Cắn móng tay, ngoáy mũi, giật tóc...những hành động này có thể cho thấy con đang cầu cứu

Thi Thi - Ngày 15/11/2022 13:24 PM (GMT+7)

Nếu trẻ thường xuyên cắn móng tay, ngoáy mũi... lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Cắn móng tay, ngoáy mũi, giật tóc...những hành động này có thể cho thấy con đang cầu cứu - 1

Nếu quan sát thấy chúng ta dễ dàng nhận ra nhiều trẻ đến giai đoạn phát triển nhất định sẽ có một số hành động như tự đánh vào đầu, cắn ngón tay, ngoáy mũi... Nếu trẻ thường xuyên có những hành vi này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Cắn móng tay, ngoáy mũi, giật tóc...những hành động này có thể cho thấy con đang cầu cứu - 2

Những hành động này có tác hại gì với trẻ không?

Hầu hết trẻ em đều có những hành động nhỏ khác nhau trong thời thơ ấu, thực tế có lý do đằng sau những hành động nhỏ này, bố mẹ nên chú ý quan sát để giúp con điều chỉnh nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân đầu tiên có thể xuất phát từ nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, chẳng hạn như một số trẻ khi mọc răng, trẻ sẽ luôn nghiến răng để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân thứ hai đó là sở thích đặc biệt của những đứa trẻ cá biệt, một số trẻ cho rằng vị của "ngón tay" là  "ngon".

Quan trọng nhất là khi trẻ bị áp lực, trẻ sẽ có phương pháp bảo vệ bản thân và dùng những hành động này để giúp trẻ xoa dịu những cảm xúc của mình.

Nếu trẻ làm điều này trong một thời gian dài, nó thực sự sẽ gây ra một số tác hại biểu hiện qua một số hành động cụ thể sau đây. 

Mút, cắn móng tay

Việc mút ngón tay bắt đầu từ khi trẻ được vài tháng tuổi và hầu hết có thể dừng lại sau 12 tháng, và một số có thể không dừng cho đến khi trẻ 5 tuổi. 

Nhiều tài liệu chứng minh ngón tay có thể xoa dịu và làm dịu cảm xúc của bé và giúp bé đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, việc mút ngón tay trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng, dẫn đến răng mọc không đều và ngoại hình, việc mút ngón tay cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hoặc khả năng phát âm của bé.

Trong khi đó, nếu trẻ cắn ngón tay lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng móng hoặc chảy máu nhiều lần.

Nếu trẻ cắn ngón tay lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng móng hoặc chảy máu nhiều lần.

Nếu trẻ cắn ngón tay lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng móng hoặc chảy máu nhiều lần.

Nghiến răng

Hầu hết trẻ sơ sinh đều mọc tật nghiến răng, thường xảy ra vào 6 tháng sau khi sinh và khi răng vĩnh viễn mọc lúc 5 tuổi. Trẻ em thường nghiến răng khi ngủ, phần lớn chúng sẽ tự động biến mất, một số ít sẽ kèm theo chứng nghiến răng khi trưởng thành.

Trẻ tự giật tóc mình

Cố gắng giật tóc của mình là thói quen có ở rất nhiều trẻ. Trẻ làm vậy khi nhận ra hành động này thu hút sự chú ý của bố mẹ hoặc người thân. Theo Trich Stop, giật tóc có thể là hành vi mà trẻ nhỏ thực hiện khi trẻ giận dỗi, ăn vạ, đi kèm với la hét và đạp, đá chân.

Cũng có khả năng việc giật tóc là cách để bé ứng phó với tình trạng stress hay mệt mỏi quá độ.

Khi trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi, giật tóc của mình, đó có thể là dấu hiệu bé đang cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực. Có vẻ như đó là phản ứng lạ trước một tình huống gây căng thẳng. Nhưng đó cũng là nỗ lực để bé có cảm giác kiểm soát hoàn cảnh quanh mình.

Ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ sẽ ngoáy mũi khi bản thân cảm thấy chán hay căng thẳng, mệt mỏi. Mặc dù ngoáy mũi không quá nguy hiểm nhưng nó là con đường đưa các loại vi khuẩn gây bệnh từ ngón tay trẻ vào mũi.

Việc ngoáy mũi thường xuyên rất dễ dẫn đến chảy máu cam, nếu mũi luôn có cảm giác ngứa ngáy thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện để đánh giá xem có bị viêm mũi dị ứng hay không.

Mặc dù ngoáy mũi không quá nguy hiểm nhưng nó là con đường đưa các loại vi khuẩn gây bệnh từ ngón tay trẻ vào mũi.

Mặc dù ngoáy mũi không quá nguy hiểm nhưng nó là con đường đưa các loại vi khuẩn gây bệnh từ ngón tay trẻ vào mũi.

Trẻ đung đưa người

Một số trẻ thích lắc đầu, khi nằm sẽ đung đưa từ bên này sang bên kia, trường hợp nặng sẽ giật hết phần tóc phía sau.

Hay khi trẻ ngồi hoặc chống tay và đầu gối, sẽ có một nhịp rung lắc đáng chú ý. Rung và lắc cơ thể là một thói quen tự an ủi phổ biến trong thời thơ ấu của nhiều trẻ nhỏ.

Nó chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 9 tháng đến 2 tuổi, kéo dài khoảng 15 phút trở lên mỗi lần và sau đó tự biến mất. Nếu tình trạng này kiếu dài và xảy ra liên tục, bố mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh sớm cho con.

Cắn móng tay, ngoáy mũi, giật tóc...những hành động này có thể cho thấy con đang cầu cứu - 5

Vậy bố mẹ nên làm gì để giúp con loại thỏ những thói quen chưa tốt?

Các chuyên gia khuyên rằng khi con có những hành động trên, bố mẹ không nên quá hoảng hốt, hãy tùy tình hình cụ thể mà phán đoán xem có cần can thiệp các phương pháp điều trị cho trẻ hay không. Trước tiên, bố mẹ có thể tham khảo những cách xử lý sau đây.

- Nếu một trong những thói quen trên xảy ra trong thời gian ngắn hoặc tình huống không thường xuyên, thì hãy bỏ qua nó, khi những hành vi này đôi khi là cách trẻ vui chơi, khám phá điều mới mẻ trong quá trình lớn lên. 

Ví dụ, trẻ hay cắn móng tay, ngoáy mũi, bố mẹ hãy mô tả ngắn gọn cho trẻ biết tay trẻ có thể làm gì, chơi trò chơi bằng tay với trẻ và giảm số lượng thực hiện các hành động này.

- Khen ngợi kịp thời những hành vi tốt của trẻ, chẳng hạn như rửa tay trước bữa ăn và sau bữa ăn.

- Tìm lợi ích của việc ngừng các hành vi này. Nói cho trẻ biết việc ngoáy mũi nơi công cộng là không lịch sự và nên rửa tay kịp thời sau khi ngoáy, để không dễ bị vi khuẩn lây nhiễm. Mẹ cũng có thể thoa dầu khoáng gần lỗ mũi hoặc sử dụng nước muối sinh lý xịt mũi để giữ ẩm cho đường mũi và giữ cho lỗ mũi hoạt động tốt.

- Giải quyết từng phần trước, từng vấn đề một. Khi trẻ có một số thói quen xấu, bố mẹ nên kiên nhẫn, giải quyết từng vấn đề một và dần dần hình thành thói quen tốt cho trẻ.

Hầu hết các hành động của trẻ khó có thể kiểm soát hết được sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên hiểu con mình và không nên vội phạt con quá mức.

Hầu hết các hành động của trẻ khó có thể kiểm soát hết được sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên hiểu con mình và không nên vội phạt con quá mức.

- Tìm hiểu áp lực của trẻ và giúp trẻ giải tỏa áp lực. Ví dụ như việc thay đổi người chăm sóc, hay đi học mẫu giáo, tâm lý căng thẳng sẽ gây nhiều áp lực cho trẻ, bố mẹ nên giúp con giải tỏa những áp lực này và đồng hành cùng bé nhiều hơn.

- Trao quyền chủ động và quyền lựa chọn cho trẻ. Ví dụ, trẻ thích cắn móng tay, bố mẹ cho trẻ tự chọn là que mài ngón tay hay các miếng dán móng tay xinh xắn. Hầu hết trẻ đều chọn các miếng dán vì chúng mới lạ và đẹp mắt, điều này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và vô tình bỏ thói quen xấu.

Hầu hết các hành động của trẻ khó có thể kiểm soát hết được sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên hiểu con mình và không nên vội phạt con quá mức.

Hãy kiên nhẫn hướng dẫn và đáp lại con bằng một thái độ tích cực. Nhưng nếu trẻ có hành vi như vậy trong thời gian dài, thậm chí mang lại hậu quả nghiêm trọng hãy đưa bé đi thăm khám kịp thời..

6 khác biệt giữa trẻ uống sữa từ nhỏ và trẻ không bao giờ uống sữa
Việc uống sữa đầy đủ có thể cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con