Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này

Hạ Mây - Ngày 17/01/2022 09:29 AM (GMT+7)

Nếu móng tay bé có những biểu hiện dưới đây, cho thấy có thể trẻ đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng, mẹ cần chú ý theo dõi để bổ sung kịp thời cho con.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 1

Nếu cơ thể không khỏe mạnh, chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu từ móng tay, làn da và mái tóc. Các dấu hiệu bệnh sẽ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển, tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại.

Đối với trẻ nhỏ, móng tay bình thường của bé sẽ có màu hồng đầy đặn, mịn và bóng, móng cứng và không có ngạnh ở mép móng. Nếu móng tay bé có những biểu hiện dưới đây, cho thấy có thể trẻ đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng, mẹ cần chú ý theo dõi để bổ sung kịp thời cho con.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 2

Móng tay màu trắng hoặc hơi đỏ, đề phòng thiếu sắt

Sắt là một thành phần quan trọng trong cơ thể người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể).

Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.

Nếu mẹ thấy móng tay của bé có màu trắng hoặc đỏ rất nhạt, kèm theo tình trạng úa vàng, da khô, kết mạc và môi có màu đỏ hoặc trắng,… thì có thể bé đang bị thiếu máu do thiếu sắt.

Nếu cơ thể không khỏe mạnh, chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu từ móng tay, làn da và mái tóc.

Nếu cơ thể không khỏe mạnh, chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu từ móng tay, làn da và mái tóc. 

Lúc này mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé như sau:

- Trẻ 6 tháng tuổi có thể bổ sung thêm bún gạo bổ sung chất sắt. 

- Trẻ lớn hơn có thể ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, huyết lợn, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà. 

Ngoài ra, có thể cho trẻ bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein, đường lactose, vitamin vào thức ăn. để thúc đẩy sự hấp thụ sắt.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 4

Mép móng tay mọc ngạnh, trẻ có thể thiếu các nguyên tố vi lượng

Nếu các mép móng tay của bé luôn mọc ngạnh vào mùa thu và mùa đông thì có thể nguyên nhân do thời tiết hanh khô.

Da của trẻ tương đối mềm và có ngấn dài, cha mẹ không được để trẻ dùng tay xé hoặc cắn bằng răng. Hoặc cha mẹ không nên kéo mạnh, tốt nhất nên ngâm tay nhỏ với nước ấm và rửa sạch. 

Sau đó, cha mẹ nên dùng kéo nhỏ cắt bỏ gai, sau đó bôi một ít dầu làm mềm da, tình trạng ngạnh có thể nhanh chóng được cải thiện.

Nếu bé bị ngạnh lâu thì cần kiểm tra xem bé có bị thiếu vitamin hay các nguyên tố vi lượng như kẽm hay không. Nếu là do thiếu vitamin thì cần ăn thêm thức ăn giàu vitamin như rau củ quả tươi, nếu cần thiết phải nhờ bác sĩ hướng dẫn.

Nếu móng tay của trẻ thường xuyên có ngạnh, dễ gãy, bị xước... có thể là dấu hiệu trẻ đang thiếu sắt.

Nếu móng tay của trẻ thường xuyên có ngạnh, dễ gãy, bị xước... có thể là dấu hiệu trẻ đang thiếu sắt.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 6

Móng tay màu xám và đen, rất có thể bị nhiễm nấm

Nếu móng tay của bé có màu xám hoặc đen, rất có thể đó là do nhiễm nấm. Đặc biệt, các mẹ cần chú ý vệ sinh tay cho bé và giữ cho da tay luôn sạch sẽ, khô thoáng. 

Nếu những người khác trong gia đình bị nhiễm nấm, nên đến bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng phục hồi chức năng tay chân miệng chuyên nghiệp để được điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, cố gắng tránh tiếp xúc với bé để tránh lây nhiễm bệnh. 

Để giúp mẹ có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh việc trẻ mọc móng tay có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh sẽ có những giải đáp hữu ích về vấn đề này. 

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 8

Thưa bác sĩ, dấu hiệu nào nhận biết cơ thể trẻ bị thiếu sắt?

Cha mẹ có thể quan sát qua một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết trẻ có thiếu sắt không nhé: 

- Mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, không tăng cân, ít hoạt động, rụng tóc móng tay khô lõm, lòng bàn tay, niêm mạc mắt nhợt nhạt, đau nhức cơ xương khớp

- Học không tập trung, học kém (dễ hiểu là do thiếu máu nuôi lên não, không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng)

- Dễ mắc bệnh

- Giảm trương lực cơ, chậm vận động.

- Thiếu máu nặng gây thở mệt, tim phải làm việc nhiều: tim đập nhanh có thể có âm thổi trong tim, suy tim.

Ngoài ra, việc thiếu máu nặng còn có thể gây nhồi máu não, dẫn đến yếu tay chân. Đã có nhiều trường hợp nhồi máu não gây yếu liệt nửa người nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mà nguyên nhân là thiếu máu thiếu sắt nặng.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 9

Một số ý kiến cho rằng nếu nhìn thấy móng tay trẻ có một số biểu hiện như: móng bị lõm, có “hạt gạo trắng”, hay thường xuyên bị xước cho thấy trẻ thiếu hụt sắt, thưa bác sĩ điều này có đúng không? 

Tình trạng móng tay của bé sẽ giúp ta nhận biết được các dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn sau đó: 

- Móng tay bình thường có màu hồng tự nhiên, trơn láng, chắc chắn.

- Móng lõm, móng khô dễ gãy là dấu hiệu thiếu máu, thiếu vitamin.

- Còn móng tay có hạt gạo trắng thường là dấu hiệu thiếu kẽm, calci, protein…

- Móng tay bị xước thường do thiếu vitamin C, đôi khi là thiếu calci, acid folic…vitamin C thì đã quá quen thuộc với chúng ta trong vai trò tăng đề kháng cho cơ thể. Acid folic cũng tham gia vào quá trình tạo máu.

Ngoài ra có thể do chăm sóc móng tay không đúng cách, dùng sơn móng tay nhiều dẫn đến móng bị khô. Nấm móng tay cũng làm cho móng biến dạng, sần sùi.

Móng tay trong các bệnh lý suy tim, suy thận hay bệnh gan thường có màu sắc bất thường (vàng trong bệnh gan, tím trong suy tim) và có hình dạng to phồng, móng tay không mọc thẳng mà hướng xuống dưới trông giống dùi trống.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 10

Thưa bác sĩ nên bổ sung sắt cho bé trong bao lâu, tốt nhất với từng giai đoạn nào?

Để điều trị thiếu máu, trước hết cha mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm để biết trẻ thiếu máu ở mức độ nào và ở nhóm nguyên nhân nào. Vì không phải tất cả thiếu máu đều điều trị giống nhau. Và đôi khi việc điều trị theo kinh nghiệm làm bệnh nặng hơn hoặc kéo dài thời gian vô ích. 

Các mẹ đừng lo lắng vì loại xét nghiệm này khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Những đối tượng dễ bị thiếu máu là trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy, trẻ có chế độ ăn nhiều sữa, ít ăn chất đạm.

Nếu trẻ thiếu máu nhẹ, phụ huynh nên bổ sung sắt thông qua dinh dưỡng. Nếu trẻ thiếu máu do mất máu (viêm dạ dày ruột, xuất huyết tiêu hóa, trĩ, nhiễm giun sán…) nên được điều trị nguyên nhân mất máu này.

Nếu em bé bị thiếu máu nhiều, bác sĩ sẽ cho em bé uống bổ sung chất sắt. Sắt được hấp thu tốt nhất là khi uống cách xa bữa ăn và uống kèm vitamin C. Thường thì thời gian bổ sung sắt khoảng 1 tháng để tạo máu mới, nhưng cần phải duy trì khoảng 2-3 tháng.

Trong trường hợp thiếu máu nặng có biến chứng, trẻ cần phải nhập viện để truyền máu, tuy nhiên máu này chỉ tồn tại trong cơ thể được 1 tháng, và còn có thể có nhiều biến chứng khi truyền máu. Vậy nên đừng để thiếu máu nặng đến nỗi phải nhập viện.

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân thiếu máu khác mà không thể hoặc không dễ dàng điều trị như: thiếu máu do không thể sản xuất (suy tuỷ), cơ thể sản xuất ra hồng cầu có hình dạng bất thường, thành phần không bền gây dễ vỡ hồng cầu (thiếu máu di truyền), hoặc cơ thể đang viêm nhiễm mạn tính, nhiễm chất độc gây vỡ hồng cầu, suy giảm hóc môn kích thích tạo hồng cầu như trong bệnh suy thận mạn…những trường hợp này cần khám chuyên khoa huyết học để có thể điều trị đặc biệt.

Trẻ bị xước móng tay là dấu hiệu bệnh gì? BS Nhi, có thể bé thiếu chất này - 11

Bác sĩ có thể gợi ý những cách bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ?

Phụ huynh cần quan tâm đến dinh dưỡng của bé:

Thiếu máu nhẹ nên được bổ sung dưỡng chất từ chế độ ăn, cơ thể sẽ biết thiếu bao nhiêu để giữ lại và đào thải nếu không cần thiết. 

Cha mẹ cần cho bé ăn đủ chất từ thịt heo, cá, thịt màu đỏ, hải sản, trứng,.. để có nhiều protein và chất sắt, thịt và các loại ngũ cốc cung cấp vitamin B12, khoai tây, cà chua rau xanh đậm cung cấp chất sắt. 

Khi thiếu máu, các bé thường chán ăn, dẫn đến lại thiếu chất nhiều hơn. Ngược lại một số trẻ thiếu dinh dưỡng cơ thể sẽ sản xuất ra yếu tố kích thích ăn uống, nhưng trẻ không thích ăn thức ăn bình thường mà lại ăn đất, gạch, cục tẩy…Vì vậy nếu thấy trẻ ăn lung tung cũng là dấu hiệu thiếu máu

Các thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tham khảo cho bé:

- Các loại thịt: heo, bò, cừu, gia cầm

- Trứng (lòng đỏ trứng)

- Hải sản: cá ngừ, cá hồi…

- Các loại đậu, hạt, ngũ cốc: hạt điều, hạt hướng dương, bí, mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành…

- Các loại rau xanh đậm

- Khoai lang, khoai tây

- Các loại trái cây khô.

Lưu ý: Các thực phẩm khi chứa sắt đặc biệt là rau, đậu có thể giảm đáng kể lượng sắt nếu nấu quá lâu. Sữa làm giảm hấp thu sắt và nước luộc thịt không giúp giải quyết thiếu máu.

Sắt được hấp thu tốt nhất khi sử dụng cùng vitamin C, do đó bạn cũng nên cho trẻ ăn kèm các thức ăn giàu vitamin C để hấp thu sắt tốt nhất: cam, bưởi, kiwi, bông cải xanh, cà chua, dâu tây, ớt chuông…

Thuốc: Một số chai multivitamin cũng có bổ sung sắt với hàm lượng ít, bạn có thể thỉnh thoảng cho bé uống.

Thuốc điều trị đặc hiệu thiếu máu thường được chế biến thành dạng nước uống theo giọt hoặc theo mililit (ml), thường chỉ chứa sắt II hoặc sắt III + acid folic, bạn nên đưa bé đi khám để nhận được hướng dẫn cụ thể nếu muốn bổ sung sắt bằng thuốc này.

3 đặc điểm nhận diện trẻ thông minh từ sớm
Những đứa trẻ có não phải phát triển thường sở hữu 3 đặc điểm này, là tiền đề giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con