Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá "giờ chuẩn" có thể phản tác dụng

Hạ Mây - Ngày 19/04/2021 09:37 AM (GMT+7)

Giấc ngủ trưa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vậy trẻ ngủ trưa bao lâu là đủ?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Mặc dù chỉ là giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng giá trị mà giấc ngủ trưa đem lại là tương đương với việc bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng.

Giấc ngủ trưa đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều mẹ thắc mắc liệu trẻ ngủ trưa bao nhiêu tiếng là đủ? Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bố mẹ có thể tham khảo để giúp con ngủ ngon và lấy được nhiều năng lượng sau giấc ngủ trưa.

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá amp;#34;giờ chuẩnamp;#34; có thể phản tác dụng - 2

Tại sao trẻ cần ngủ trưa khi đi nhà trẻ

Giấc ngủ trưa là "trợ thủ đắc lực" cho sự phát triển của trẻ, cũng như là cơ sở tái tạo năng lượng sau buổi sáng hoạt động.

Trong 11-12 tiếng dành cho giấc ngủ mỗi ngày của trẻ nhỏ, người lớn có thể phân bố 1-2 giờ cho mỗi giấc ngủ trưa tùy vào độ tuổi.

Sở dĩ như vậy là do giấc ngủ trưa có thể tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ, rất tốt cho việc tái tạo năng lượng dành cho hoạt động buổi chiều. Đồng thời, ngủ trưa cũng có thể giải tỏa mệt mỏi, xoa dịu cảm xúc của trẻ, còn có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và có thể nô đùa cả ngày mà quên luôn cả giấc ngủ trưa. Do đó, việc trẻ được duy trì thói quen ngủ trưa ngay cả khi đi nhà trẻ là điều cần thiết, giúp trẻ tái tạo năng lượng cho những hoạt động buổi chiều. 

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá amp;#34;giờ chuẩnamp;#34; có thể phản tác dụng - 3

Việc trẻ được duy trì thói quen ngủ trưa ngay cả khi đi nhà trẻ là điều cần thiết, giúp trẻ tái tạo năng lượng cho những hoạt động buổi chiều. 

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá amp;#34;giờ chuẩnamp;#34; có thể phản tác dụng - 4

Mặt hạn chế của việc ngủ trưa do ép buộc

Vì biết được lợi ích của việc ngủ trưa, một số ba mẹ đã ép con mình đi ngủ ngay cả khi trẻ chưa buồn ngủ, nhằm tạo thói quen hàng ngày cho con. Thế nhưng ép ngủ trưa có một số hạn chế và nhiều bậc cha mẹ đã hiểu sai về quan niệm này.

Mặc dù có nhiều lợi ích của việc ngủ trưa nhưng việc cha mẹ ép con ngủ là không nên, bố mẹ nên cho trẻ ngủ với thời gian hợp lý, tùy vào nhu cầu của mỗi độ tuổi.

Nếu trẻ ngủ trưa do ép buộc, lâu dần sẽ gây ra những hệ quả sau:

Dần dần việc ngủ trưa sẽ trở nên khó khăn hơn

Nếu bé chưa hình thành thói quen ngủ trưa tốt mà bố mẹ liên tục ép bé ngủ trưa thì chỉ khiến con khó chịu, khó vào giấc trong thời gian này.

Bố mẹ không nên trẻ ngủ trưa nếu trẻ chưa buồn ngủ, không có nhu cầu ngủ hay khi đang di chuyển trên đường hoặc chưa tới giờ ngủ.

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá amp;#34;giờ chuẩnamp;#34; có thể phản tác dụng - 5

Bố mẹ không nên ép buộc trẻ ngủ trưa quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm

Thời gian ngủ trưa của trẻ cũng cần được kiểm soát, thông thường nên diễn ra từ 1-2 tiếng. Vì ngủ quá nhiều hoặc quá lâu cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Khi bị đánh thức sau một giấc ngủ sâu, ngủ dài, bé sẽ khó lấy lại năng lượng sau khi thức dậy, thậm chí là ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Nếu để lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ như: Trẻ ngủ rất muộn, hay quấy khóc không chịu ngủ,…

Hình thành một số thói quen kỳ lạ

Khi trẻ không buồn ngủ nhưng cha mẹ lại yêu cầu trẻ làm thế, trẻ sẽ vô thức làm một số hành động nhằm tạo cho mình sự thoải mái như nhai ngón tay, cắn, đánh, …

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá amp;#34;giờ chuẩnamp;#34; có thể phản tác dụng - 6

Thời gian ngủ trưa hợp lý cho trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có tiêu chuẩn ngủ trưa khác nhau. Nếu vượt quá khung giờ này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành đồng hồ sinh học của trẻ, trẻ sẽ bị bối rối và thiếu năng lượng sau khi thức giấc.

Chuyên gia khuyến nghị mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc nhưng tùy vào độ tuổi.

Trẻ em dưới 3 tuổi: Ngủ trưa 1-2 tiếng

Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ngủ tốt, thường là từ 1 đến 2 giờ. Càng nhỏ, giấc ngủ trưa nên dài hơn.

Trẻ mầm non: Ngủ trưa khoảng 1 tiếng

Khi trẻ bước vào giai đoạn học mẫu giáo, giáo viên thường sắp xếp cho trẻ ngủ trưa sau bữa ăn, thường là khoảng một giờ. Nếu cuối tuần hoặc ngày lễ không đến trường, cha mẹ cũng nên sắp xếp giấc ngủ trưa cho bé theo nội quy trên.

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá amp;#34;giờ chuẩnamp;#34; có thể phản tác dụng - 7

Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có tiêu chuẩn ngủ trưa khác nhau.

Trẻ tiểu học: Ngủ trưa khoảng 30-40 phút

Sau khi trẻ vào tiểu học, hầu hết các trường sẽ không còn bố trí cụ thể thời gian ngủ trưa cho học sinh, nhưng nếu trẻ vẫn có thói quen ngủ trưa thì mẹ nên kiểm soát thời gian trong vòng 30 đến 40 phút.

Cha mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ ăn quá no hoặc hoạt động vui chơi quá mức trước giờ trưa, mà nên tranh thủ cho trẻ chợp mắt khoảng nửa tiếng sau bữa ăn.

Đại học Harvard: 3 nơi này càng bừa bộn, trẻ lớn lên càng thông minh hơn bạn bè
Nhiều cha mẹ thường không vui khi thấy con bày bừa đồ chơi, phòng ngủ bừa bộn, nhưng thực tế đây là dấu hiệu cho thấy trí não trẻ đang phát triển.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ