Con dâu mua 2kg thịt bò giá gần 1 triệu cho cháu, mẹ chồng mắng tiêu sang nhưng sau muối mặt

Trang Tri - Ngày 13/04/2024 12:00 PM (GMT+7)

Mẹ chồng bị tôi vạch trần sự thật bà đã làm với con trai nên vô cùng xấu hổ.

Bình thường tôi là một người mẹ nuôi con rất kỹ, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Miễn là thực phẩm bổ dưỡng thì dù giá thành có cao đến mấy, tôi vẫn sẽ chi cho con. Ấy vậy mà mới nhờ mẹ chồng chăm cháu hộ trong thời gian đi công tác nước ngoài, con trai đã gặp vấn đề về sức khoẻ khiến tôi tức điên.

Tôi là gái thành phố, lấy chồng quê và sinh được cậu con trai đến nay đã được 8 tuổi. Bố mẹ tôi mất sớm, còn chồng tôi thì cũng chỉ còn mỗi mẹ. Sợ bà vất vả nên từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nhờ mẹ chồng chăm cháu mà chỉ toàn thuê bảo mẫu hoặc giúp việc hỗ trợ.

Gần tháng nay biết con trai và con dâu bận đi công tác, mẹ chồng đã ngỏ lời muốn lên thành phố để phụ vợ chồng tôi chăm sóc cho cháu trai. Cũng đúng thời điểm này giúp việc xin nghỉ để chăm con dâu đẻ, tôi chưa tìm được người phù hợp để thay thế nên tạm thời tôi đã đồng ý để mẹ chồng lên nhà phụ giúp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Những tưởng bà chăm cháu sẽ cẩn thận hơn và tôi cũng sẽ yên tâm hơn, vì dù sao cũng là người một nhà. Nhưng nào có ngờ mọi chuyện không như tôi kỳ vọng. Ngày về tôi trông thấy con trai có vẻ ốm đi rất nhiều. Thậm chí vào buổi tối cách đây vài ngày, trong lúc học bài thì thằng bé còn than chóng mặt. 

Nghi sức khoẻ con không ổn, bình thường trước đây tôi cũng hay đưa thằng bé đi kiểm tra tổng quát nên quyết định cùng con đến bệnh viện kiểm tra. Ban đầu tôi cứ nghĩ chắc là do con học hành nhiều quá nên mới sụt ký và có biểu hiện chóng mặt. Tuy nhiên sau khi nghe bác sĩ kết luận con bị thiếu máu do ăn uống thiếu chất, tôi đã rất sững sờ.

Bác sĩ khuyên tôi bổ sung sắt cho con trai, thế là từ bệnh viện tôi chở con ngay vào siêu thị gần nhà và mua 2 ký thịt bò cao cấp với giá gần 1 triệu đồng để đem về tẩm bổ cho con. Mặc dù tôi cũng đoán được một phần nguyên nhân của vấn đề này là do cách chăm sóc của mẹ chồng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên tôi không trách bà, vì dù sao bà cũng đã tự nguyên giúp tôi chăm cháu trai trong thời gian dài tôi vắng nhà. Mọi chuyện sẽ không trở nên căng thẳng nếu như mẹ chồng không lên tiếng bảo tôi xài sang, hoang phí không biết tiết kiệm, mua thịt bò gì mà đến tận 1 triệu. Bà còn bảo tôi cưng chiều và chăm con kỹ quá lại không tốt, hồi xưa chồng tôi thiếu ăn thiếu mặt đủ thứ mà vẫn khôn lớn khoẻ mạnh đấy thôi!

Nghe xong những lời này, tôi rất giận, tôi cũng đã giải thích rằng vì cháu bị thiếu máu, bác sĩ bảo phải bổ sung sắt nên tôi mới chi tiền mạnh tay như thế để mua thịt bò ngon bồi bổ cho con (thịt bò là loại thực phẩm giúp tăng lượng máu tốt nhất). Dẫu tôi đã nói đến vậy nhưng mẹ chồng dường như vẫn giữ thái độ không đồng tình, và điều đó thực sự làm tôi khó chịu.

Thế là tôi đã vạch trần sự thật với bà:

- Là do mẹ nên con trai con mới suýt nữa nhập viện. Theo lời thằng bé mách lại, lúc được bà chăm, mỗi bữa ăn đều rất tằn tiện và đơn giản, chủ yếu là rau xanh chứ hiếm khi có thịt hay cá trong đó. Khi thằng bé có ý kiến về vấn đề này thì mẹ đã "kể khổ" rằng, bố đi làm vất vả lắm nên con phải biết tiết kiệm. Vì sợ bố mẹ cực khổ nên thằng bé đã cố gắng ngoan ngoãn nghe lời bà, nuốt từng bữa cơm khó ăn đến thế!

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Đến ngày hôm nay khi cơ thể con không chịu nỗi trước chế độ ăn uống thiếu chất này nữa nên mới bắt đầu có những triệu chứng như sụt cân, chóng mặt. Trong khi thằng bé đang ở tuổi ăn tuổi lớn, tiền con cũng gửi cho mẹ chu toàn để nhờ mẹ lo cho cháu lúc vợ chồng con đi vắng. Vậy tại sao mẹ lại tiết kiệm, keo kiệt đến mức như thế cơ chứ!

Trước những lời trách cứ của tôi, mẹ chồng muối mặt xấu hổ, chỉ biết im thin thít chứ không nói gì. Mà cũng phải thôi vì tất cả điều tôi nói ra đều là sự thật, và thực sự mẹ chồng đã làm như thế với cháu trai của mình. May là tôi về kịp, chứ lỡ như để con ở với bà lâu thêm tí nữa thì sẽ nguy to mất thôi!

Tâm sự từ độc giả thucgiang...@gmail.com

Từ xưa đến nay, người già có tính tiết kiệm, tằn tiện hơn người trẻ, đó là những điều mà ai cũng biết. Đồng ý tiết kiệm là tính cách tốt, nhưng nếu sự tiết kiệm không được sử dụng đúng chỗ thì nó có thể trở thành keo kiệt, bủn xỉn. 

Trong chuyện nuôi dạy con cái, nhất là những vấn đề như ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển của trẻ, bố mẹ hoặc người lớn, ông bà cần phải chi tiêu thoáng hơn để mang đến nguồn cung cấp và hỗ trợ tăng trưởng tốt nhất cho con. 

Liên quan đến bệnh thiếu máu ở trẻ em, thiếu dinh dưỡng từ việc ăn uống không đủ chất, đặc biệt là chất sắt sẽ khiến trẻ rất dễ rơi vào hoàn cảnh này. 

Có một số biểu hiện mà cha mẹ có thể quan sát để nhận biết xem con mình có đang bị thiếu máu hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

- Mệt mỏi và suy giảm năng lượng: Trẻ có thể trở nên mệt mỏi và sức lực yếu hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Con có biểu hiện ít hoạt động, hạn chế chơi đùa và thường uể oải, ngủ nhiều.

- Da nhợt nhạt: Màu da của con có thể trở nên nhợt nhạt, thậm chí là xanh xao. Đặc điểm này xuất hiện do trẻ bị giảm số lượng hồng cầu hoặc chất sắt trong cơ thể.

- Mắt mờ và mệt mỏi: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, cảm thấy mắt bị mờ hoặc mệt mỏi nhanh chóng.

- Hô hấp nhanh: Trẻ bị thiếu máu có thể hô hấp nhanh hơn dù không tham gia vào hoạt động vận động mạnh nào cả.

- Chậm phát triển: Nếu trẻ bị thiếu máu trong thời gian dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần và thể chất của trẻ. Trẻ phát triển chậm trong việc nói, đi, hoặc hoàn thiện các kỹ năng khác.

- Chứng rối loạn học tập: Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong việc học tập của trẻ, làm giảm hiệu suất và khả năng tư duy.

- Sự suy yếu của hệ miễn dịch: Thiếu máu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cho trẻ dễ bị ốm hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng, hơn nữa còn rất lâu phục hồi sau khi bị bệnh.

Để khắc phục tình trạng sức khỏe cho trẻ bị thiếu máu, có một số biện pháp mà bố mẹ nên làm:

- Tư vấn và kiểm tra y tế: Đầu tiên, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xác định nguyên nhân gây thiếu máu. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp.

- Bổ sung chất sắt trong khẩu phần ăn: Bố mẹ nên cung cấp cho con một chế độ ăn giàu chất sắt. Các nguồn thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò, gan, lòng đỏ trứng, hạt, đậu, lưỡi heo, rau xanh, lá đậu, sữa và sản phẩm từ sữa. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu thêm về cách cung cấp chất sắt cho trẻ một cách đầy đủ và hợp lý nhất.

- Kết hợp với các nguồn vitamin C: Vitamin C giúp cải thiện hấp thụ chất sắt. Bố mẹ nên đảm bảo trẻ được tiêu thụ đủ vitamin C thông qua các nguồn thực phẩm như cam, dứa, kiwi, dưa hấu, và các loại rau có chứa vitamin C.

- Sử dụng thực phẩm bổ sung chất sắt: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt dưới dạng viên hoặc nước nhằm cung cấp đủ lượng chất sắt dung nạp vào trong cơ thể trẻ, giảm thiểu tình trạng con bị thiếu máu.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm