Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận

Hạ Mây - Ngày 14/06/2021 21:10 PM (GMT+7)

Trẻ kén ăn, biếng ăn là vấn đề cần được cải thiện sớm bởi tình trạng này kéo dài, bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng, kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Nhiều trẻ nhỏ thường kén ăn, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 6. Trẻ có xu hướng ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn những gì trẻ thích, khó chịu khi nhìn thấy món ăn mới hoặc la hét, quấy khóc mỗi khi ngồi vào bàn ăn, điều này làm nhiều cha mẹ lo lắng, đôi khi là bế tắc.

Trẻ mẫu giáo thường kén ăn, nhưng đa phần sẽ được cha mẹ dỗ dành khi ở nhà. Trong khi đó, mẫu giáo là môi trường tập thể, các cô bảo mẫu khó có thể theo sát từng bé.

Một bà mẹ có con gái kén ăn gửi con ở một trường mẫu giáo lo lắng con sẽ chẳng chịu ăn, chị hỏi thăm cô giáo thì cô khen con ăn rất ngoan. Tò mò, người mẹ thử tìm hiểu thực đơn buổi trưa và tình hình ăn uống của con gái thì giận dữ vỡ lẽ. Các cháu ăn trưa ở trường không đủ no và không đủ chất dinh dưỡng, bởi mỗi phần ăn chỉ có một ít rau xanh và một ít thịt.

Sau sự việc trên, người mẹ đã rất phẫn nộ bởi theo nhận định đây là phương pháp “cho trẻ đói ăn”, nghĩa là cứ để trẻ đói, tự động trẻ sẽ ăn hết các món trong bữa ăn. Dù vậy, đây không phải là phương pháp tốt cải thiện tình trạng kén ăn của trẻ.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 2

Nhiều bữa ăn ở trường mẫu giáo không đủ tiêu chuẩn, chỉ có ít rau và thịt. (Ảnh minh họa)

Thực tế, trẻ kén ăn, biếng ăn là vấn đề cần được cải thiện sớm bởi tình trạng này kéo dài, bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng, kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Vậy cha mẹ nên làm thế nào để giúp trẻ cải thiện tình trạng kén ăn? Dưới đây là những cách hay được các chuyên gia gợi ý, nếu cha mẹ kiên trì, không sớm thì muộn, tình trạng kén ăn của trẻ sẽ được cải thiện.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 3

Thiết lập môi trường ăn uống tốt cho trẻ

Cha mẹ nên cho trẻ hoà vào không gian ăn uống của gia đình, được nhìn thấy cha mẹ ông bà cùng thưởng thức bữa ăn mà không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Từ đó sẽ giúp trẻ học được hành vi ăn uống của người lớn.

Nhiều phụ huynh sót con kén ăn nên thường khuyến khích con bằng cách hứa mua đồ chơi mới, hoặc xem TV. Điều này sẽ phân tán khả năng tập trung ăn uống của trẻ.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 4

Cha mẹ nên cho trẻ hoà vào không gian ăn uống của gia đình và giúp trẻ học được hành vi ăn uống của người lớn.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 5

Quy định thời gian ăn của trẻ

Một số trẻ ăn rất chậm nếu không có sự giám sát của cha mẹ, đôi lúc giờ ăn lên đến một tiếng đồng hồ. Vì vậy, cha mẹ có thể ấn định thời gian ăn cho trẻ. Nếu vượt quá quãng thời gian này, cha mẹ cần cân nhắc lại thực đơn cũng như ra quy định, giao ước với trẻ.

Việc ấn định thời gian ăn cụ thể giúp hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của trẻ. Đợi đến giờ ăn giúp kích thích tinh thần ăn, hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 6

Thay đổi thực đơn đa dạng

Điều lo ngại nhất trong bữa ăn của trẻ là không đủ chất dinh dưỡng, nhất là với những trẻ kén ăn, chỉ thích ăn vài món và cực kỳ ghét các loại thức ăn khác. Thậm chí, có trẻ chỉ thích ăn thịt, không chịu ăn rau và ngược lại.

Để lấy lòng bé yêu, cha mẹ nên tìm hiểu cách chế biến nhiều món ăn, chọn các loại thực phẩm đủ chất dinh dưỡng mà bé thích làm chủ đạo, xen lẫn các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng các chén đũa bắt mắt, trang trí hoa văn, màu sắc nhằm kích thích việc “ăn bằng mắt" của trẻ.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 7

Cha mẹ nên tìm hiểu cách chế biến nhiều món ăn, chọn các loại thực phẩm đủ chất dinh dưỡng mà bé thích làm chủ đạo, xen lẫn các chất dinh dưỡng khác.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 8

Không ép trẻ ăn

Nếu trẻ từ chối, cha mẹ không nên ép trẻ ăn. Hãy dạy trẻ học cách lắng nghe cơ thể và lấy cảm giác đói để kích thích trẻ ăn.

Ví dụ, nếu trẻ ăn một bữa sáng hoặc bữa trưa thịnh soạn, trẻ có thể không muốn ăn nhiều vào những bữa ăn còn lại trong ngày. Việc ép trẻ ăn hoặc phạt trẻ nếu không ăn có thể khiến trẻ chủ động không thích những món ăn mà trẻ có thể thích trước đó.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 9

Cho trẻ tham gia vào việc lên thực đơn cho các bữa ăn

Hãy để trẻ tham gia vào việc thực đơn cho các bữa ăn, chọn loại trái cây và rau nào để làm cho bữa tối hoặc khi đến cửa hàng tạp hóa. Cùng nhau đọc sách dạy nấu ăn phù hợp với trẻ em và để trẻ chọn ra những công thức nấu ăn mới để thử.

Một số công việc mà mẹ có thể giao cho trẻ như là rửa rau, khuấy, đếm nguyên liệu, hái các loại thảo mộc tươi từ vườn,... Tuy nhiên, cha mẹ nên bên cạnh hoặc giám sát khi trẻ làm những công việc này.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 10

Hãy để trẻ tham gia vào việc thực đơn cho các bữa ăn, chọn loại trái cây và rau nào để làm cho bữa tối hoặc khi đến cửa hàng tạp hóa.

Con kén ăn ở nhà nhưng ăn ngon ở trường, mẹ tò mò đến trường thì tức giận - 11

Kiên trì thử lại nhiều lần

Nếu chỉ vì một lần trẻ từ chối một loại thức ăn nào đó, mà cha mẹ bỏ cuộc là không nên. Tiếp tục thử cho trẻ ăn những thức ăn mới và những món mà trẻ không thích trước đây.

Có thể mất tới 10 lần hoặc nhiều hơn khi nếm thức ăn trước khi vị giác của trẻ chấp nhận. Các bữa ăn theo lịch trình và hạn chế ăn vặt có thể giúp đảm bảo trẻ cảm thấy đói khi một loại thức ăn mới được giới thiệu.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp
Nhiều nghiên cứu cho thấy răng sữa có khả năng chữa bệnh và cứu sống con người thông qua phương pháp lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn