Đại học Harvard: Muốn trẻ thông minh vượt trội, hãy trò chuyện với con mỗi ngày

Hạ Mây - Ngày 30/04/2022 22:57 PM (GMT+7)

Một nghiên cứu đến từ ĐH Harvard chứng minh rằng, trẻ được trò chuyện với cha mẹ thường xuyên sẽ cải thiện trí nhớ và thông minh hơn.

Đại học Harvard: Muốn trẻ thông minh vượt trội, hãy trò chuyện với con mỗi ngày - 1

Nhiều bậc cha mẹ đang tìm cách để cải thiện trí thông minh con mình, nhưng hầu hết đều không nhận ra rằng việc trò chuyện mỗi ngày có thể giúp trẻ cải thiện trí nhớ, tăng chỉ số IQ. 

Đại học Harvard: Muốn trẻ thông minh vượt trội, hãy trò chuyện với con mỗi ngày - 2

Trò chuyện giúp trẻ tăng cường trí nhớ, cải thiện chỉ số IQ?

Một nghiên cứu đến từ ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Pennsylvania. Họ đã thực hiện nghiên cứu với hơn 30 trẻ em từ 4-6 tuổi ở thành phố Boston (Mỹ). Kết quả cho thấy, bên cạnh việc đọc sách, trẻ được trò chuyện với cha mẹ thường xuyên sẽ cải thiện trí nhớ và thông minh hơn.

Sau quá trình quan sát hoạt động não và phân tích các đoạn ghi âm của trẻ, tương tác của cha mẹ, các nhà nghiên cứu phát hiện những trẻ nói chuyện với cha mẹ thường xuyên có vùng ngôn ngữ vận động phát triển mạnh mẽ hơn.

Đây là vùng não tập trung sản xuất lời nói và xử lý ngôn ngữ. Khi trẻ trò chuyện nhiều, vùng ngôn ngữ vận động sẽ hoạt động tích cực. Qua đó, những đứa trẻ được giao tiếp thường xuyên sẽ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra về ngôn ngữ.

Nghiên cứu chứng min cha mẹ trò chuyện mỗi ngày có thể giúp trẻ cải thiện trí nhớ, tăng chỉ số IQ.

Nghiên cứu chứng min cha mẹ trò chuyện mỗi ngày có thể giúp trẻ cải thiện trí nhớ, tăng chỉ số IQ. 

Ngoài ra, gia cảnh không hoàn toàn tác động đến kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Dù ở địa vị xã hội nào, đứa trẻ được giao tiếp thường xuyên sẽ có kỹ năng ngôn ngữ nổi bật hơn. Hoạt động của não không liên quan lượng từ trẻ nghe được, nó tương quan chặt chẽ với số lượng cuộc trò chuyện diễn ra hàng ngày.

Trẻ em học hỏi từ những người gần gũi thường ngày bằng cách quan sát và bắt chước. Ngoài việc học hỏi từ môi trường, trẻ sơ sinh học cách phát triển ngôn ngữ từ cha mẹ, trong đó có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

Trò chuyện thúc đẩy mối quan hệ gia đình, đồng thời phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ. Khi được nói chuyện, trao đổi, trẻ có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng cùng một lúc như tư duy, phản biện, chia sẻ, lắng nghe.

Nói chung, nếu cuộc trò chuyện luôn diễn ra trong tình trạng rất thoải mái, dễ chịu thì mối quan hệ của cha mẹ và con cái sẽ thêm gắn bó, trẻ cũng dễ tiếp thu hơn.

Bởi vì không khí thoải mái và không có áp lực học tập, có thể thúc đẩy trẻ suy nghĩ về nội hàm của trẻ ở một điểm kiến ​​thức nào đó, điều này kích thích khả năng ghi nhớ vô thức.

Đại học Harvard: Muốn trẻ thông minh vượt trội, hãy trò chuyện với con mỗi ngày - 4

3 điểm chính cha mẹ cần nắm bắt để giúp trẻ tăng cường trí nhớ, cải thiện IQ 

Hướng dẫn trẻ sử dụng tốt các bức tranh để ghi nhớ

Một trong những bí quyết giúp trẻ có trí nhớ tốt và thông minh hơn là có thể xây dựng một chuỗi trí nhớ có trật tự. Theo tâm lý học trí nhớ, bộ não của chúng ta thích bộ nhớ hình ảnh hơn. Hình ảnh liên tưởng càng kỳ lạ, chúng ta càng dễ đọng lại trong tâm trí và càng ít có khả năng quên nó.

Vì vậy, cha mẹ khi dạy con cách ghi nhớ thì nên học cách hướng dẫn con sử dụng hình ảnh để ghi nhớ có trật tự từ đơn giản đến phức tạp.. 

Ví dụ, để đọc thuộc lòng một đoạn văn, mẹ có thể yêu cầu trẻ khoanh tròn các yếu tố hình ảnh quan trọng nhất trong đoạn văn vào buổi sáng trước khi vẽ một bức tranh. 

Trí thông minh của trẻ có thể cải thiện tốt nếu áp dụng đúng phương pháp.

Trí thông minh của trẻ có thể cải thiện tốt nếu áp dụng đúng phương pháp.

Mẹ cũng có thể sử dụng màu sắc tươi sáng và phong phú để làm cho toàn bộ bức tranh tươi sáng hơn, như vậy trẻ sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn.

Khi trẻ lớn lên, cha mẹ có thể thử để trẻ tưởng tượng ra một bức tranh trong đầu mà không cần vẽ. Những bức tranh trong tưởng tượng có thể giàu trí tưởng tượng hơn, giúp khắc sâu những điểm ghi nhớ của trẻ.

Mở rộng đúng cách có thể củng cố trí nhớ sâu trong não của trẻ

Khi muốn trẻ nhớ lại một sự kiện cụ thể, đó thường không phải là phản ứng đầu tiên, điều đầu tiên ta nghĩ đến là xuất phát từ những chi tiết xung quanh sự kiện đó. 

Ví dụ, khi một đứa trẻ nhớ về một câu chuyện cổ tích, điều đầu tiên nghĩ đến không phải là toàn bộ câu chuyện, mà là phong cách vẽ trong cuốn sách tranh, và những cảm xúc khi trẻ đọc cuốn sách tranh đó.

Những chi tiết này là những đoạn trí nhớ nằm sâu trong não và chúng có tác động đến khả năng cải thiện trí nhớ của trẻ.

Khi nói đến việc ghi nhớ một từ, việc đọc nó 30 lần chưa đảm bảo rằng từ đó sẽ được ghi nhớ. Nhưng nếu biết cách chuyển từ đó thành một câu chuyện, hoặc một bài hát thì trẻ có thể nhớ nó rất nhanh.

Cha mẹ khi phát triển trí nhớ cho con nên chú ý mở rộng cách thức tiếp cận, vừa logic, vừa sinh động, thú vị, đây là phương pháp ghi nhớ lý tưởng nhất.

Gieo niềm tin cho con

Trong một nghiên cứu có tên "Tin rằng bạn có thể thông minh hơn sẽ khiến bạn thông minh hơn", các nhà tâm lý học đã truyền tải một thông điệp tới sinh viên: Chỉ số thông minh không cố định mà có thể thay đổi và tăng lên. 

Các nhà nghiên cứu nhận ra những sinh viên nhận được thông điệp này đều có kết quả học tập tốt và nghiêm túc hơn so với các sinh viên còn lại. Đối với các bậc cha mẹ, phát hiện này có thể vạch ra một lộ trình rõ ràng.

Đây là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Hãy nói với trẻ rằng, con thông minh và bày tỏ sự hy vọng đối với trí thông minh của con. Đồng thời cho trẻ biết, con có thể thông minh hơn từng ngày nếu chăm chỉ rèn luyện và thực hành.

Thường xuyên đọc sách tranh có thể kích thích trí não trẻ phát triển tốt hơn.

Thường xuyên đọc sách tranh có thể kích thích trí não trẻ phát triển tốt hơn. 

3 tư thế ngủ làm giảm chiều cao của trẻ, không sửa ngay con dễ thấp lùn khi lớn
Trẻ có 3 kiểu tư thế ngủ này sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh kịp thời.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh