Đứa trẻ 7 tuổi đêm nào cũng ngủ với mẹ nhưng sáng ra lại nói người ấy "không phải mẹ"

Chi Chi - Ngày 30/04/2024 14:30 PM (GMT+7)

Trong khi con trai vừa khóc vừa nói người ngủ cùng với cậu đêm qua không phải mẹ, người mẹ không biết phải trả lời sao.

Trẻ nhỏ thường rất thích được ngủ với bố mẹ, đặc biệt con gái thích ngủ với bố và con trai mong được ngủ với mẹ cả đời. Tuy nhiên vấn đề này cần được phân định và chấm dứt khi các con lớn dần để hình thành nhiều thói quen tốt cho con. Một bà mẹ ở Trung Quốc cũng đã suy nghĩ đến vấn đề này nên quyết định thực hiện nghiêm túc khi con trai lên 7 tuổi. Tuy nhiên không ngờ mọi thứ đã bị vỡ lở khi con trai phát hiện.

Cụ thể, người mẹ này đăng tải một đoạn clip lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của mọi người. Trong video, cậu con trai 7 tuổi vừa khóc vừa nói rằng "Mẹ có phải mẹ ruột của con không vậy?", "Người ấy không phải là mẹ".

Đứa trẻ 7 tuổi đêm nào cũng ngủ với mẹ nhưng sáng ra lại nói người ấy amp;#34;không phải mẹamp;#34; - 1

Cậu bé khẳng định đêm qua mẹ đã không ngủ với mình.

Cậu bé khẳng định đêm qua mẹ đã không ngủ với mình.

Hóa ra câu chuyện là cậu bé này đêm nào cũng được bắt đầu lên giường ngủ chung với mẹ. Tuy nhiên người mẹ muốn tập cho con trai thói quen ngủ riêng giường dần dần nên khi con trai đã ngủ say, bà lén lút về phòng và nằm sang một chiếc giường khác.

Khi tờ mờ sáng người mẹ lại lẻn sang phòng của con trai để ngủ như chưa hề có chuyện gì. Sau nhiều đêm như vậy, cậu con trai đã phát hiện ra hành vi "lừa dối" của mẹ mình nên đã khóc lóc hỏi "Mẹ có phải mẹ của con không?" và cậu bé khẳng định người ngủ với con đêm qua không phải là mẹ, "Mẹ còn là mẹ không?".

Khi nghe con trai chất vấn, người mẹ không biết nói gì hơn.

Khi đoạn video được chia sẻ, rất nhiều người bật cười trước sự đáng yêu của cậu bé nhưng đồng thời khen ngợi cách làm của người mẹ này. Theo họ, đó cũng là cách họ đã từng làm để từng bước rèn cho con việc ngủ riêng giường.

Thực tế việc cho con ngủ riêng giường quan trọng và cũng khó thực hiện hơn nhiều người vẫn nghĩ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tầm quan trọng của việc cho con ngủ riêng giường

Khi trẻ lên 5 tuổi, trẻ trở nên bạo dạn, tự lập và có xu hướng chấp nhận ngủ phòng riêng. Nếu thời gian đầu trẻ khó chấp nhận việc ngủ riêng phòng do tính cách, thì bố mẹ không nên ép buộc trẻ.

Bố mẹ có thể cùng trẻ vượt qua những rào cản tâm lý như ở cùng con trước khi đi ngủ và rời đi sau khi con đã ngủ say, nếu con sợ bóng tối hãy bật đèn và tắt sau khi con ngủ quên. Trong hoàn cảnh bình thường, trẻ có thể ngủ độc lập miễn là kiên trì.

Khi trẻ đến tuổi tiểu học và bước vào giai đoạn nụ sinh dục, bắt đầu hiểu rằng bé trai và bé gái khác nhau, và đây là giai đoạn phát triển đặc biệt về giới tính và tâm lý. Nếu không nắm bắt đúng giai đoạn này sẽ dễ bị trì trệ tâm lý, trường hợp nặng có thể dẫn đến một số vấn đề tâm lý khi trưởng thành như rối loạn nhân cách, rối loạn khả năng thích ứng, khó khăn trong giao tiếp giữa các cá nhân...

Vì vậy, lúc này, bố mẹ nên cho con làm quen với việc ngủ phòng riêng, đồng thời nên hướng dẫn con hiểu rõ sự khác biệt giữa người khác giới và cơ thể của chính mình. Nếu trẻ tiếp tục ngủ chung với bố mẹ sẽ không có lợi cho sự hiểu biết của trẻ về khác biệt giới tính.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy cha mẹ nên làm gì để tập cho con ngủ riêng hiệu quả?

Khi đến một độ tuổi nhất định, việc cho trẻ ngủ riêng là điều cần thiết, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Trước khi cho trẻ ngủ riêng, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý và giáo dục trẻ rằng khi đến độ tuổi nhất định, việc trẻ ngủ riêng là điều cần thiết. Việc giải thích cho trẻ hiểu chế độ ngủ mới có thể đem lại hiệu quả tích cực. 

Hãy theo dõi biểu đồ quan sát hành vi của trẻ và kiên trì theo dõi quá trình thực hành của trẻ, đảm bảo trẻ hiểu và thực hành đúng những quy định phải tuân theo. Muốn trẻ ngủ riêng hiệu quả, bậc cha mẹ cần cho trẻ thực hiện thói quen ngủ đã đặt ra. 

Chuẩn bị phòng ngủ cho con

Một điều quan trọng là cha mẹ nên chuẩn bị không gian ngủ riêng cho con. Hãy để trẻ cùng lựa chọn và trang trí phòng riêng theo ý thích: sơn tường, treo ảnh bé hay đơn giản là trang trí những hình dán giường riêng ngộ nghĩnh... Điều này vừa giúp cho cha mẹ và bé gần gũi lại vừa làm bé thấy yêu thích căn phòng hơn.

Khi chuẩn bị phòng ngủ cho con, cha mẹ cũng nên chú ý tạo một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ tránh để quá nhiều thiết bị điện tử. Nếu trẻ sợ bóng tối, hãy để một chiếc đèn ngủ nhỏ trong phòng, ánh sáng nhẹ nhàng sẽ khiến trẻ an tâm và ngủ ngon hơn.

Thấu hiểu nỗi sợ và nỗi lo lắng của con

Nỗi lo lắng của trẻ có thể là sự sợ cô đơn, âm thanh ồn ào, hoặc những cơn ác mộng. Hãy tìm hiểu kỹ điều con đang mắc phải là gì và dần trấn an trẻ rằng mọi chuyện đều sẽ ổn thôi.

Trong trường hợp con sợ những con quái vật, mẹ có thể lựa chọn một trong hai cách sau. Một số cha mẹ chọc cười con bằng cách tạo ra những câu thần chú xua đuổi con quái vật đó đi. Những gia đình khác lại giải thích cho con rằng không có con quái vật nào tồn tại cả. Nhắc nhở trẻ rằng, con đang ở nhà, và cha mẹ sẽ luôn bảo vệ con.

Tạo thêm sự thoải mái và yêu thương

Nếu cố gắng giành thêm nhiều thời gian và ôm con vào lòng mỗi tối chắc chắn rằng trẻ sẽ muốn như vậy mãi suốt đêm. 

Khi chuyển con vào phòng riêng, trước khi ngủ hoặc trong ngày, hãy cho con một khoảng thời gian để trẻ cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ như ôm hoặc hôn.

Khen ngợi và động viên trẻ

Hãy khen ngợi hoặc động viên nếu trẻ tuân thủ thói quen ngủ riêng, nếu con không thực hiện tốt, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng rằng, hôm nay là một ngày mới và con có thể cố gắng để trở thành một “đứa trẻ trưởng thành”. 

Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, hãy khen thưởng và thưởng cho con những hình dán, hoặc phần quà động viên.

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé