Ngồi soạn sách vở cho con gái chuẩn bị bước vào lớp 1, Vân Trang không tránh khỏi những cảm xúc khó tả, hồi hộp xen lẫn lo lắng.
Ngày 5/9 tới đây hàng triệu học sinh tiểu học trên cả nước sẽ chính thức bước vào năm học mới 2022 - 2023. Trong đó có không ít những em bé học sinh lớp 1 mới bắt đầu bỡ ngỡ ở ngưỡng cửa đầu tiên của lứa tuổi tiểu học. Chính vì thế, để trẻ có hành trang tốt nhất, không bị lạ lẫm trường lớp bạn bè, nhiều trường học đã bắt đầu đón học sinh lớp 1 tới trường để các bé có 2 tuần đầu làm quen với mọi thứ.
Con gái diễn viên Vân Trang và chồng đại gia Hữu Quân năm nay lên 6 tuổi cũng bắt đầu bước vào lớp 1 - lớp đầu tiên của khối tiểu học. Tối ngày hôm qua, bà mẹ 3 con ngồi soạn đồ đạc, sách vở cho con gái Nì để sáng thứ 2 bé đến trường.
Vân Trang đã có quá nhiều sự hồi hộp, lo lắng. Thậm chí còn lo lắng nhiều hơn nữa khi con gái vẫn còn quá ngây thơ và vô tư.
"Nì, Nì biết dán nhãn là gì không?
Dạ biết chứ mẹ, là Sticker !
- Cô gái ngày mai vào lớp 1 cho hay
Cổ đi học mà tui nôn, không ngủ được, ngồi bao tập đến giữa khuya, chuẩn bị cặp vở cho cổ, mà nỡ nào cổ ngủ vô tư... Hồi đó tui đi học lớp 1 chắc má tui không có nôn vầy đâu, tại gửi vô ngồi chơi thôi mà do thiếu tới 2 tuổi, bị bỏ lăn lóc năm lớp 1 mà tui vẫn học được... rồi cuộc đời từ đó cái gì cũng tới sớm hơn 2 năm. Giờ đây, tui lo cho cổ quá không biết cổ học hành ra sao nữa!!!" - Vân Trang viết.
Được biết, con gái lớn Vân trang - bé Nì có tên thật là Queenie năm nay 6 tuổi. Cô nhóc sở hữu gương mặt bầu bĩnh giống mẹ và ánh mắt, sống mũi cao giống bố. Diện mạo xinh xắn, đáng yêu của bé Nì luôn nhận về những lời khen ngợi không ngớt của mọi người mỗi khi cô bé xuất hiện.
Chia sẻ về con gái đầu lòng, Vân Trang nhận xét Queenie ngoan ngoãn, lanh lợi, yêu ca hát. 6 tuổi, lứa tuổi mà Nì vẫn cần rất nhiều sự quan tâm của bố mẹ. Thậm chí nhiều em bé còn luôn có cảm giác độc chiếm sự yêu thương của bố mẹ nhưng Nì đã có thêm em, thậm chí 1 lúc 2 em bé gái. Thế nhưng theo Vân Trang, Nì lại rất ra dáng làm chị và khéo léo biết cách chơi với em, dỗ em để bố mẹ yên lòng.
"Nì là một cô bé dạt dào tình cảm, nhắc mẹ phải thương hai em cho đều. Khi mẹ mang thai, con thường hôn bụng mẹ hai cái, là cho cả hai em. Lúc hai em về nhà, Nì hứng khởi, khen em dễ thương và xin hôn, nựng em. Mỗi lần em khóc, biết mẹ và bà đang bận, bé Nì cầm hai tay hai em, dỗ em nín ngay".
Ở nhà, nữ diễn viên thường tổ chức các hoạt động như đọc chữ, lắp ráp tranh ảnh, giúp con gái phát triển tư duy và sự nhạy bén trước khi bắt đầu bước vào lớp 1. Do đó nhiều người tin rằng Nì sẽ nhanh chóng bắt quen trường lớp và phát triển trí thông minh rất tốt khi bước vào "sự nghiệp" học hành.
Vợ chồng Vân Trang mới cho con gái đi du lịch cùng các em và gia đình Huỳnh Đông - Ái Châu để bé có một năm học mới thật vui vẻ.
Nì được chú ý trong các nhóc tỳ vì là em bé xinh xắn, đáng yêu và rất thông minh.
Chuẩn bị cho con vào lớp 1, mẹ phải làm gì? Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý và cảm xúc cho con Yếu tố về tâm lý và cảm xúc là điều quan trọng đầu tiên mà cha mẹ cần phải chú ý trước khi chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1. Nếu như ngày tư những ngày đầu tiên, bé đã được bố mẹ dạy các kỹ năng, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng về việc làm quen giáo viên hoặc giáo viên, phụ huynh tạo được hứng thú cho bé để bé cảm thấy hào hứng tìm hiểu thì bé sẽ thấy việc đi học rất nhẹ nhàng, thú vị. Tuy nhiên, ngược lại, nếu như bé không được chuẩn bị và ngay khi vừa được chuyển tiếp lên lớp 1, bé bị "ném thẳng" ngồi trong lớp và phải làm quen với các bạn mới, cô giáo mới thì các con rất dễ bị sốc, áp lực, sợ hãi khi đi học. Do vậy, muốn tạo cho con tâm lý thoải mái, cha mẹ hãy cho con làm quen dần với mô hình hoạt động của lớp 1 như cho con đi tham quan trường tiểu học, kể cho con nghe những câu chuyện về trường học và những việc làm sau khi con đến trường, giờ chơi của con sẽ ít lại vì cô giáo giao bài tập về nhà làm... Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên hăm dọa bé hoặc kể cho bé những điều quá nặng nề, trách nhiệm học tập lớn lao để khiến cho bé bị sợ hãi. Thay vào đó, hãy dạy con kỹ năng được nói ra những cảm xúc của mình như các nhìn nhận người xung quanh, nhìn nhận cảm xúc của chính mình, cách gọi tên bạn để giúp bé có thể làm chủ được cảm xúc hay đồng cảm cùng với người khác. Một vấn đề đáng phải lưu tâm khi chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho bé đó là vấn đề phân biệt giàu nghèo, thầy cô thiên vị, phân chia bè nhóm hay bạo lực học đường... Nếu như không được quan tâm, hóa giải, các bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học tại trường. Chuẩn bị phụ kiện, tư trang cho con Các bậc phụ huynh cần phải cố gắng mua sắm cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đầy đủ các tư trang, dụng cụ học tập như cặp sách, vở, quần áo, giày mũ, bút chì, thước kẻ, bảng... Tất cả đều phải sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp, nếu có điều kiện thì tốt nhất nên sắm mới và nếu có thể hơn nữa hãy cho các bé tự chọn màu sắc, mẫu mã cho riêng mình. Phụ huynh hãy đưa trẻ tới trường vào ngày đầu tiên đến lớp Không chỉ có trẻ em thời nay mà ngay nhiều phụ huynh cũng công nhận rằng, ngày đầu tiên đi học luôn là một kỉ niệm đi cùng suốt cuộc đời. Bởi thế, đó luôn là ngày đẹp đẽ, thiêng liêng nhất đối với một học sinh lớp 1. Cha mẹ hãy đưa con đến trường, tuyệt đối không được để trẻ đến trường mà thiếu đi người thân bên cạnh. Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con vào lớp 1 Không nên cho trẻ vào lớp 1 khi chưa đúng tuổi Có thể nói là việc cho trẻ vào lớp 1 khi bé chưa tròn 6 tuổi sẽ là việc làm không nên. Bởi khi chưa đủ 6 tuổi, những yếu tố về tâm lý, kỹ năng, thể lực hay ngôn ngữ...cũng chưa kịp chuẩn bị và đáp ứng các yêu cầu như vận động, học tập, sinh hoạt, giao tiếp. Đáng tiếc, vẫn còn rất nhiều phụ huynh ép con vào lớp 1 khi chưa đến tuổi, gây không ít khó khăn cho học sinh và giáo viên dạy học. Không nên vì bệnh thành tích mà ép con học quá nhiều Dạy con học trước các bài học trong chương trình, sách giáo khoa của lớp 1 là điều rất không nên. Không ít phụ huynh đã nôn nóng, lo lắng mà cho con học trước cả tháng, cả năm như đánh vần, kể chuyện, làm toán, tập viết...theo sách giáo khoa của lớp 1, thậm chí cả những tài liệu tham khảo, nâng cao. Cha mẹ cần phải biết rằng, khi học nhiều trẻ sẽ cảm thấy rất nhàm chán, không còn hứng thú, sáng tạo, không chịu tập trung nếu các bé được học những bài đầu tiên mà cảm thấy không có gì mới mẻ. |