Để tránh tình trạng trẻ bị sà đà vào các thiết bị công nghệ trong thời gian nghỉ hè, bố mẹ nên có những phương pháp khắc phục kịp thời.
Hiện trẻ đang trong thời gian nghỉ hè, đồng nghĩa với việc trẻ có nhiều thời gian hơn để sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại. Tình trạng nhiều trẻ nhỏ dùng điện thoại nhiều quá đến mức quên ăn quên ngủ khiến phụ huynh lo lắng.
Điều khiến bố mẹ khó chịu hơn là nhiều trẻ thường xuyên hỏi "Mẹ ơi, con muốn chơi điện thoại", nhắc nhở thì con không nghe, còn sử dụng những biện pháp mạnh thì có thể khiến trẻ trở nên cực đoan và hay la hét, ăn vạ.
Để tránh tình trạng trẻ bị sà đà vào các thiết bị công nghệ, bố mẹ nên có những phương pháp khắc phục kịp thời.
Tại sao trẻ em muốn chơi với điện thoại di động?
Việc sử dụng điện thoại vì mục đích an toàn cho trẻ sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, bởi bố mẹ không thể suốt ngày theo sát con cái mình. Tuy nhiên, trẻ dùng điện thoại lâu dần có thể tạo ra một số tác động xấu.
Đứa trẻ nào cũng muốn bố mẹ chú ý đến mình, nhưng một số phụ huynh vì bận rộn nên thường hạn chế giao tiếp với con. Nếu trẻ không được chú ý, phản ứng đầu tiên là luôn muốn lấy đồ của bố mẹ, hoặc tranh giành điện thoại, đồ chơi của bạn khác.
Một nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy rằng, với nhiều phụ huynh, điện thoại di động giống như "vú em điện tử", giúp trẻ thấy vui mà người lớn lại không bị làm phiền.
Hiện trẻ đang trong thời gian nghỉ hè, đồng nghĩa với việc trẻ có nhiều thời gian hơn để sử dụng các thiết bị điện tử.
Đồng thời, việc bố mẹ không dành nhiều thời gian tương tác với trẻ lâu dần sinh ra cảm giác nhàm chán, thiếu người bầu bạn và thấu hiểu. Ngoài ra, trẻ càng nhỏ sẽ càng tò mò, ưa khám phá, nghịch ngợm, vì vậy nhiều trẻ nhỏ bắt đầu phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ.
Tuy nhiên, trẻ em chơi điện thoại di động trong thời gian dài sẽ không tốt cho sự phát triển của não bộ và dây thần kinh thị giác, và tổn thương nghiêm trọng nhất có thể là mắt.
Làm thế nào để ngăn trẻ chơi với điện thoại di động?
Hiểu và chấp nhận
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên biết rằng trẻ sẽ thay đổi và phát triển theo từng độ tuổi, hãy tìm hiểu những gì thu hút, gây tò mò với trẻ trên Internet. Sau đó chấp nhận và hướng dẫn con một cách phù hợp.
Ví dụ, nếu trẻ thích nghe nhạc trên điện thoại di động, thì bố mẹ hãy lắng nghe cùng con, có thể thể loại nhạc của trẻ không phù hợp với thị hiếu của người lớn, nhưng nếu có người cùng đồng hành sẽ giúp quá trình này tăng thêm sự thú vị cho trẻ.
Một là để giao tiếp cảm xúc với đứa trẻ, và hai là để thỏa mãn mong muốn con, để đứa trẻ có được cảm giác hài lòng và đạt được thành tích.
Bố mẹ có thể muốn duy trì thái độ khoan dung và chấp nhận đối với những điều mà bản thân không biết rõ, đôi khi là vô thưởng vô phạt. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy được hiểu và tôn trọng, đồng thời những bức tường ngăn cách giữa hai thế hệ sẽ được phá bỏ.
Trẻ em chơi điện thoại di động trong thời gian dài sẽ không tốt cho sự phát triển của não bộ và dây thần kinh thị giác.
Cùng nhau đưa ra các quy tắc
Nói với trẻ rằng bố mẹ hiểu nhu cầu chơi điện thoại di động của con, nhưng vì trẻ còn phải tập trung cho những điều quan trọng khác vì vậy gia đình cần xây dựng quy tắc chung về thời gian và giới hạn chơi điện thoại di động.
Lưu ý rằng các quy tắc này không phải là hạn chế nhu cầu vui chơi của con, nhưng cần được cả gia đình theo dõi.
Hướng dẫn trẻ tập trung vào sở thích riêng
Điều quan trọng nhất là hướng dẫn trẻ tập trung vào sở thích riêng, để trẻ có thể đưa những mong muốn của mình vào thực tế và hành động, đồng thời có được cảm giác hoàn thành được từ tưởng tượng đến cuộc sống thực tế.
Phương pháp cụ thể có thể là thúc đẩy sự quan tâm của trẻ đối với thư pháp, vẽ tranh, chơi nhạc cụ... Có thể là tập thể dục và đọc sách cùng với trẻ, điều này cũng có thể khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác nhiều hơn và tăng niềm vui trong cuộc sống.
3 trò chơi thú vị bố mẹ có thể chơi cùng con, trẻ tránh xa điện thoại và phát triển lành mạnh
Nếu không có nhiều thời gian đưa trẻ đến những nơi mới để tăng sự trải nghiệm, bố mẹ cũng có thể giúp con tránh xa điện thoại, phát triển lành mạnh bằng các trò chơi sau đây. Điều quan trọng hơn hết là việc bố mẹ dành thời gian chơi cùng trẻ, điều này mang lại ý nghĩa to lớn cho con.
Xếp hình
Trò chơi xếp hình giúp bé tăng khả năng tư duy toán học, đây là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ em rất thú vị. Đầu tiên ba mẹ sẽ cho các bé quan sát và ghi nhớ ảnh mẫu.
Các bé sau khi ghi nhớ ảnh mẫu sẽ tiến hành sắp xếp lại thứ tự các mảnh ghép đã bị đảo lộn trật tự thành giống với hình mẫu ban đầu.Mức độ trò chơi sẽ được tăng dần dựa vào mức độ chi tiết của ảnh mẫu và số lượng mảnh ghép của từng ảnh.
Có thể là thúc đẩy sự quan tâm của trẻ đối với thư pháp, vẽ tranh, chơi nhạc cụ...
Vẽ trên giấy
Các bé luôn bị thu hút bởi những thứ có nhiều màu sắc tươi sáng và sặc sỡ. Do đó, các trò chơitrí tuệ cho trẻ em thường hướng bé tập trung tới màu sắc.
Với trò chơi vẽ trên giấy, bố mẹ có thể lấy cho bé một tờ giấy và những chiếc bút màu xinh xắn để bé thỏa sức sáng tạo theo những gì bé yêu thích.
Hoặc bố mẹ có thể ở cạnh và gợi ý cho bé những chủ đề gần gũi để vẽ như: vẽ gia đình, cây hoa,con vật, đồ chơi,... Hãy nhớ rằng luôn khuyến khích bé dù chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, bởi vì như vậy sẽ kích thích khả năng phát triển tư duy, sáng tạo và cảm nhận thế giới quan của bé.
Trò chơi đóng kịch
Trò chơi đóng kịch giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Ngoài ra, quan hững câu chuyện bố mẹ muốn truyền đạt cho bé sẽ giúp mẹ học hỏi thêm nhiều điều hay trong cuộc sống.
Bố mẹ mẹ chuẩn bị cho bé hai đến ba bạn thú bông, búp bê hoặc những con rối và cùng bé phân vai, đóng vai. Mỗi người đóng vai thành một nhân vật và cùng đối thoại với nhau.
Bố mẹ và bé có thể thông qua một câu chuyện hoặc tình huống. Và đặc biệt hãy diễn tả bằng những âm điệu hấp dẫn để tăng độ thu hút cho bé.
Hướng dẫn trẻ làm việc nhà, trồng rau cũng là cách tốt giúp con hạn chế tiếp xúc với điện thoại di dộng.