Trẻ ngủ dậy xuất hiện biểu hiện này chứng tỏ sắp ốm

Hạ Mây - Ngày 16/12/2021 11:37 AM (GMT+7)

Nếu trẻ có hai biểu hiện này, chứng tỏ cơ thể sắp bị ốm, cha mẹ nên lưu ý.

Trẻ ngủ dậy xuất hiện biểu hiện này chứng tỏ sắp ốm - 1

Đối với cha mẹ, sức khỏe của con là điều quan trọng nhất. Một khi cơ thể con không khỏe sẽ khiến cha mẹ lo lắng. 

Trên thực tế, trong những ngày lạnh sắp tới cha mẹ có thể đưa ra dự đoán các tình trạng khác của cơ thể con, đặc biệt là sau khi bé ngủ trưa, nếu có hai triệu chứng này có thể bé sắp bị cảm lạnh.

Trẻ ngủ dậy xuất hiện biểu hiện này chứng tỏ sắp ốm - 2

2 biểu hiện cho thấy bé sắp cảm lạnh, cha mẹ cần chú ý

Biểu hiện bơ phờ, mệt mỏi

Dễ thấy nhất là bé có biểu hiện bơ phờ sau khi thức dậy sau giấc ngủ trưa. Theo quan niệm thông thường, trẻ sơ sinh thường ngủ 2-3 tiếng vào buổi trưa, lúc này cơ thể sẽ phục hồi năng lượng, sau khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy sảng khoái, một số bé còn muốn uống nước.

Nếu cha mẹ nhận thấy con mình có trạng thái tinh thần kém hoặc bơ phờ sau khi thức dậy thì phải hết sức cẩn thận.

Điều quan trọng là phải biết rằng thời tiết vào mùa đông tương đối lạnh. Nếu nhiều phụ huynh không chú ý, các bé có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió và hơi lạnh. Các dấu hiệu báo trước của cảm lạnh nói chung cho thấy sự thiếu hụt năng lượng, khiến người bệnh trông như bị ốm.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên thường dễ ốm vặt, đặc biệt là vào mùa đông.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên thường dễ ốm vặt, đặc biệt là vào mùa đông.

Mẹ cũng phải cẩn thận và để ý kịp thời một số tình huống bất thường ở trẻ, bé vẫn đang trong tình trạng tăng trưởng và phát triển về thể chất, phát hiện sớm có thể điều trị sớm, bởi trẻ càng nhỏ thì bệnh càng khó khỏi. 

Khi nhận thấy trạng thái tinh thần của trẻ không tốt, cha mẹ có thể cho bé uống thêm nước ấm. Nếu bé sắp bị cảm, đồng nghĩa với việc cơ thể còn tương đối yếu, dễ bị vi rút xâm nhập, vì vậy, khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên cố gắng cho bé ăn những món nhạt.

Hơi thở lạ, xuất hiện váng trắng trên lưỡi

Biểu hiện thứ hai là bé thức dậy và thở hơi lạ, kèm theo đó là xuất hiện váng trắng trên lưỡi. lúc này mẹ cần xem xét bé có bị nóng trong người hay không.

Lúc này, mẹ phải chú ý đến sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là mùa đông, mặc quần áo ấm cho trẻ để tránh lọt khí, chế độ ăn chủ yếu tập trung vào các loại thức ăn nhẹ và ấm, nhưng bổ sung thêm các thành phần khác là điều quan trọng nhất là để bé nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc, nếu không vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập.

Trẻ cảm lạnh, sốt, ho là những bệnh thường gặp vào mùa đông.

Trẻ cảm lạnh, sốt, ho là những bệnh thường gặp vào mùa đông.

Mỗi bé sẽ biểu hiện một trạng thái khác nhau khi bị cảm, nhưng nếu xảy ra hai tình huống trên thì về cơ bản có thể phán đoán rằng bé sắp bị cảm. Đây là hai triệu chứng phổ biến nhất trước khi cảm lạnh. 

Khi trẻ đã biểu hiện hai triệu chứng tiền cảm lạnh này, cha mẹ phải cảnh giác, cố gắng cho trẻ ngủ đủ giấc, cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật.

Trẻ ngủ dậy xuất hiện biểu hiện này chứng tỏ sắp ốm - 5

Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tăng sức đề kháng, tránh ốm vặt?

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng trẻ ốm vặt vào mùa đông là cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp nhằm tăng sức đề kháng cho con. 

Trẻ ngủ dậy xuất hiện biểu hiện này chứng tỏ sắp ốm - 6

Cho trẻ bú sữa mẹ

Các nhà khoa học đã tìm ra trong sữa mẹ có chứa những carbohydrates không tiêu hóa gọi là HMO (Human Milk Oligosaccharides). Ngoài thành phần nước, HMO còn là dạng chất rắn nhiều thứ ba trong sữa mẹ sau lactose và chất béo... 

Trên thực tế, có hàng trăm loại HMO trong sữa mẹ, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tăng sức đề kháng cho trẻ. Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Chính vì vậy, theo khuyến cáo cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng. Điều này có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng một cách tốt nhất.

Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Giúp bé ngủ ngon giấc

Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên, khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Cha mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ; nên cho ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Buổi tối không nên cho bé hoạt động quá nhiều khiến bé giật mình, thức giấc khi đang ngủ. 

Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, canxi, vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho bé, bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật. 

Mẹ hãy cho bé ăn nhiều thực chứa canxi, vitamin như hải sản, cá, cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót, 

Đối với trẻ sơ sinh chưa thể tự chăm sóc bản thân, cha mẹ hãy chủ động vệ sinh hàng ngày cho bé để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh chưa thể tự chăm sóc bản thân, cha mẹ hãy chủ động vệ sinh hàng ngày cho bé để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

Dạy trẻ thói quen vệ sinh tốt

Đối với trẻ sơ sinh chưa thể tự chăm sóc bản thân, cha mẹ hãy chủ động vệ sinh hàng ngày cho bé. Đối với các bé lớn hơn, nên dạy cho trẻ tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ… để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

Duy trì đường ruột khỏe mạnh

Thực tế, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề cơ bản để giúp trẻ phát triển tốt nhất. Nó không chỉ đảm bảo trẻ ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn hỗ trợ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật.

Mẹ có thể tham khảo và bổ sung men vi sinh cho trẻ, đây là cách hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng và hệ vi sinh vật cho cơ thể trẻ. Bởi men vi sinh có khả năng giúp trẻ thoát khỏi các vấn đề rối loạn tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học, cha mẹ cần bảo vệ sức khoẻ của trẻ trong mùa lạnh bằng cách cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ.

Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ.

3 bộ phận của trẻ càng xấu bé càng khỏe mạnh, có tố chất thiên tài, mẹ nên vui mừng
Mặc dù một số bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh trông có vẻ xấu xí, nhưng càng chứng tỏ bé luôn khỏe mạnh, cha mẹ không nên quá lo lắng.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con