Nếu một đứa trẻ có đặc điểm là chân dài, tay dài và bàn chân lớn, nhìn chung đứa trẻ đó dễ phát triển chiều cao tốt trong tương lai.
Hầu hết cha mẹ nào cũng hy vọng con mình lớn lên sẽ có chiều cao nổi bật. Trên thực tế, có những đặc điểm trên cơ thể trẻ có thể phản ánh một phần chiều cao trong tương lai.
Theo đó, chúng ta có thể quan sát thấy những người cao lớn luôn có đôi chân dài và cánh tay thon thả. Ngược lại, những người có chiều cao khiêm tốn hơn không thể nhìn thấy những lợi thế đặc trưng của ba bộ phận trên cơ thể này.
Nếu một đứa trẻ có đặc điểm là chân dài, tay dài và bàn chân lớn, nhìn chung đứa trẻ đó rất dễ phát triển chiều cao.
4 bộ phận này trên cơ thể trẻ để đánh giá chiều cao trong tương lai, hãy cùng xem bé có thể chiếm bao nhiêu phần trăm?
4 bộ phận có thể dự đoán chiều cao của trẻ
Chiều dài ngón tay
Hầu hết những người có chiều cao tốt đều có các ngón tay tương đối mảnh mai, trong khi ngón tay của những người thấp lại tương đối ngắn.
Điều này là do các bộ phận trên cơ thể của một người cân đối theo một tỷ lệ nhất định, và xương ngón tay của những người cao sẽ dài ra tương ứng.
Vì vậy, nếu các ngón tay của trẻ dài hơn so với bạn bè cùng tuổi, đây được xem là một lợi thế, trẻ sẽ dễ có được chiều cao tốt trong tương lai.
Nếu các ngón tay của trẻ dài hơn so với bạn bè cùng tuổi, đây được xem là một lợi thế
Chiều dài cánh tay
Cánh tay cũng là một trong những bộ phận trên cơ thể phản ánh chiều cao của một người. Hãy nhìn những cầu thủ bóng rổ ở NBA, tất cả họ đều có cánh tay dài và cao.
Chúng ta có thể quan sát cánh tay dài hay không trong tư thế duỗi thẳng, hai bàn tay mở ra. Một đứa trẻ có hai cánh tay dài thẳng, thon thả cho thấy xương của trẻ dài ra và chiều cao cũng cao lên một cách tự nhiên.
Đây cũng là dấu hiệu dự đoán chiều cao của trẻ trong tương lai có thể nhỉnh hơn các bạn bè cùng trang lứa.
Chiều dài bắp chân
Chiều cao của mỗi người đều do 3 bộ phận trên cơ thể con người tạo nên đó là đầu, cột sống và hai chi dưới. Theo đó, mấu chốt của việc tăng chiều cao nhanh chóng chính là chi dưới.
Theo một cuộc khảo sát ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người có xương ống chân dài hơn (xương cẳng chân) có xu hướng cao hơn.
Nếu bắp chân của trẻ mảnh mai, chứng tỏ xương chi dưới của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Nếu bắp chân của trẻ mảnh mai, chứng tỏ xương chi dưới của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Bàn chân
Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng bàn chân của con người là bộ phận tương đối phát triển nhanh trên cơ thể và dừng lại đầu tiên. Vì vậy, giữa chiều dài bàn chân của trẻ và chiều cao có sự tương quan nhất định.
Có một công thức tính toán sơ bộ cho chiều cao và chiều dài bàn chân: chiều cao người lớn = chiều dài bàn chân 13 tuổi (cm) x 7 ± 3 cm.
Vì vậy, nếu các mẹ nhận thấy chân bé phát triển nhanh, đặc biệt là tần suất thay giày nhiều thì chắc chắn bé sẽ cao hơn trong tương lai.
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Ảnh hưởng di truyền
Theo kết quả nghiên cứu hiện có, 60% đến 80% sự khác biệt về chiều cao được xác định do di truyền, trong khi 20% đến 40% còn lại là do các yếu tố khác, bao gồm dinh dưỡng, môi trường, luyện tập...
Cách tính chiều cao di truyền của một đứa trẻ:
Chiều cao của con trai = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ + 13) / 2 ± 5cm
Chiều cao của con gái = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ-13) / 2 ± 5cm
Có hai giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển chiều cao, một là giai đoạn sơ sinh và giai đoạn còn lại là tuổi vị thành niên.
Trong số đó, trẻ em phát triển nhanh hơn khi còn là trẻ sơ sinh, nói chung, trẻ có thể cao hơn 20cm trong năm đầu tiên sau khi sinh, 10-12 cm trong năm thứ hai và khoảng 5 cm trong năm thứ ba.
Trẻ em trai vị thành niên phát triển nhanh nhất trong độ tuổi từ 12 đến 15 và trẻ em gái từ 10 đến 13 tuổi. Vì giai đoạn này, cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, các mô xương phát triển nhanh hơn.
Theo kết quả nghiên cứu hiện có, 60% đến 80% sự khác biệt về chiều cao được xác định do di truyền.
Cao lên dựa trên việc ngủ đủ giấc
Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều hơn đến chiều cao, do hormone tăng trưởng thường được tiết ra vào ban đêm, nếu trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Theo nghiên cứu và phân tích liên quan, hai khoảng thời gian hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất là 10 giờ tối đến 1 giờ sáng, và 5 giờ đến 7 giờ sáng.
Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ đi ngủ vào khoảng 9 giờ tối, để đảm bảo đến 10 giờ tối trẻ có thể đạt được giấc ngủ sâu và hormone tăng trưởng cũng được tiết ra đỉnh điểm.
Đồng thời, trẻ nên cố gắng dậy sớm không quá 6h30 để không bỏ lỡ giai đoạn cao trào thứ hai của quá trình tiết hormone tăng trưởng của cơ thể.
Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, trẻ có thể cao lớn ổn định
Muốn trẻ cao lớn thì dinh dưỡng toàn diện và cân đối là điều đặc biệt quan trọng. Bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường và vitamin. Theo đó, dinh dưỡng cốt lõi cho chiều cao là canxi và vitamin D.
Canxi là một phần quan trọng của xương, thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến xương và ảnh hưởng đến chiều cao. Và vitamin D là dưỡng chất quan trọng để chuyển hóa canxi, nếu không có đủ vitamin D thì việc bổ sung thêm canxi là vô ích.
Tránh để trẻ ngồi lâu vào bàn làm bài, chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo tư thế ngồi đúng khi viết.
- Mẹ có thể bổ sung canxi cho con qua sữa, trứng, đậu phụ, các loại hạt...
- Bổ sung vitamin D: phơi nắng, cá biển sâu...
- Protein: Protein động vật và thực vật cần được bổ sung cân đối.
- Bổ sung sắt và kẽm: Để đảm bảo tốc độ phát triển của trẻ, cần bổ sung sắt cho trẻ có thể ăn thêm lòng đỏ trứng gà, tảo bẹ, rong biển, gan lợn... Bổ sung kẽm có thể ăn thêm mực, trứng, thịt nạc...
Tập thể dục vừa phải có thể kích thích sự phát triển của xương
Nghiên cứu y học chỉ ra rằng tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình tiết hormone tăng trưởng, nhờ đó tiềm năng chiều cao của trẻ được phát huy hết và phát triển chiều cao thuận lợi.
Có ba nhóm các môn thể thao có lợi cho việc phát triển chiều cao của trẻ như sau:
- Các môn thể thao nhảy: Nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ...
- Các môn thể thao toàn thân: Thể dục dụng cụ, bơi lội, nhảy dây...
- Bài tập kéo căng: Phổ biến nhất là bài tập kéo căng cơ
Lưu ý, cha mẹ nên tránh cho con tập các bài tập không có lợi cho việc phát triển chiều cao và chịu sức nặng như cử tạ, tạ đòn...
Sửa tư thế sai, trẻ có thể cao thêm 3cm
Chiều cao của trẻ gồm ba phần, tăng trưởng tự nhiên, ổn định giãn khoảng cách xương và chỉnh sửa tư thế. Ngày nay, nhiều em bị gù khi còn rất trẻ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh mà còn hạn chế tăng chiều cao.
Vì vậy, cha mẹ đừng quên giúp trẻ sửa tư thế đồng thời bổ sung canxi, tập thể dục, lưu tâm giấc ngủ cho trẻ.
Tránh để trẻ nhìn lâu vào điện thoại, xuất hiện tư thế cúi đầu về phía trước.
Tránh để trẻ ngồi lâu vào bàn làm bài, chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo tư thế ngồi đúng khi viết.
Chỉnh sửa tật gù lưng thông thường của trẻ và đảm bảo trẻ ngẩng cao đầu.
Cha mẹ đừng quên giúp trẻ sửa tư thế đồng thời bổ sung canxi, tập thể dục, lưu tâm giấc ngủ cho trẻ.