Đối với trẻ em, vitamin C giúp cho cơ thể trẻ hình thành mạch máu, collagen, sụn và cơ. Đồng thời, duy trì sự tồn tại của các mô trong cơ thể trẻ.
Trẻ em vốn có làn da nhạy cảm, một số tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ của, vì thế cần phải bảo vệ trẻ để tránh những tác động không tốt.
Một trong những vấn đề thường gặp ở da trẻ đó là bệnh bong da tay chân. Đối với vấn đề này một số bậc phụ huynh tin rằng trẻ thường xuyên bong tróc da tay là do thiếu vitamin C..
Vậy điều này có thực sự đúng? Vitamin C có tần quan trọng thế nào trong quá trình phát triển của trẻ? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
3 nguyên nhân phổ biến gây bệnh bong tróc da tay ở trẻ
Bệnh bong da tay chân ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất.
Sự chuyển đổi sắc tố da
Làn da của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời của bé mới sinh. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn có khi là da đỏ hoặc đen, trắng, khô bong tróc…
Do đó, tình trạng bong tróc là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân của bé con.
Tình trạng bong tróc da khô, bong tróc thường xảy ra vào mùa thu đông, do thời tiết tương đối hanh khô, cơ thể người tiết nhiều nước nên có thể khiến da bị bong tróc.
Da tay, chân bị bong tróc rất thường gặp ở trẻ nhỏ.
Nó cũng có thể liên quan đến nước rửa tay và xà phòng được sử dụng ở nhà, nếu đồ dùng vệ sinh của trẻ có tính kiềm quá cao cũng sẽ khiến trẻ bị khô da và dẫn đến bong tróc da.
Nếu không nổi mẩn đỏ và trẻ không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, chỉ bị bong tróc ngón tay, ngón chân thì cha mẹ không cần quá lo lắng, cũng không cần điều trị đặc biệt, thường xuyên chú ý để trẻ tự khỏi, chú ý cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau, trái cây phù hợp theo mùa.
Đồng thời, chú ý lựa chọn đồ dùng vệ sinh cho trẻ, không nên chọn đồ quá kích thích, đảm bảo giữ ẩm cho da thường xuyên.
Trẻ dị ứng
Da của trẻ vốn nhạy cảm, và đặc biệt là có những bé rất nhạy cảm dễ bị nổi dị ứng bởi thực phẩm như: trứng, sữa, hải sản,… hoặc là chỉ cần tiếp xúc với những vật dụng rất bình thường như: vải quần áo, giày, mỹ phẩm,… cũng có thể bị dị ứng.
Biểu hiện thường gặp là da bị ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, bong tróc da,… ở những vị trí tiếp xúc với chất dị ứng.
Tình trạng bong tróc da khô, bong tróc thường xảy ra vào mùa thu đông, do thời tiết tương đối hanh khô, cơ thể người tiết nhiều nước nên có thể khiến da bị bong tróc.
Trẻ thiếu vitamin C
Da là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng sớm nhất nếu có triệu chứng thiếu vitamin C. Bong tróc da tay là dấu hiệu điển hình cho hội chứng thiếu Vitamin C cực kỳ nghiêm trọng.
Lúc này, da tay da chân của trẻ sẽ bị bong tróc từng nốt hoặc nặng hơn là từng mảng. Nếu có triệu chứng này, cha mẹ cần kiểm tra xem chế độ ăn của con mình có cung cấp đầy đủ Vitamin C hay không.
Ngoài ra, hiếu vitamin C cũng là nguyên nhân gây ra quá trình sản xuất Collagen ở tóc chậm hơn, điều này khiến một số trẻ tóc bị khô xơ, mất đi độ bóng vốn có.
Vitamin C có tầm quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ?
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, là một loại vitamin hòa tan được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như trái cây họ cam quýt, quả mọng, táo, khoai tây và ớt chuông,... Một số được tinh chế thành dạng thực phẩm chức năng.
Đối với trẻ em, vitamin C giúp cho cơ thể trẻ hình thành mạch máu, collagen, sụn và cơ. Duy trì sự tồn tại của các mô trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó vitamin C cũng hỗ trợ sửa chữa mô liên kết, các tế bào hồng cầu, sụn, cơ và giúp vết cắt và vết thương mau lành, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bỏ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất.
Trên thực tế, cơ thể của trẻ đang phát triển nên không thể tự sản xuất vitamin C được, mà cần được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vitamin C đối với quá trình phát triển của trẻ, cũng như làm thế nào để có thể bổ sung đủ vitamin cho con, bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, đã chia sẽ những thông tin cần thiết và hữu ích.
Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Thưa bác sĩ, trẻ thiếu vitamin C sẽ có những biểu hiện nào, và làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu Vitamin C?
Vitamin C là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể, vitamin C đóng nhiều vai trò quan trọng như:
- Tạo nên protein quan trọng collagen sử dụng trong hình thành da, gân, dây chằng và mạch máu
- Chữa vết thương và lành sẹo
- Sữa chữa và duy trì tính ổn định của sụn, xương, răng
- Hỗ trợ hấp thu sắt.
- Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, giúp làm bất hoạt các gốc tự do gây lão hóa, ung thư… Các gốc tự do hình thành khi bạn ăn thức ăn hay khi phơi nhiễm với thuốc lá, phóng xạ
- Bảo vệ trí nhớ khi về già
- Giảm nồng độ acid uric, giúp giảm triệu chứng bệnh gout
Với nhiều chức năng quan trọng như vậy, khi thiếu vitamin C cơ thể có thể có biểu hiện:
Thiếu máu
Chảy máu nướu
Giảm khả năng chống lại nhiễm trùng
Giảm tốc độ lành vết thương
Tóc khô và chẻ ngọn
Dễ bị bầm da
Viêm nướu
Chảy máu mũi
Dễ tăng cân vì chuyển hóa cơ thể chậm lại
Da khô đỏ, tróc vảy
Phù và đau khớp
Men răng yếu
Thiếu vitamin C nặng gặp ở người già và người dinh dưỡng kém, người ít ăn rau xanh và trái cây
Dùng vitamin C thường xuyên hay thức ăn giàu vitamin C không giảm nguy cơ bị cảm, tuy nhiên, người bệnh cảm sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và mau hết hơn.
Một số phụ huynh phản hồi rằng trẻ bị bong tróc da tay là dấu hiệu thiếu vitamin C, thưa bác sĩ biểu hiện này có đúng không?
Bong tróc da ở đầu ngón tay hay xước măng rô là dấu hiệu của thiếu vitamin C, như đã nhắc đến ở trên, thiếu vitamin C gây khô, bong tróc da, đặc biệt là những vùng da mỏng.
Thiếu vitamin C còn làm cho móng tay khô, da sần sùi, lão hóa. Tuy nhiên bong tróc da tay còn là dấu hiệu của thiếu dinh dưỡng, thiếu kẽm, calci, acid folic và các vitamin khác như A, B1, B2, B3....
Bong tróc da lòng bàn tay còn do tiếp xúc hóa chất, bệnh lý về da, cơ địa…
Trẻ cần bao nhiêu Vitamin C là đủ?
Nhu cầu vitamin C hàng ngày:
Trẻ em:
0-6 tháng: 40 miligram/ ngày (mg)
7-12 tháng: 50mg/ngày
1-3 tuổi: 15mg/ ngày
4-8 tuổi: 25 mg/ ngày
9-13 tuổi: 45mg/ ngày
Người lớn:
Nữ 14-18 tuổi: 65mg/ ngày
Nữ >19 tuổi: 75mg/ ngày
Thai kỳ: 80-85 mg/ ngày
Cho con bú: 115-120 mg/ ngày
Nam 14-18 tuổi 75mg/ ngày
Nam >19 tuổi 75mg/ ngày
Người hút thuốc hoặc sống trong môi trường có khói thuốc lá: thêm 35mg so với nhu cầu
(Nguồn thông tin từ Medline Plus thuộc viện dinh dưỡng quốc gia)
Cha mẹ cần chú ý điều gì trong quá trình chăm sóc, cũng như trong chế độ dinh dưỡng để bổ sung đủ vitamin C cho trẻ?
Vitamin C là vitamin tan trong nước, cơ thể chúng ta không có khả năng tự sản xuất vitamin C và cũng không lưu trữ, khi bổ sung vitamin C, cơ thể chỉ giữ lại 1 phần đủ để sử dụng, phần còn dư sẽ thải ra ngoài qua đường tiểu, do đó chúng ta cần phải bổ sung thường xuyên để tránh thiếu hụt.
Cách tốt nhất để hấp thu vitamin C là từ rau củ quả tươi, chưa nấu chín. Nấu chín thức ăn giàu vitamin C và dự trữ trong một thời gian có thể làm giảm hàm lượng vitamin C trong thức ăn. Dùng lò vi sóng hay hấp đồ ăn ít bị mất vitamin C hơn so với xào, nấu.
Ngoài ra, tiếp xúc ánh sáng lâu cũng làm giảm vitamin C trong thức ăn, rau củ, do đó nên chọn hộp đựng thức ăn, hộp chứa nước cam màu tối thay vì chai thủy tinh trong.
Tác dụng phụ do bổ sung quá liều vitamin C là rất hiếm vì cơ thể không lưu trữ vitamin C, tuy nhiên không nên đưa quá 1000mg ở trẻ em và 2000mg vitamin C vào cơ thể 1 ngày. Liều vitamin C quá cao có thể gây tiêu chảy và đau bụng. Bổ sung liều lớn vitamin C ở phụ nữ mang thai cũng không được khuyến cáo.
Các trái cây giàu vitamin C:
Ổi 100g quả ổi có 60 mg vitamin C
Dưa lưới (1 chén 250mg): 59mg vitamin C
Trái cây họ chanh: cam, bưởi, 1 ly nước cam 97mg vitamin C
Kiwi 1 trái vừa: 70mg vitamin C
Xoài 100mg xoài có 30 mg vitamin C
Đu đủ
Dứa
Họ berry: dâu, nam việt quất, việt quất, mâm xôi
Dưa gang
Rau có nhiều vitamin C: bông cải trắng 1 chén 74mg, bông cải xanh, ớt đà lạt xanh (nửa chén) 60mg và đỏ (nửa chén) 95 mg, rau ngót 100g rau lá có 53mg vitamin C, rau lá xanh như rau cải, rau muống, cải bắp, khoai tây và khoai lang, cà chua (1 chén 45mg) …
Ăn nhiều rau xanh và trái cây không chỉ giúp bạn hấp thu đầy đủ vitamin C mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác như chất xơ, vitamin khác và khoáng chất.
Một vài thức ăn/ sản phẩm được bổ sung thêm vitamin C, bạn cũng có thể sử dụng vitamin C dưới dạng thuốc, thực phẩm chức năng.
Khi cần bổ sung vitamin C bằng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại vitamin C phù hợp. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên bổ sung vitamin C từ thuốc, sữa mẹ hay sữa công thức đều có đủ thành phần dưỡng chất.