Việc cho trẻ ngủ riêng mang lại nhiều lợi ích tới sức khỏe, tinh thần của trẻ và cha mẹ, đồng thời hình thành những thói quen tốt cho con.
Việc để trẻ nhỏ ngủ chung với cha mẹ đem lại rất nhiều lợi ích, khi ngủ chung, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát tình trạng sức khỏe, giúp trẻ dễ ngủ hơn cũng như gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, khi tới một độ tuổi nhất định thì cha mẹ nên để trẻ ngủ riêng, nhằm rèn luyện tính tự lập, giúp trẻ tự tin hơn trong quá trình phát triển. Vậy đâu mới là độ tuổi thích hợp để trẻ ngủ riêng?
Chị Zhang là một bà mẹ trẻ, hiện đang sinh sống tại Trung Quốc, chị Zhang có một cậu con trai 9 tuổi nhưng vẫn thích ngủ cùng với cha mẹ. Hàng xóm của chị Zhang hầu hết đều khuyên chị nên tập cho con ngủ riêng, nhưng hầu như chị Zhang không nghe lời khuyên của họ.
Chị Zhang nghĩ rằng con trai mình chỉ là một đứa trẻ, việc để con ngủ riêng sẽ khiến cậu bé sợ hãi và tổn thương khi không có cha mẹ ở bên.
Người mẹ trẻ vì thương con mà để con ngủ cùng đến khi 9 tuổi. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cha mẹ không nhất thiết phải giữ con bên cạnh khi trẻ đã đến độ tuổi nên được ngủ riêng. Trẻ 3 tuổi nên được chia giường và trẻ 5 tuổi thì nên chia thành phòng. Đến lúc trẻ phải tách giường sẽ có lợi cho sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ, nếu cha mẹ không chủ động trong việc cho trẻ ngủ riêng thì đây không phải là tình yêu mà là chiều chuộng trẻ. Các chuyên gia đồng ý rằng ngủ trên giường riêng là tốt nhất cho trẻ.
Trẻ trước 3 tuổi cần sự đồng hành của cha mẹ, sự đồng hành này có lợi cho sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ và cho phép trẻ hình thành cảm giác an toàn. Sau 3 tuổi, cha mẹ nên cho con ngủ giường riêng, nếu lúc này trẻ vẫn ngủ cùng cha mẹ sẽ không có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ về sau.
Khi trẻ lên 3 tuổi, một số trẻ đã đi học mẫu giáo và đã có vòng tiếp xúc xã hội riêng, ý thức về bản thân được củng cố và lúc này trẻ đã có nhận thức sơ bộ về giới tính. Do đó, việc ngủ giường riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý và thể chất của trẻ.
Sau 5 tuổi trẻ đã bước đầu hình thành nhân cách riêng, có khả năng phán đoán và phân biệt nhất định. Lúc này cha mẹ và con cái cùng ngủ chung một phòng sẽ không có lợi cho sự phát triển của trẻ, nếu chẳng may trẻ nhìn thấy những hành động thân mật của cha mẹ, điều này dễ kích thích trí tò mò, dẫn đến việc trẻ dậy thì sớm, đặc biệt là đối với tâm lý của các bé trai.
Các chuyên gia đã đưa ra những lợi ích khi trẻ ngủ phòng riêng, cha mẹ có tham khảo để định hướng đúng đắn hơn trong việc giáo dục con.
Trẻ độc lập hơn
Sau 3 tuổi, trẻ đã có nhận thức về giới tính, biết rằng cơ thể của nam và nữ là khác nhau. Lúc này, việc xác lập vai trò giới tính là rất quan trọng.
Đặc biệt là các bé trai, nếu ngủ chung với cha mẹ thì sau này các cháu sẽ trở nên quá phụ thuộc vào cha mẹ, tính cách không đủ độc lập, có thể trở thành những người nhát gan. Do đó, khi đến độ tuổi thích hợp, cha mẹ nên tách phòng riêng để rèn tính độc lập cho con.
Đồng thời, ở giai đoạn này ý thức về cái tôi của trẻ đến một cách tự nhiên, từ khi trẻ sinh ra đã hình thành ý thức về việc đi tìm cái tôi của mình, vì thế dù còn nhỏ nhưng các con vẫn cần có phòng riêng, chăn màn riêng, gối riêng…
Điều mà những bậc cha mẹ nên làm đó là tuân theo những quy luật phát triển tự nhiên này, tạo điều kiện cho con được phát triển theo chiều hướng độc lập. Cho con được ở phòng riêng, được ngủ riêng cũng là một trong những điều kiện cần và đủ, đặc biệt là đối với các bé trai.
Khi trẻ đến độ tuổi thích hợp, cha mẹ nên cho con ngủ giường riêng, nhằm giúp trẻ hình thành tính tự lập sớm.
Hạn chế trẻ dậy thì sớm
Nếu trẻ vẫn ngủ với cha mẹ sau 5 tuổi sẽ khiến trẻ bị trưởng thành sớm trong tương lai, những động tác thân mật giữa cha mẹ sẽ được trẻ học từng cái một. Cùng với xã hội thông tin hiện nay, trẻ em dễ dậy thì sớm dưới sự “kích thích” về mọi mặt.
Vì vậy, khi cha mẹ muốn cho trẻ ngủ phòng riêng thì không được chần chừ, bởi điều này liên quan đến sự phát triển sức khỏe, thể chất và trí não của trẻ.
Đồng thời, qua quá trình ngủ một mình, trẻ dần nhận ra mình là một cá thể độc lập chứ không phụ thuộc vào sự tồn tại của cha mẹ. Với sự rèn giũa này, trẻ có thể tự mình đưa ra quyết định, dần dần có thể trải nghiệm niềm vui lớn lên, từ đó rèn luyện tính tự chủ và tự tin.
Trẻ có một phạm vi không gian độc lập, trong đó trẻ không bị quấy rầy, có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn hơn.
Trẻ ngủ riêng còn giúp hạn chế việc dậy thì sớm, đặc biệt đối với các bé trai.
Thúc đẩy tình cảm của cha mẹ
Sau khi có con, cha mẹ sẽ dồn một phần sức lực để đồng hành cùng con, thời gian dành cho các cặp vợ chồng cũng giảm đi rất nhiều. Mặc dù trước mắt sẽ không có ảnh hưởng gì, nếu cứ ở trạng thái này lâu thì mối quan hệ vợ chồng sẽ có thể bị ảnh hưởng. Nếu tình cảm vợ chồng giảm sút, tình cảm vợ chồng sẽ bị nới lỏng, sự bao dung của hai bên đối với nhau cũng giảm theo.
Vì vậy, để duy trì hôn nhân tốt hơn, cha mẹ không nên để trẻ ngủ chung quá lâu, con cái có thể đưa cha mẹ đến gần hơn, và cũng có thể ảnh hưởng đến khoảng cách giữa cha mẹ. Khi trẻ đến một độ tuổi thích hợp, cha mẹ nên khuyến khích, tạo một không gian riêng cho con.
Khi trẻ ngủ riêng, cha mẹ cũng có không gian riêng để vun đắp và thúc đẩy tình cảm vợ chồng.