Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon

Hạ Mây - Ngày 28/08/2021 19:28 PM (GMT+7)

Hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thường quấy khóc về đêm và cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ cũng "nhàn tênh".

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 1

Trẻ quấy khóc về đêm trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình, nhiều ông bố bà mẹ mất ngủ, xuống tinh thần và mệt mỏi vì thường xuyên thức giấc dỗ dành con. Về lâu dài, sức khoẻ của em bé cũng bị ảnh hưởng vì không ngủ đúng và đủ giấc.

Hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thường quấy khóc về đêm và cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ cũng "nhàn tênh".

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 2

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời của con trẻ, bao gồm:

- Phát triển trí nhớ lâu dài: khi ngủ não nạp lại năng lượng, hình thành trí nhớ dài dạn và tiến hành quá trình nhận thức tích cực hơn.

- Cải thiện tâm trạng: ngủ đủ giấc giúp trẻ tỉnh táo, phấn chấn, thoải mái chơi đùa và ít quấy khóc.

- Phát triển thể chất và hệ miễn dịch: hormone tăng trưởng của con người (hGH) được sản sinh nhiều nhất trong thời gian trẻ ngủ sâu, giúp trẻ mau lớn, phát triển khoẻ mạnh.

Nhu cầu ngủ của trẻ em đổi tuỳ theo độ tuổi. Trong những tuần đầu sau sinh, con thường ngủ 18-20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bắt đầu hình thành chu kỳ thức ngủ và có giấc ngủ ngày ngắn hơn trẻ sơ sinh khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi thường ngủ 14 tiếng một ngày. Tuy nhiên so với thời lượng, chất lượng giấc ngủ càng quan trọng hơn. 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 4

Vậy trẻ khóc đêm kéo dài, ngủ không ngon giấc có nguy hiểm không?

Khoảng 20 - 30% trẻ nhỏ gặp vấn đề về giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, hay thức giấc và quấy khóc vào ban đêm, mệt mỏi vào ban ngày,... Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của trẻ. 

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi, khóc đêm là phản ứng thường xuất hiện cho thấy sự phát triển bình thường của con trong khi làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tình trạng này sẽ giảm dần khi con được 4 tháng tuổi trở lên và đã thích ứng được với môi trường xung quanh. Do đó mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể giúp con ngủ ngon hơn nhờ một số phương pháp phù hợp.

Nếu trẻ khóc đêm kèm theo một số biểu hiện như giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và hay khóc thét,... kéo dài nhiều giờ đồng hồ thì mẹ nên lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu bất thường của bệnh lý.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé và cả gia đình.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé và cả gia đình.

TS.BS Phạm Diệp Thuỳ Dương sẽ giải đáp chi tiết hơn về nguyên do trẻ quấy khóc về đêm và đưa ra lời khuyên giúp con trẻ vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ sâu và tròn giấc suốt đêm.

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 6

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 7

Những nguyên nhân khiến trẻ thường quấy khóc về đêm là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ thường quấy khóc về đêm thay đổi tùy độ tuổi của bé. Một số nguyên nhân thường gặp:

- Sinh lý: cho đi ngủ không đúng giấc, ngủ quá nhiều ban ngày, xem phim quá kích thích/ gây sợ hãi,…

- Bệnh lý: đang mắc một bệnh cấp tính nào đó, hay dị ứng với sữa, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày- thực quản,…

- Tâm lý: rối loạn giấc ngủ, bị ép ăn trong ngày/ ban đêm,… 

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 8

Nhiều người cho rằng trẻ khó ngủ hay hay quấy khóc về đêm là thiếu canxi, thưa bác sĩ điều này có đúng không?

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé khó ngủ hay quấy khóc về đêm, trong số đó thiếu canxi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó, nếu bé quấy khóc hay khó ngủ về đêm, các mẹ không nên mặc nhiên cho là do thiếu canxi và tự ý bổ sung.

Tình trạng thiếu canxi cần phải được được xét nghiệm để có chẩn đoán xác định; và trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian phù hợp. Việc bổ sung canxi không cần thiết, nếu không đúng cách sẽ làm cho bé táo bón và làm chậm xử lý nguyên nhân.

Thực hư trẻ quấy khóc đêm do thiếu canxi, chuyên gia giải đáp và mách cách giúp con ngủ ngon - 9

Cha mẹ nên làm gì giúp bé ngủ ngon hơn?

Mẹ hãy thử phương pháp luyện ngủ EASY để giúp bé vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon, sâu. Nếu gặp khó khăn, hay không thành công thì mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định hay loại trừ nguyên nhân có thể có, hướng dẫn cụ thể cho mẹ.

Từ sau 1 tháng tuổi, các mẹ có thể bắt đầu luyện ngủ cho con. Dưới đây là 4 phương pháp luyện ngủ EASY giúp bé vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ sâu và êm. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng phương pháp phù hợp nhất.

- Phương pháp Cry it out (Hãy để con khóc): Mẹ đưa con vào giường khi bé đang lơ mơ và rời khỏi phòng, không quay lại cho đến sáng hôm sau, lờ đi tiếng khóc của bé. Phương pháp này giúp bé tự xoa dịu, trở thành một người độc lập. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này, mẹ cần đảm bảo con không gặp bất kỳ nguy hiểm nào. Mẹ rời phòng nhưng vẫn cần theo dõi bé, lắng nghe tiếng khóc xem con có gặp nguy hiểm hay không. 

- Phương pháp Cắm trại: Mẹ vẫn ở trong phòng cùng con nhưng không phản hồi lại tiếng khóc của bé, không bế hay dỗ dành khi con khóc. Phương pháp này giúp mẹ an tâm hơn vì vẫn có thể theo dõi con sát sao. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh có thể sẽ không thể lờ đi tiếng khóc của con khi ở cùng phòng với bé.

- Phương pháp Ferber: Mẹ tăng dần thời gian tác động lên con. Ban đầu khi con khóc, mẹ có thể để khoảng 2 phút mới tương tác bằng cách xoa đầu hay trấn an con bằng lời nói. Tuy nhiên mẹ tuyệt đối không bế con lên. Dần dần, mẹ có thể tăng thời gian tác động lên con, từ 2 phút lên 10 phút, để con có khoảng thời gian tự xoa dịu bản thân.

- Phương pháp Fading: Mẹ ghi nhận thời gian con ngủ và đặt con vào giường ngay trước khi con ngủ để con nhận thức giường là nơi để ngủ. Sau đó, khi bé đã quen và vào giấc nhanh hơn, mẹ có thể cho con vào giường sớm hơn giờ ngủ 15 - 30 phút, để tập cho con ngủ sớm hơn, tiến dần đến giờ mẹ mong muốn. Để con nhanh vào giấc ngủ, mẹ có thể tập cho con một số thói quen tích cực.

Ngoài ra, phương pháp giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ có thể thực hiện theo các mẹo sau:

- Hình thành thói quen trước giờ ngủ: Cho con tắm nước ấm 37 độ, massage, kể chuyện cho con,... lặp lại thói quen này hàng ngày để con quen.

- Tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng ngủ trước giờ ngủ.

- Phòng ngủ tối, yên tĩnh, có nhiệt độ thích hợp không quá nóng cũng không quá lạnh.

- Ban ngày cho con vui chơi, hoạt động tiêu hao năng lượng để con ngủ ngon hơn vào buổi tối.

- Đảm bảo điều kiện an toàn cho giấc ngủ của con.

Trẻ nhỏ nên uống sữa tươi hay sữa bột? Bác sĩ mách mẹ chọn loại sữa tốt nhất cho con
Lựa chọn loại sữa phù hợp giúp con phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cũng yên tâm hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con