Theo ý kiến từ các bác sĩ Khoa Nhi, trẻ sơ sinh thích chạm vào tai mình có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây.
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, có thể cha mẹ dễ dàng nhận thấy không ít lần bé thích dụi, nắm hoặc chạm vào tai mình, điều này khiến các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ có thể lo lắng. Tại sao trẻ sơ sinh thường thích nắm lấy tai mình? Liệu tai của trẻ có vấn đề gì không?
Thực tế, bất cứ dấu hiệu, hành động lạ của trẻ sơ sinh cũng khiến cha mẹ lo lắng vì con chưa biết nói. Mặc dù mỗi cha mẹ có cách hiểu và giải thích các dấu hiệu riêng của con mình, nhưng đôi khi khó để nhận biết, phân biệt nhu cầu của trẻ. Theo đó, cha mẹ cần quan tâm đến tiếng khóc, âm thanh, những hành động mà con tạo ra.
Theo ý kiến từ các bác sĩ Khoa Nhi, trẻ sơ sinh thích chạm vào tai mình có thể xuất phát từ 7 nguyên nhân sau đây, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy từ từ tìm hiểu lý do và cách giải quyết cụ thể.
Bé tò mò về cơ thể của mình
Bé bắt đầu mọc răng
Có dị vật trong tai bé
Bé bị chàm ở tai ngoài
Bé bị viêm tai
Bé cảm thấy nóng
Bé buồn ngủ và muốn đi ngủ