoa bóp cho trẻ là phương pháp phổ biến để giải quyết thức ăn tích tụ, thông qua các động tác xoa bụng nhẹ nhàng có hỗ trợ được vấn đề tiêu hóa, giúp các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi giảm đáng kể.

Xoa bóp cho trẻ là phương pháp phổ biến để giải quyết thức ăn tích tụ, thông qua các động tác xoa bụng nhẹ nhàng có hỗ trợ được vấn đề tiêu hóa, giúp các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi giảm đáng kể.

Mẹ có thể thực hiện như sau: Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và tưởng tượng bụng của bé giống như 1 mặt đồng hồ. Cụ thể đầu dạ dày là 12h, hai bên sườn là 3h và 9h còn bẹn là 6h.

Dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, cảm giác đau, chướng bụng sẽ giảm bớt. Trong một số trường hợp mẹ cũng có thể xoa một ít dầu lên bụng bé khi xoa bóp, điều này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột trẻ

Tình trạng tích tụ thức ăn của trẻ diễn ra theo thời gian, vì vậy tốt nhất nên chuẩn bị trước một ít thuốc giảm chướng bụng, đầy hơi ở nhà, nếu tình trạng nghiêm trọng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.  

Để tăng cường sinh lực cho lá lách, giải tỏa và ngăn ngừa tích tụ thức ăn mẹ nên bổ sung vi khuẩn đường ruột galactooligosaccharide cho trẻ. Hơn nữa, galactooligosaccharide có thể cũng điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột và cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện khả năng miễn dịch, để trẻ cao lớn và ít ốm vặt hơn.

Việc rèn luyện thói quen tự ăn ở trẻ có thể ngăn ngừa tình trạng tích tụ thức ăn ở mức độ lớn, trẻ nhỏ thường không ăn quá nhiều.

Việc rèn luyện thói quen tự ăn ở trẻ có thể ngăn ngừa tình trạng tích tụ thức ăn ở mức độ lớn, trẻ nhỏ thường không ăn quá nhiều.

Để trẻ tự ăn

Sau khi cho trẻ ăn uống điều độ, hãy để trẻ tự chọn lượng thức ăn, lượng ăn cụ thể là tùy thuộc vào trẻ. Việc rèn luyện thói quen tự ăn ở trẻ có thể ngăn ngừa tình trạng tích tụ thức ăn ở mức độ lớn, trẻ nhỏ thường không ăn quá nhiều, nếu là trẻ ăn nhiều hơn, cha mẹ nên chú ý kiểm soát số lượng để tránh trẻ ăn quá nhiều và gây tích tụ thức ăn.

Trẻ sơ sinh ngủ với tư thế đầu hàng, biết được lý do mẹ chẳng còn ngăn cấm con
Đối với trẻ sơ sinh, lý do khiến bé hay đưa tay lên khỏi đầu trong lúc ngủ có thể giải thích với những lý do sau đây.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic