Trẻ sơ sinh nấc cụt có nguy hiểm? Mách mẹ mẹo hay trị hết cơn nấc nhanh chóng

Hạ Mây - Ngày 04/07/2021 09:33 AM (GMT+7)

Khi trẻ bị nấc cụt, cha mẹ đừng quá lo lắng, vì khoa học đã chứng minh đây chỉ là một phản xạ bình thường ở trẻ.

Đối với trẻ nhỏ chỉ có khóc để giao tiếp và biểu hiện sự khó chịu trong cơ thể. Do đó, một sự thay đổi nhỏ của con cũng khiến cha mẹ lo lắng. Nấc cụt chính là một trong số những biểu hiện như vậy. Dù hàng ngày trẻ tạo ra rất nhiều tiếng ồn dễ thương như hắt hơi, ngáy ngủ, cười khúc khích hoặc tiếng nấc cụt. 

Dẫu vậy, nhiều cha mẹ cảm thấy hoảng hốt khi con bị nấc. Nếu như trẻ có xu hướng nấc cụt quá nhiều, đúng là cha mẹ nên lưu tâm. Thế nhưng với những cơn nấc bình thường của trẻ, các cha mẹ đừng quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh thậm chí còn bắt đầu nấc khi ở trong bụng mẹ, và các bà mẹ thường sẽ cảm nhận được điều này. Chắc hẳn, các mẹ đều cảm thấy ngạc nhiên trước cảm giác nghe được tiếng “nấc cụt” nhỏ mà trẻ phát ra dù con chưa chào đời.

Các bậc cha mẹ thường sẽ thử một số mẹo và thủ thuật để giúp con hết nấc cụt. Sở dĩ nhiều người làm như vậy là họ biết rằng khi người lớn bị nấc sẽ rất khó chịu. Những con nấc sẽ làm người lớn bị phiền bởi âm thanh và sự chuyển động liên tục của họng.

Vì vậy cha mẹ cho rằng em bé cũng phải bị làm phiền bởi việc bị nấc cụt và chỉ muốn giúp con cảm thấy thoải mái hơn. Thực tế, trẻ hoàn toàn không bị làm phiền bởi những cơn nấc cụt, các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân như sau:

Trẻ sơ sinh nấc cụt có nguy hiểm? Mách mẹ mẹo hay trị hết cơn nấc nhanh chóng - 2

Nấc cụt là một phản xạ bình thường

Theo tờ Sittercity, nấc cụt là một phản xạ hoàn toàn bình thường. Nấc cụt (gọi đơn giản là nấc) được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột.

Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi khi não và phổi của trẻ phát triển. Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc nấc cụt làm phiền trẻ sơ sinh. Một số em bé thậm chí còn được ngủ ngon lành khi đang nấc cụt.

Một số nguyên nhân khác gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh như: bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình, trào ngược dạ dày và nhiệt độ thay đổi.

Do đó, để tránh việc trẻ bị nấc cụt do bú bình, toàn bộ núm vú phải được chứa đầy sữa để không khí lọt qua ít. Nếu mẹ đang cho con bú, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ ngậm chặt núm vú để không có không khí lọt vào. 

Khoa học đã chứng minh nấc cụt chỉ là một phản xạ bình thường ở trẻ.

Khoa học đã chứng minh nấc cụt chỉ là một phản xạ bình thường ở trẻ.

Trẻ sơ sinh nấc cụt có nguy hiểm? Mách mẹ mẹo hay trị hết cơn nấc nhanh chóng - 4

Nhiệt độ thay đổi

Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi hoặc thay đổi nhiệt độ ở dạ dày. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên rất khó để xác định liệu đây có chính xác là nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ.

Tất cả những gì mẹ nên làm là tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế. Một số người cũng tin rằng nấc cụt xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ.

Nếu mẹ cho bé uống sữa lạnh, sau đó cho trẻ ăn bột ấm, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng trong dạ dày có thể dẫn đến nấc cụt. Nếu muốn phòng ngừa nguyên nhân này này, mẹ có thể hâm nóng sữa hoặc đợi một vài phút trước khi chuyển đổi nhiệt độ thức ăn.

Trẻ sơ sinh nấc cụt có nguy hiểm? Mách mẹ mẹo hay trị hết cơn nấc nhanh chóng - 5

Trào ngược dạ dày

Trong một số trường hợp, nấc cụt có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi thức ăn đã được tiêu hóa một phần và axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây nóng rát và khó chịu cổ họng, tương tự như chứng ợ nóng ở người lớn.

Điều này có thể khiến em bé bị nấc cụt, tuy nghe có vẻ đáng sợ nhưng thông thường đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Tất nhiên, không phải khi nào bé nấc cụt cũng là do trào ngược dạ dày.

Nếu mẹ cho bé uống sữa lạnh, sau đó cho trẻ ăn bột ấm, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng trong dạ dày có thể dẫn đến nấc cụt.

Nếu mẹ cho bé uống sữa lạnh, sau đó cho trẻ ăn bột ấm, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng trong dạ dày có thể dẫn đến nấc cụt.

Trẻ sơ sinh nấc cụt có nguy hiểm? Mách mẹ mẹo hay trị hết cơn nấc nhanh chóng - 7

Vậy cha mẹ nên làm gì khi con bị nấc cụt?

Mặc dù nấc cụt không gây ra bất kỳ căng thẳng khó chịu nào cho em bé, nhưng nếu mẹ muốn cơn nấc dừng lại, có một số cách mẹ có thể thử.

Theo tờ Healthline, nếu bé có vẻ khó chịu vì nấc cụt, điều đầu tiên mẹ nên thử là cho bé ợ hơi, đôi khi trẻ ợ hơi có thể khiến cơn nấc ngừng lại.

Cho trẻ ngậm vú giả

Mẹ có thể cho trẻ ngậm núm vú giả và đây là thứ có tác dụng điều trị chứng nấc cụt rất hữu hiệu. Khi người lớn bị nấc, một trong những mẹo là nuốt một thứ đồ ăn hoặc thức uống gì đó và điều này có thể “thiết lập lại” cơ hoành của trẻ. Khi cha mẹ cho trẻ ngậm núm vú giả, trẻ sẽ có hành động “nuốt” và cơn nấc có thể bị dừng lại.

Mẹ có thể cho trẻ ngậm núm vú giả và đây là thứ có tác dụng điều trị chứng nấc cụt rất hữu hiệu.

Mẹ có thể cho trẻ ngậm núm vú giả và đây là thứ có tác dụng điều trị chứng nấc cụt rất hữu hiệu.

Cho trẻ uống nước

Cho trẻ uống nước cũng là một phương pháp thay thế khác mà mẹ có thể thử, và nó là một mẹo mà các bà mẹ đã sử dụng trong nhiều thập kỷ. Thông thường, điều tốt nhất mẹ nên làm là để cơn nấc cụt diễn ra theo chiều hướng của chúng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Tuy rằng nấc cụt là điều hết sức bình thường, nhưng có một số dấu hiệu mà mẹ có thể để ý nếu cơn nấc quá nghiêm trọng sẽ cần tới một chẩn đoán y tế. Cùng với nấc cụt, mẹ cần chú ý xem con có quấy khóc nhiều hơn bình thường không, có ưỡn lưng khi bú và trẻ có nôn, trớ nhiều hơn bình thường hay không.

Nếu trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên trò chuyện với bác sĩ Nhi khoa. Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác về những gì mẹ có thể làm để đảm bảo rằng trẻ luôn cảm thấy thoải mái.

Cho trẻ uống nước cũng là một phương pháp thay thế khác khắc phục tình trạng trẻ nấc cụt mà mẹ có thể thử.

Cho trẻ uống nước cũng là một phương pháp thay thế khác khắc phục tình trạng trẻ nấc cụt mà mẹ có thể thử.

Cho trẻ uống vitamin D khi đói hay no để nhanh cao, đây là thời điểm vàng
Theo các chuyên gia, nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D trong bữa ăn, để giúp việc hấp thụ diễn ra tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Babygaga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ