Nếu trẻ 3 tuổi vẫn chưa biết nói, mẹ có thể tham khảo những cách hay dưới đây để giúp con tập nói hiệu quả.
Thông thường, trẻ vừa chạm mốc thôi nôi đã có thể bập bẹ những từ ngữ đơn giản như “mẹ”, “ba”,... Thế nhưng một số ít trẻ khác đến hẳn 2-3 tuổi vẫn chưa biết thể phát âm, khiến nhiều bố mẹ lo lắng.
Thực chất biểu hiện trên là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói, vậy nếu trẻ đang gặp phải tình trạng này thì cha mẹ nên làm thế nào? Dưới đây là những thông tin hữu ích mà cha mẹ có thể tham khảo để hiểu hơn về chứng chậm nói ở trẻ.
Có phải trẻ càng thông minh càng biết nói muộn?
Nhiều người vẫn quan niệm “Quý nhân nói muộn”, nghĩa là nếu trẻ nói muộn tức là đứa trẻ đó vô cùng thông minh. Trên thực tế, không có cơ sở khoa học nào đánh giá nhận định trên là đúng. Một số trẻ đã bập bẹ nói những từ đầu tiên từ 7-8 tháng tuổi và vô cùng lanh lợi, số khác đến tận 2-3 tuổi mới bắt đầu biết nói, nhưng trí não vẫn phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Tuy nhiên, nếu trẻ nhà bạn chậm nói, cha mẹ cũng đừng chủ quan nghĩ rằng con nói trễ là tốt, nên đưa con đi thăm khám kịp thời và có những can thiệp phù hợp.
Một số trẻ đã bập bẹ nói những từ đầu tiên từ 7-8 tháng tuổi và vô cùng lanh lợi, số khác đến tận 2-3 tuổi mới bắt đầu biết nói.
Vì sao trẻ chậm biết nói?
Những bé gái thường có xu hướng nói sớm hơn bé trai. Đồng thời, việc trẻ nói sớm hay muộn một phần cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Đầu tiên phải kể đến tần suất cùng giao tiếp, trò chuyện của con và cha mẹ không nhiều, từ đó trẻ không có đủ sự kích thích ngôn ngữ để tập nói.
Ngược lại, đôi lúc cha mẹ vì thích tương tác với con nên khi trẻ phát ra những tiếng ậm ừ, biểu cảm, hành động, cha mẹ liền “phiên dịch” ngay lập tức. Điều này vô tình cản trở cơ hội thể hiện mong muốn qua lời nói của trẻ.
Ngôn ngữ không đồng nhất cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ. Giả dụ trong một gia đình, vài thành viên sử dụng giọng địa phương, cha mẹ lại sử dụng giọng nói phổ thông.
Bên cạnh đó, chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, các bệnh về hệ thần kinh trung ương và các yếu tố khác cũng có thể khiến trẻ chậm nói.
Một số cha mẹ vì thích tương tác với con nên khi trẻ phát ra những tiếng ậm ừ, biểu cảm, hành động, cha mẹ liền “phiên dịch” ngay cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm biết nói
Trẻ từ 3-7 tháng: Trẻ vẫn chưa phản ứng với những âm thanh xung quanh, chưa phát ra tiếng gừ gừ hay bắt chước các loại âm thanh.
Trẻ 12 tháng: Trẻ không bắt chước lai bất kỳ âm thanh nào mình nghe được, không diễn tả cử chỉ, hay lời nói tương tác với người khác kể cả khi cần giúp đỡ, không bi bô thành tiếng, không phản ứng khi được gọi tên, hoặc không quan tâm đến thế giới xung quanh.
Trẻ từ 15-18 tháng: Trẻ không hiểu, không phản ứng và đáp lại với lời nói hoặc câu hỏi của người đối diện, chưa tương tác với các đồ vật, ngay cả vật trẻ thích, và chưa nói được từ nào.
Trẻ từ 19-24 tháng: Vốn từ tăng chậm, không thể thực hiện những lời giao tiếp cơ bản hoặc nói khi gặp vấn đề cần giúp đỡ.
Để giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ, cha mẹ nên tăng tính tương tác với con như trò chuyện, đọc sách với con nhiều hơn.
Cha mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện khả năng nói?
Việc học nói của trẻ là một quá trình, thông qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là học phát âm, tức là dạy trẻ phát âm sao cho chuẩn.
- Giai đoạn thứ hai là thiết lập mối liên hệ giữa ngôn ngữ và đồ vật, tức là kết nối ngôn ngữ trừu tượng với sự vật / hành vi thực tế;
- Giai đoạn thứ ba là diễn đạt bằng lời nói, tức là để bọn trẻ nói những gì trẻ nghĩ thông qua ngôn ngữ.
Do đó, để hướng dẫn trẻ học nói, cha mẹ cần làm những công việc tương ứng theo từng giai đoạn khác nhau, để giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ sớm hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác, mẹ có thể tham khảo những mẹo dưới đây:
Trẻ nhỏ ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những phản ứng khác nhau, cha mẹ đừng nôn nóng đòi hỏi con quá nhiều. Hãy kiên nhẫn hướng dẫn trẻ đúng cách, khuyến khích con nói, nói đúng lúc đúng chỗ, lặp đi lặp lại những thói quen trên, bé sẽ dần cải thiện khả năng ngôn ngữ.