Con bị bỏng tróc da tay, mẹ liền dội thêm một thứ lên, bác sĩ vỗ tay khen

Chi Chi - Ngày 05/07/2022 19:09 PM (GMT+7)

Nằm lòng cách sơ cứu trẻ bị bỏng là điều vô cùng cần thiết với các bậc cha mẹ.

Tai nạn có thể xảy đến với trẻ bất cứ lúc nào, có khi còn ở ngay trong chính căn nhà của mình. Vì thế các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận mọi đồ vật trong nhà, bên cạnh đó là nằm lòng các kiến thức sơ cứu cho con.

Dabao - một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc mới đây chia sẻ câu chuyện xảy đến với cậu con trai 3 tuổi nhà cô khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa khen ngợi. Dabao cho hay, vào ngày xảy ra tai nạn với con trai của cô, trong khi bà mẹ đang nấu ăn ở phòng bếp thì con trai ở phòng khách chơi đồ chơi.

Thế nhưng trong lúc Dabao không để ý, cậu bé đã vào phòng bếp lúc nào không hay và có ý định muốn uống nước. Cậu bé với tay lấy ấm nước mà không nhờ mẹ và đó là một ấm nước vừa được đun sôi. Đứa trẻ bị bỏng phần cổ tay khiến Dabao vô cùng hoảng hốt.

Con bị bỏng tróc da tay, mẹ liền dội thêm một thứ lên, bác sĩ vỗ tay khen - 1

Thế nhưng bà mẹ kịp bình tĩnh lại, nhớ lại những bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi mà cô mới đọc được. Người mẹ liền bế con lên trên bồn rửa bát, xả nước lạnh thật nhẹ và làm mát cánh tay cho bé. Sau ít phút, bà mẹ tiếp tục lấy bịch nước đá cho vào khăn xô và chườm mát cho con trong suốt quá trình đến bệnh viện.

Vị bác sĩ đã khen ngợi cách sơ cứu của người mẹ, được cho là kịp thời và đúng cách khiến vết bỏng giờ đã không còn nguy hiểm. Bác sĩ cũng cho biết thêm mặc dù tai nạn bỏng nước không quá nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại nhiều tổn thương cho trẻ, đồng thời gây đau đớn. Chính vì thế mỗi bậc phụ huynh cần nằm lòng các quy tắc sơ cứu để ứng phó khi cần thiết, giúp trẻ giảm thiểu việc đau đớn.

Khi trẻ bị bỏng nên được chườm mát bằng nước lạnh. Ảnh minh họa

Khi trẻ bị bỏng nên được chườm mát bằng nước lạnh. Ảnh minh họa

Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Anh, chuyên gia Bệnh viện FV, ngay sau khi bé bị tai nạn bỏng, bố mẹ hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (lưu ý không xối nước đá hoặc nước lạnh). Mục đích của việc làm này là làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng.

Trong khoảng 15 phút, sau đó bôi dầy kem BIAFINE hoặc SILVIRIN lên vùng tay bị bỏng, dùng gạc vô trùng tách giữa các kẻ ngón tay và đắp gạc lên toàn bộ vết thương bỏng, băng lại.

Sau đó tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sỹ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp. 

Trong trường hợp trẻ bị nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà: mỗi ngày thay băng với NaCL và bôi kem BIAFINE dầy lên vết bỏng, đắp gạc băng vô trùng lại để giữ độ ẩm cho da. Sau đó là thay băng cách ngày....

Sau 2 tuần đa số vết bỏng độ 2 sẽ lành đẹp và ít để lại sẹo.

Bảo mẫu mải dùng điện thoại khiến đứa trẻ 21 tháng rơi từ tầng 8 tử vong
Bị kẹt lại trong thang máy, đứa trẻ vô cùng hoảng loạn, chạy ra ngoài hành lang tìm sự giúp đỡ nhưng không thành.

Tai nạn trẻ em

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ Bị Bỏng