Con đi mẫu giáo không ngủ trưa, tác hại rõ rệt, 3 bước rèn thói quen ngủ trưa cho bé

Chi Chi - Ngày 10/07/2020 14:30 PM (GMT+7)

Cô phản hồi rằng con chị không chịu ngủ trưa trong khi những bạn học khác thì ngủ rất ngon.

Rất nhiều chuyên gia sức khỏe trẻ em lên tiếng về tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, để rèn cho trẻ thói quen thích ngủ trưa không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, một số bộ phận các bậc phụ huynh cũng đưa ra ý kiến trẻ mẫu giáo không cần phải ngủ trưa, lý do là trẻ ở độ tuổi này rất năng động và không có khái niệm về giấc ngủ trưa. Trẻ thích chơi nhiều hơn là đi ngủ, đặc biệt là khi bé có bạn chơi cùng.

Chị Xiaoliang (Quảng Tây, Trung Quốc) gần đây nhận được lời than phiền từ phía cô giáo mẫu giáo của con trai. Cô phản hồi rằng con chị không chịu ngủ trưa trong khi những bạn học khác thì ngủ rất ngon. Việc này vừa không tốt cho sức khỏe của bé mà còn làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Mẹ và cô giáo cần đồng hành trong việc giúp con thích nghi và thích việc ngủ trưa.

Con đi mẫu giáo không ngủ trưa, tác hại rõ rệt, 3 bước rèn thói quen ngủ trưa cho bé - 1

Trên thực tế, theo phân tích từ các bác sĩ nhi khoa, giờ nghỉ trưa giúp não và cơ thể trẻ được thư giãn. Khi trẻ ngủ vào buổi trưa, bộ não có thể được tăng cường khả năng ghi nhớ và trẻ luôn tràn đầy năng lượng. Trẻ em khi đi học mẫu giáo được giáo dục nhiều thứ khác nhau. Vào thời điểm này, khả năng hiểu của bé giảm đi, thay vào đó là khả năng ghi nhớ. Vì vậy nếu trẻ chịu ngủ trưa, trẻ sẽ học hành tốt hơn.

Ngoài ra, giấc ngủ trưa có lợi cho sự phục hồi năng lượng và thể lực của trẻ, đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển bình thường ở một đứa trẻ. Đứa trẻ không được ngủ trưa về lâu dài sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, một giấc ngủ trưa ngắn vẫn sẽ có lợi nhiều hơn về mặt sức khỏe cho bé. Để rèn luyện thói quen ngủ trưa cho các con, cha mẹ nên:

1. Thực hiện cùng con

Nếu cha mẹ bắt ép con ngủ trưa nhưng chính bản thân mình lại không ngủ thì bé cũng sẽ không có ý thức phải ngủ trưa.

Giờ ngủ trưa thường nên bắt đầu từ sau bữa trưa nửa giờ, cha mẹ hướng dẫn bé đi ngủ, từ từ thích nghi với nhịp nghỉ trưa này. Có thể cha mẹ sẽ gặp phải những phản kháng của bé nhưng rồi khi cha mẹ thực hiện cùng con, trẻ sẽ sớm phát triển được thói quen này. Đương nhiên khi đi học mẫu giáo, chu kỳ đồng hồ sinh học ngủ trưa của bé cũng sẽ được thiết lập.

2. Chuẩn bị trước khi đi ngủ

Nhiều trẻ thường không ngủ được vào buổi trưa đơn giản là thiếu đi một nghi thức chuẩn bị trước khi đi ngủ.

Vì thế, trước khi bé ngủ, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ có tâm trạng bình tĩnh, vui vẻ. Nếu con nói rằng mình khó ngủ, cha mẹ có thể thì thầm, giao tiếp với trẻ một lúc rồi từ từ đưa bé chìm sâu vào trong giấc ngủ.

Con đi mẫu giáo không ngủ trưa, tác hại rõ rệt, 3 bước rèn thói quen ngủ trưa cho bé - 2

3. Tạo môi trường ngủ trưa tốt

Giấc ngủ trưa cũng đòi hỏi ánh sáng môi trường xung quanh phải ở mức độ thấp, khung cảnh yên tĩnh và tông màu ấm. Bố mẹ làm tối không gian trong phòng ngủ của trẻ bằng cách kéo rèm cửa khi trẻ đi ngủ để đảm bảo trẻ chìm vào giấc ngủ được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nhiều bé thường quên mất thói quen ngủ trưa vào cuối tuần nên cha mẹ cần giám sát điều này và cũng phải thực hiện như những ngày trong tuần để dễ dàng hình thành thói quen liền mạch hơn.

Sự khác biệt quá lớn giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa mà cha mẹ không biết
Thói quen ngủ trưa của trẻ không đơn giản chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi mà còn tác động rất nhiều đến trí nhớ và khả năng miễn dịch của trẻ.
Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé