Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận

Hạ Mây - Ngày 17/07/2021 09:45 AM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ có thói quen rung lắc con thật mạnh để trẻ nín khóc mà không biết rằng nó tiềm ẩn một hiểm họa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Sự lớn lên và phát triển của trẻ cần một quá trình, trẻ sơ sinh chỉ dùng tiếng khóc để thể hiện cảm xúc của mình, khi lớn lên trẻ bắt đầu học nói và tình trạng khóc sẽ giảm dần đi.

Tuy nhiên, một số phụ huynh lại quá lo lắng và rất nhạy cảm với tiếng khóc của trẻ, chỉ cần trẻ phát ra tiếng động là họ sẽ rất căng thẳng và sẽ làm mọi cách để trẻ im lặng. Do đó, khi trẻ khóc hầu hết cha mẹ đều cố gắng áp dụng nhiều phương pháp để dỗ trẻ nín, trong số đó phương pháp dỗ trẻ bằng đung đưa, rung lắc được nhiều người áp dụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây không phải là phương cách tốt nhất đối với trẻ, vì nếu cha mẹ vô tình đung đua, rung lắc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là não bộ, điển hình như trường hợp sau đây.

Một bà mẹ tại Trung Quốc đã đau đớn nhìn đứa con trai mới chào đời của mình bị bại não do em bé được bà nội dỗ nín khóc bằng phương pháp rung lắc này. Câu chuyện ngay sau khi được chia sẻ lên MXH đã khiến nhiều bậc phụ huynh tại quốc gia tỷ dân này giật mình bởi đây lại không phải là cách làm xa lạ khi dỗ con nín khóc.

Cụ thể, sau khi sinh con trai đầu lòng, Xiao Ling đối diện với hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Cô phải nghỉ ở nhà để trông con gái, gánh nặng kinh tế đặt hết lên vai chồng khiến anh phải đi làm tất bật từ sáng tới tối để trang trải cho cuộc sống. Không thể đi làm hay ra ngoài, ở nhà con nhỏ của cô lại thường xuyên quấy khóc lúc nửa đêm khiến Xiao Ling mất ngủ.

Mẹ chồng cô thấy con dâu vất vả nên lặn lội từ quê lên trông nom cháu phụ giúp Xiao Ling. Cô rất lấy làm biết ơn mẹ chồng, nếu không có bà thì mọi việc trong nhà chắc sẽ rối tung lên hết. Tuy nhiên, điều kỳ diệu nhất từ khi mẹ chồng Xiao Ling tới là nếu như trước đó, con trai nhỏ của cô thường xuyên khóc thét lên khiến cô rất stress và không tài nào dỗ được, cho tới khi được bà nội bế trên tay thì lại ngoan ngoãn nín khóc và ngủ rất ngon.

Vì mắc sai lầm trong cách dỗ cháu mà bà nội khiến não bộ của cháu bé bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa)

Vì mắc sai lầm trong cách dỗ cháu mà bà nội khiến não bộ của cháu bé bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa)

Xiao Ling hỏi ra thì mới biết, mẹ chồng cô sử dụng phương pháp rung lắc em bé trên tay để ru cháu ngủ. Bà nội đã càng lay người, tâm trạng của em bé càng tốt và càng sẽ ngủ say hơn. Xiao Ling mừng rỡ vì mẹ chồng rất có kinh nghiệm chăm trẻ con và hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp này để cắt cơn khóc của con nhỏ.

Kết quả, sau khi mẹ chồng áp dụng phương pháp này vài ngày, con Xiao Ling bắt đầu sốt không thuyên giảm nhiều ngày, cô bé quấy khóc trở lại khiến mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên bà nội lại cho rằng trẻ con sốt là chuyện hết sức bình thường, chỉ cần uống nhiều nước và toát mồ hôi là sẽ khỏi, sau thời gian vài ngày mà nhiệt độ của em bé không đỡ, Xiao Ling đành phải đưa con đến thăm khám bác sĩ.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo con Xiao Ling bị tổn thương não nghiêm trọng, trong não có một cục máu tụ khoảng 1cm, phải điều trị tại bệnh viện trong suốt 7 tháng. Sau khi điều trị khỏi, khó tránh những di chứng về sau, nặng nề nhất là thiểu năng trí tuệ.

Nguyên nhân được bác sĩ xác định là do em bé bị rung lắc quá mạnh, làm phá hủy các tế bào não và cản trở não nhận đủ oxy, chính là xuất phát từ phương pháp dỗ cháu nín khóc của mẹ chồng Xiao Ling.

Mặc dù được cứu chữa kịp thời nhưng não bộ của cô bé vẫn bị tổn thương nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Mặc dù được cứu chữa kịp thời nhưng não bộ của cô bé vẫn bị tổn thương nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn và nặng khoảng một phần tư so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ thì mềm với màng não mỏng. Các cơ và dây chằng vùng cổ thì yếu và chưa phát triển cũng chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm giập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn nhưng không thể thấy được từ bên ngoài bằng mắt thường.

Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do va chạm, chấn thương sọ não gây ra do sang chấn hoặc hội chứng rung Whiplash. Đây là một chấn thương nghiêm trọng cho não của trẻ do rung lắc mạnh, thường gặp ở độ tuổi trẻ dưới 2 tuổi.

Do đó, để tránh trường hợp trẻ mắc hội chứng trên, cha mẹ nên lưu ý những điều sau đây.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 4

Não của trẻ chiếm ¼ trọng lượng cơ thể

Não bộ trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề. Lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em xảy ra do thói quen vô ý và thiếu hiểu biết của người lớn khi cưng chiều trẻ bằng các hành động như tung hứng, bồng xốc trẻ lên cao. Do đó, cha mẹ cần được trang bị đầy đủ kiến thức trước khi có con, tránh những thói quen vô ý làm hại trẻ để bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Khi trẻ khóc hầu hết cha mẹ đều cố gắng áp dụng nhiều phương pháp để dỗ trẻ nín thật nhanh.

Khi trẻ khóc hầu hết cha mẹ đều cố gắng áp dụng nhiều phương pháp để dỗ trẻ nín thật nhanh.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 6

Chú ý đến biên độ lắc, độ mạnh của lực

Đôi khi do quá căng thẳng, mệt mỏi vì trẻ không ngừng khóc, cha mẹ hoặc người trông trẻ rung lắc trẻ như một hình thức giải tỏa. Khi dỗ con ngủ, không nên lắc quá mạnh. Cha mẹ có thể đi lại hoặc dỗ con ngủ bằng lực thật nhỏ, phải chú ý đến cử động, nhẹ nhàng để không làm tổn thương cột sống cổ của con. 

Trẻ sơ sinh chưa có kỹ năng ngôn ngữ, khóc là cách duy nhất chúng giao tiếp với người lớn khi cảm thấy không thoải mái. Khi trẻ khóc, nên tìm nguyên nhân, xem trẻ có bị đói, bị sốt, tiêu tiểu hay côn trùng cắn không,... đôi khi trẻ khóc vì xung quanh có nhiều thứ đang xảy ra, quá ồn ào trẻ cần yên tĩnh hoặc trẻ khóc vì buồn ngủ.

Do đó, khi con khóc, hãy thử cố gắng giải thích lý do khiến trẻ đang cảm thấy khó chịu. Không nên hễ con khóc, cha mẹ lại bế cưng nựng trên tay để dỗ dành vì điều này có thể hình thành thói quen ỷ lại, khiến trẻ quen hơi cha mẹ. 

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 7

Đừng khiến trẻ vui bằng những trò nguy hiểm

Một số bậc cha mẹ thể hiện tình yêu thương của mình với con cái theo cách đặc biệt, họ luôn thích nâng con lên cao rồi bắt con như máy bay, những động tác tác động mạnh như vậy có thể gây tổn thương lớn đến mô não và khiến trẻ cảm thấy lo lắng.

Trường hợp xấu hơn con có thể bị ngã, bị thương, hành động kéo tay lên xuống có thể gây trật khớp. Tùy theo tình trạng tổn thương sẽ ảnh hưởng đến trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều hết sức nặng nề. Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.

Một số bậc cha mẹ thích nâng con lên cao rồi bắt con như máy bay, những động tác tác động mạnh như vậy có thể gây tổn thương lớn đến mô não và khiến trẻ cảm thấy lo lắng.

Một số bậc cha mẹ thích nâng con lên cao rồi bắt con như máy bay, những động tác tác động mạnh như vậy có thể gây tổn thương lớn đến mô não và khiến trẻ cảm thấy lo lắng.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 9

Chú ý đến yếu tố môi trường xung quanh

Khi trẻ còn bé, các yếu tố xung quanh đều ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen của em bé. Âm thanh, ánh sáng và nhiệt độ đều sẽ ảnh hưởng đến trạng thái giấc ngủ của em bé.

Nếu trẻ không muốn ngủ và quấy khóc nhiều hơn, cha mẹ nên kiểm tra xem có ánh sáng mạnh làm chói mắt trẻ hay không. Cha mẹ không cần làm nghiêm trọng hóa vấn đề, chú ý quan sát cảm xúc của trẻ, vỗ nhẹ để trẻ chìm vào giấc ngủ từ từ và ôm trẻ ngay khi trẻ khóc. Sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân đều ổn mà trẻ vẫn khóc, có thể đặt trẻ ở giường, cũi an toàn để trẻ khóc một mình hoặc gọi sự trợ giúp của người thân.

Hội chứng rung lắc ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Để tránh hội chứng rung lắc, các bậc cha mẹ phải hết sức cẩn trọng, luôn ghi nhớ rằng không bao giờ được rung lắc, nhồi xóc, tung cao hay ném trẻ. Khi bế nên giữ cổ trẻ ở tư thế cố định. 

Đừng dùng những phương pháp thiếu hiểu biết để gây hại cho sức khỏe của con cái, trẻ sơ sinh rất mong manh, những hành động vô ý của người lớn có thể khiến trẻ bị tổn hại về sau. Hãy cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia để biết rõ hơn về vấn đề này.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 11

Trẻ quấy khóc không chịu ngủ, cha mẹ nên đung đưa hoặc rung lắc dỗ dành không?

Khóc là một cách giao tiếp của trẻ, khóc không có nghĩa trẻ là đứa trẻ không ngoan. Trẻ khóc khi muốn nói với mẹ rằng trẻ đói bụng, khát nước, nóng hoặc lạnh, không khỏe hoặc đau, quá mệt hoặc bị kích thích nhiều quá, không thoải mái hay sợ, giật mình. Đôi khi trẻ khóc mà không có nguyên nhân nào hết, một số trẻ khóc nhiều hơn trẻ khác. Trẻ em thường khóc nhiều nhất ở độ tuổi 2-8 tuần tuổi

Trẻ khóc là chuyện bình thường, và việc người chăm sóc cảm thấy thất bại, bối rối cũng là chuyện bình thường. Cha mẹ hãy lên kế hoạch bản thân phải làm gì khi trẻ tiếp tục khóc, và khi cha mẹ mất kiểm soát. Không bao giờ, không bao giờ rung lắc trẻ vì bất cứ lý do nào, và không để bất cứ ai đang mất bình tĩnh ở gần trẻ.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 12

Việc cha mẹ rung lắc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt với não bộ như thế nào?

Có một hội chứng “Shaken Baby Syndrome” - “Hội chứng rung lắc trẻ” xảy ra khi đầu trẻ bị rung lắc dữ dội, để lại những hậu quả nghiêm trọng. Rung lắc thường xảy ra khi người chăm sóc muốn phạt trẻ hoặc muốn làm cho trẻ yên lặng khi trẻ khóc không thể dỗ được, khi trẻ không thực hiện được điều người chăm sóc mong đợi (ví dụ tập đi toilet) và khi người chăm sóc mất bình tĩnh.

Tuy người chăm sóc không muốn làm hành động này nhưng đây được xem là bạo hành trẻ em. Tuổi thường gặp hội chứng này dưới 2 tuổi, trung bình 3-8 tháng, tuy nhiên trẻ em 4-5 tuổi vẫn có thể gặp hội chứng này do bị bạo hành.

Cơ cổ của trẻ rất yếu và không thể giữ được đầu của trẻ, đặc biệt là đầu của trẻ thì to, nặng mà cổ và thân người lại nhỏ và yếu. Đầu của trẻ bị rung lắc mạnh theo chiều trước sau gây nên những tổn thương não nặng nề. Những tổn thương này đặc biệt tăng lên khi trẻ đang bị rung lắc đột ngột dừng lại do va chạm với một bề mặt nào đó. Hội chứng này có thể xuất hiện chỉ với 5 giây bị rung lắc.

Những tổn thương não do run lắc mạnh gây ra bao gồm: chảy máu dưới màng cứng, chảy máu khoang dưới nhện, tổn thương trực tiếp nhu mô não, đứt các sợi thần kinh não, tổn thương não do trẻ ngưng thở khi bị rung lắc, tổn thương não do thiếu oxy dẫn đến xuất hiện những chất độc trong não. Ngoài ra còn có xuất huyết trong mắt, vỡ hộp sọ, gãy xương tay chân, xương sườn, xương đòn.

Hậu quả: Tùy theo mức độ nặng của tổn thương, nhưng tiên lượng chung là xấu, tổn thương não để lại di chứng vĩnh viễn bao gồm: bại não, liệt, mù toàn bộ hoặc nhìn mờ, điếc, chậm phát triển, động kinh, giảm khả năng học hành, rối loạn hành vi, suy giảm trí tuệ. 20% trẻ tử vong và 30-60% chịu thương tổn trung bình đến nặng.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 13

Những hành động nào gây tổn thương não bộ của trẻ em mà cha mẹ nên biết? 

Những hành động như trò chơi tung trẻ lên không nhẹ nhàng lúc chơi hoặc nhún trẻ khi trẻ ngồi trên đầu gối hoặc đưa nôi nhẹ nhàng vỗ về không làm cho trẻ bị “hội chứng rung lắc trẻ em”, tuy nhiên khi cha mẹ quá phấn kích và tung trẻ quá mạnh tay thì vẫn có thể gây ra tổn thương não, hoặc sẽ vô tình làm đầu trẻ va đập vào tường hay cánh quạt trần hoặc làm rơi trẻ.

Để vật dụng rơi trúng đầu trẻ, hoặc để trẻ rớt từ trên giường, võng, cầu thang, hoặc ngừng xe đột ngột khi xe đang chạy (thường trong các vụ tai nạn xe) cũng làm tổn thương não.

Thói quen của một số người dân chúng ta là nằm nghỉ trên võng, hành động ru trẻ ngủ bằng cách lắc võng quá mạnh cũng không tốt với sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi trẻ khóc, khó ngủ, thân nhân lại càng đưa võng dữ dội hơn, làm trẻ ngủ trong sợ hãi, choáng váng, não bị ức chế, không tốt cho phát triển não bộ.

Bé sơ sinh bị bà nội dỗ nín khóc đến thành bại não, mẹ trẻ gào khóc ân hận - 14

Chuyên gia có thể gợi ý một số cách dỗ trẻ ngủ nhanh, nín khóc mà không cần đung đưa hay rung lắc trẻ?

Để dỗ trẻ ngủ nhanh, nín khóc cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Kiểm tra trẻ có đang đói bụng, khát nước, tã dơ, mặc quần áo chật hoặc làm đau trẻ… hay không, nếu trẻ quấy khóc hay mệt do buồn ngủ thì hãy tìm một nơi an toàn yên tĩnh giúp trẻ ngủ.

Thử cho trẻ ăn thêm, có thể trẻ còn đói bụng, ngậm ngón tay, bàn tay, ngậm núm vú giả có thể giúp trẻ bình tĩnh lại.

Vỗ về trẻ, đung đưa nhẹ, đặt trẻ áp sát vào người để trẻ có thể nghe thấy nhịp tim của cha mẹ.

Quấn trẻ lại bằng một cái chăn mỏng và đặt trẻ ở nơi yên tĩnh, hơi tối để trẻ cảm thấy được an toàn

Hãy ôm trẻ và để trẻ kề sát vào trẻ, vừa ôm vừa đung đưa nhẹ, tránh thay đổi vị trí trẻ liên tục, cũng tránh ẵm lên rồi hạ trẻ xuống nhiều lần. Một số trẻ không muốn ôm quá sát, cha mẹ có thể ẵm trẻ nhưng không nhìn đối mặt với trẻ, để cho trẻ có thời gian tự bình tĩnh lại. Hãy nhớ cha mẹ không thể giúp trẻ hết khóc mà chỉ đang giúp trẻ bình tĩnh lại thôi.

Mẹ vẫn có thể đung đưa trẻ nhịp nhàng, đi qua lại, nhưng cố gắng không làm nhiều thứ cùng lúc, tránh không rung lắc đung đưa quá mạnh, quá nhanh, quá điên cuồng, vì có thể gây những tổn thương nguy hiểm. Cha mẹ cũng có thể đặt trẻ trong xe đẩy và đẩy đi, đưa trẻ đi dạo một chút trong không khí trong lành, hoặc đưa trẻ vào xe ô tô chở đi một vòng, chú ý phải luôn thắt dây an toàn. Mẹ không nên đung đưa trẻ quá 30 phút.

Đi tắm, trẻ có thể sẽ thư giãn và thích thú khi tắm, chú ý nước tắm phải luôn ấm vừa đủ.

Massage trẻ cũng là một biện pháp hữu hiệu, xoa bụng, xoa lưng, vừa xoa vừa nói chuyện nhỏ nhẹ hay hát, hoặc sử dụng âm thanh êm dịu như tiếng nước chảy

Đánh lạc hướng bằng trò chơi mà trẻ thích, tuy nhiên đôi khi không hiệu quả khi trẻ đã quá mệt.

Đừng để trẻ quá mệt rồi mới quyết định ẵm trẻ lên và vỗ về, nếu cha mẹ bắt đầu cảm thấy khó khăn, hãy giữ bình tĩnh hoặc nghỉ một lát, hoặc tìm đến sự giúp đỡ. Việc dỗ dành trẻ khi cha mẹ đang căng thẳng sẽ càng khó khăn hơn, vì vậy cố gắng bình tĩnh lại, thở chậm và làm chậm nhịp tim, điều này vừa giúp cha mẹ và giúp trẻ. Nếu cha mẹcảm thấy không thể giữ bình tĩnh thì không nên ẵm trẻ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu tiếng khóc của trẻ khác bình thường, đã làm mọi thứ nhưng không thể giúp trẻ ngừng khóc, trẻ ói, bỏ ăn, hoặc khi nghi ngờ trẻ chấn thương.

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích
Nhiều người vẫn cho rằng trẻ nói càng sớm, IQ càng cao. Thế nhưng, theo các chuyên gia, sự thật không phải vậy.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia